Trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng thường gặp, theo một thống kê, có tới hơn 60% trẻ em gặp tình trạng này. Theo các chuyên gia y khoa, tiếng sôi bụng mà cha mẹ nghe thấy được thực chất không phải bắt nguồn từ dạ dày mà là âm thanh từ các […]

Đã cập nhật 12 tháng 4 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng
  1. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng thường gặp, theo một thống kê, có tới hơn 60% trẻ em gặp tình trạng này. Theo các chuyên gia y khoa, tiếng sôi bụng mà cha mẹ nghe thấy được thực chất không phải bắt nguồn từ dạ dày mà là âm thanh từ các cơ quan thấp hơn của hệ tiêu hóa như ruột non và ruột già. Sôi bụng ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, thậm chí lâu hơn. Tuy không phải là dấu hiệu đáng ngại nhưng sôi bụng cũng có thể khiến cho trẻ khó chịu. Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Đâu là cách chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh?

    Sau đây là tổng hợp các câu hỏi thắc mắc của mẹ khi trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị sôi bụng được các chuyên gia VNCare tư vấn

    Bé sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao?

    Hỏi

    Bé nhà cháu 1 tháng tuổi hay bị sôi bụng, cả lúc vừa ăn xong.cho cháu hỏi như vậy là bé bị làm sao ạ?

    Chuyên Gia trả lời:

    Chào bạn,
    Bé bị sôi bụng có thể là biểu hiện của tình trạng khó tiêu. Để khắc phục tình trạng này bạn cần chú ý các điểm sau:
    1. Nên có gắng cho bé bú mẹ hoàn toàn, không nên cho bú bình vì bú sữa công thức khó tiêu hơn sữa mẹ. Khi cho bú mẹ, bạn cũng chú ý ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu, uống nhiều nước 2-3lít/ ngày nhé!
    2. Cho bé bú vửa bụng, không nên bú quá no.
    3. Ợ hơi sau bú, sau khi nghe tiếng ợ hơi mới cho bé nằm xuống, kê cao đầu và vai nhé!

    Thân ái!

    Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?

    Hỏi

    Chào bác sĩ, bé nhà em đc 15 ngày tuổi, mấy hôm nay bé hay bị sôi bụng và bụng căng trướng, ọc sữa dù khi bú xong đã cho ợ hơi( bé bú sữa mẹ ). Vậy xin hỏi bác sĩ nguyên nhân là gì và cách khắc phục.

    Chuyên Gia trả lời:

    Chào bạn!
    Bé nhà bạn trong độ tuổi sơ sinh và các triệu chứng trên gợi ý Rối loạn tiêu hóa/ Trào ngược dạ dày thực quản hoặc Nhiễm trùng tiêu hóa. Bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ Chuyên Khoa Nhi ngay bạn nhé vì bé rất nhỏ (độ tuổi sơ sinh) nên cần được đánh giá chính xác và điều trị kịp thời bạn nhé.

    Chào thân ái!

    Bé bị sôi bụng, xì hơi kéo dài

    Hỏi

    Bé em 4 tháng tuổi nhưng bé đi tiêu 3, 4 lần mỗi ngày, hay bị sôi bụng, xì hơi từ sau sanh đến giờ. Bé bú mẹ hoàn toàn. Vậy bé có yếu đường ruột không bác sĩ?

    Chuyên gia trả lời

    Việc bé bú mẹ hoàn toàn sẽ làm cho bé hơi nhuận trường 1 tý, nghĩa là bé sẽ có hiện tượng tiêu lỏng nhiều lần trong ngày, phân hoa cà hoa cải. Đây là hiện tượng bình thường nên bạn không cần lo lắng nhé!
    Việc bé đánh rắm thường xuyên có thể do nhiều nguyên nhân:
    1. Mẹ ăn thức ăn khó tiêu sẽ làm bé khó tiêu khi bú mẹ: bạn cần tránh các thức ăn như: trà, cà phê, coca, các loại hạt, súp lơ và các sản phẩm từ sữa
    2. Bé bú sữa sữa đầu quá nhanh (sữa đầu chứa nhiều lactose) và nuốt hơi. Bạn có thể nặn bỏ bớt sữa đầu, cho bé ợ hơi tốt sau bú mẹ.
    Thân ái!

    Vì sao bé sơ sinh bị sôi bụng hay ọc sữa

    Hỏi
    Chào bác sĩ, bé nhà em đc 3 tuần và đang bú sữa mẹ. Khi cho bé bú em có thể cảm nhận đc bụng bé sôi ùng ục, cho em hỏi nguyên nhân là do đâu ? Em có xức dầu vào bụng bé cho ấm bụng nhưng vẫn không khỏi. Và sau khi bé bú xong, em có bế bé đứng lên, vỗ lưng bé cho bé ợ rồi sau đó mới cho bé nằm xuống..nhưng bé vẫn bị ọc sữa. Giờ em phải làm sao?

    Chuyên gia trả lời:

    Chào bạn!
    Không biết bé nhà bạn đi tiêu bao nhiêu lần/ ngày, có háo bú không, ọc sữa lượng ít hay lượng nhiều. Nếu bé đi tiêu bình thường, rất háo bú và ọc sữa lượng ít thì có nhiều khả năng bé bị trào ngược dạ dày thực quản nhẹ. Bạn hãy giúp bé:
    – Chia sữa nhiều cử nhỏ hơn, bú nhiều lần hơn
    – Khi bú nằm đầu cao
    – Phơi nắng sáng cho bé, trước 9h, cho cơ thể bé tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng
    Và khi bé ọc, bạn đừng quên nghiêng đầu bé sang 1 bên cho ọc và chờ cho bé ọc hết để tránh tình trạng sặc sữa bạn nhé!
    Nếu bé tiêu nhiều lần, bú kém, hoặc ọc sữa lượng nhiều thì bạn phải cho bé đi khám Chuyên Khoa Nhi để điều trị thuốc phù hợp. 
    Chào thân ái!

    Phòng ngừa bé sơ sinh bị sôi bụng

    Khi bé bị sôi bụng và đi ngoài, hệ tiêu hóa mất cân bằng khiến chức năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn bị giảm. Bé sẽ bị sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển.

    Chính vì vậy, mẹ cần biết những cách phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho bé. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa cũng như cách chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo:

    • Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu sữa mẹ hạn chế, cần chú ý ăn uống những loại thực phẩm để có nhiều sữa. Mẹ có thể cho bé bú nhiều lần trong ngày để dễ no hơn.
    • Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú phải dùng sữa ngoài. Bạn cần tìm hiểu kỹ các loại sữa, cách pha chế cũng như giữ vệ sinh dụng cụ pha chế sữa cho bé.
    • Thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ phải cân bằng, không chứa nhiều dầu mỡ, chua, nóng… Chị em bổ sung thêm các thực phẩm có tính mát, giàu chất xơ.
    • Khi cho bé bú, mẹ nên chú ý xoa bụng, vỗ lưng, lắc nhẹ người cho bé ợ để tránh sôi bụng.

    Theo Hellomotherhood, việc nghe những âm thanh phát ra từ bụng bé chứng tỏ hệ tiêu hoá của bé đang hoạt động và điều này vẫn tốt hơn là không nghe bất kỳ âm thanh nào. Vì thế, mẹ đừng quá lo lắng khi bé bị sôi bụng mà hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ hay chuyên gia và xử lý phù hợp nhé.

    Nguồn: Huggies

Tags: