Trẻ sơ sinh bị khò khè: Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng xử lý

Thông thường tình trạng thở khò khè ở trẻ là do sự tắc nghẽn ở đường hô hấp dưới. Những bé dưới 2 tuổi thường gặp hiện tượng này vì kích thước của phế quản còn nhỏ, dễ bị co thắt, tăng nguy cơ tiết dịch và tắc nghẽn. Vậy việc trẻ sơ sinh bị […]

Đã cập nhật 12 tháng 4 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Trẻ sơ sinh bị khò khè: Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng xử lý
  1. Thông thường tình trạng thở khò khè ở trẻ là do sự tắc nghẽn ở đường hô hấp dưới. Những bé dưới 2 tuổi thường gặp hiện tượng này vì kích thước của phế quản còn nhỏ, dễ bị co thắt, tăng nguy cơ tiết dịch và tắc nghẽn. Vậy việc trẻ sơ sinh bị khò khè có nguy hiểm không? Các bậc phụ huynh nên làm gì khi bé nhà mình thở khò khè. Bài viết dưới đây của VNCare sẽ giúp bố mẹ tìm ra câu trả lời.

    Trẻ sơ sinh bị khò khè là gì ?

    Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Đặc biệt, khò khè hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản có kích thước còn nhỏ, lại dễ bị co thắt, phù nề ,tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 – 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).

    Cách mẹ nhận biết trẻ sơ sinh bị khò khè

    Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy). Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức. Khi bé thở khò khè thường kèm theo tiếng rít. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tiếng khò khè của trẻ quá nhỏ, thậm chí không nghe được bằng tai, đòi hỏi bác sĩ phải sử dụng ống nghe thì mới có thể phát hiện được.
    Đồng thời, bố mẹ cũng nên học cách phân biệt tiếng khò khè với tiếng thở do ngạt mũi bởi hai tình trạng này có biểu hiện khá giống nhau. Từ đó, bố mẹ có thể tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị đúng đắn cho bé. Điểm khác biệt đó là khi bé bị nghẹt mũi thì tiếng thở sẽ nhẹ và êm hơn tiếng bị khò khè. Đối với nghẹt mũi thì bố mẹ có thể nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý để làm thông thoáng mũi cho bé. Sau khi đỡ nghẹt mũi thì tiếng thở của bé sẽ êm hơn.

    Nguyên nhân có thể làm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị thở khò khè

    • Dị ứng: Các chứng dị ứng có thể khiến cơ thể bé tiết ra một số chất, chính các chất này gây ra sự co thắt các khí phế quản, là nguyên nhân gây khiến cho trẻ sơ sinh bị khò khè, vì vậy khi bé của mẹ tiếp xúc với một trong số các chất gây ô nhiễm không khí hoặc thử một loại thức ăn mới,… dị ứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, dị ứng thường không phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.
    • Viêm tiểu phế quản: Là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới có thể xảy ra, đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh trong những tháng mùa đông. Viêm tiểu phế quản  thường do virus gây ra. Viêm tiểu phế quản thường có các triệu chứng ban đầu tương tự như cảm lạnh thông thường, nhưng sau đó bé sẽ có ho, thở khò khè và đôi khi khó thở và cần phải nằm viện.
    • Hen suyễn: Đôi khi trẻ sơ sinh bị khò khè là dấu chỉ báo hen. Điều này có thể xảy ra nhiều hơn nếu bố mẹ của bé hút thuốc lá hoặc có tiền sử hen suyễn, hoặc nếu mẹ bé hút thuốc khi đang mang thai bé. Khò khè không có nghĩa là bé bị hen, nhưng nếu bé có những cơn thở khò khè liên tục, bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm chẩn đoán. Bác sĩ thường hay chẩn đoán viêm phế quản dạng hen và có thể khuyên dùng thuốc hen để xem tình trạng của bé có cải thiện hay không.
    • Những nguyên nhân khác: hiếm gặp hơn, trẻ sơ sinh bị khò khè có thể cho biết sự hiện diện của một bệnh mãn tính hoặc bẩm sinh, như xơ nang (cystic fibrosis). Viêm phổi hoặc ho gà cũng có thể  làm bé thở khò khè.
    • Mềm sụn thanh quản là một bất thường bẩm sinh của sụn thanh quản là lý do hay gặp làm trẻ sơ sinh bị khò khè, chiếm khoảng 60% các bất thường bẩm sinh của thanh quản. Bệnh gây nên tiếng thở rít trên lâm sàng, bé trai gấp 2 lần bé gái. Nguyên nhân thường gặp là do mềm các cấu trúc thượng thanh môn làm xẹp thanh quản vào trong ở thì hít vào, gây tắc nghẽn đường hô hấp trên. Đặc biệt có mối liên quan giữa mềm sụn thanh quảnvà trào ngược dạ dày thực quản. Hiện vẫn chưa rõ đâu là nguyên nhân đâu là hậu quả, có đến 80-100% bé bị chứng mềm sụn thanh quảncó kèm trào ngược dạ dày thực quản.

    Trẻ thở khò khè có nguy hiểm không?

    Tình trạng thở khò khè ở trẻ có nguy hiểm không sẽ còn phụ thuộc vào âm thanh mà bé phát ra. Bố mẹ phải theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để tìm được nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho con.

    Âm thanh khò khè phát ra như tiếng huýt sáo

    Thông thường, cấu tạo mũi của trẻ có lỗ thông khí nhưng nó khá nhỏ nên chỉ cần một ít dịch nhầy hay gỉ mũi cũng làm cho bé khó thở. Lúc này, lỗ thông khí bị thu hẹp, cản trở không khí ra vào đường thở khiến quá trình hô hấp của trẻ trở nên khó khăn và phát ra những âm thanh y hệt như tiếp huýt sáo. Vì vậy, bố mẹ cần phải vệ sinh khoang mũi thường xuyên cho con để nó được thông thoáng, sạch sẽ và bé cũng dễ hô hấp hơn.

    Âm thanh bé thở ra nghe tiếng khàn khàn

    Tình trạng thở khò khè sẽ nghiêm trọng hơn, nếu trẻ hít thở mà phát ra âm thanh khàn khàn thì chứng tỏ đó là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản. Mặc dù không nguy hiểm nhưng mẹ vẫn nên lưu ý bởi chứng bệnh này sẽ gây phù nề thanh quản, khiến đường dẫn khí bị hẹp đi, hơi thở của trẻ từ đó cũng trở nên nặng nề hơn.

    Bé thở khò khè

    Trẻ con thường xuyên thở khò khè, thở không ra hơi, khó khăn để hít không chỉ đơn giản là tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp mà đó còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác như hen suyễn, viêm phổi hay viêm phế quản. Chưa hết, có một số trường hợp trẻ bị khò khè nguyên nhân còn là do có dị vật mắc kẹt ở đường thở hoặc dị tật bẩm sinh ở phế quản. Những trường hợp này bố mẹ cần phải thường xuyên theo dõi, cho con thăm khám kịp thời để sớm phát hiện bệnh và chữa trị.

    Bé hay thở dốc

    Bé hay thở dốc nhìn thì có vẻ bình thường nhưng đây là tình trạng khá nguy hiểm mà bố mẹ không nên chủ quan. Bởi lẽ việc bé thở nhanh, thở dốc hay thậm chí là bị các triệu chứng như xanh tím mặt mày, ho dai dẳng thì chính là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Bệnh này do các virus, vi khuẩn gây nên bởi sự tích tụ các chất lỏng bên trong phế nang. Nếu bé nhà bạn có xuất hiện những dấu hiệu trên thì hãy đưa bé đến ngay bệnh viện/bác sĩ chuyên môn để được chữa trị kịp thời.

    Bố mẹ nên làm gì khi bé bị thở khò khè

    Nếu nhận thấy bé đã bị khò khè khi thở thì bố mẹ nên bỏ túi những phương pháp chăm sóc con hữu ích sau:Nên sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi rồi hút sạch dịch mũi cho bé. Cách này không những giúp khoang mũi thông thoáng mà còn giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn tích tụ trong mũi bé. Tuy nhiên, phụ huynh không nên lạm dụng cách này vì có thể làm khô dịch mũi của bé.Đặc biệt, nếu con bạn chỉ mới dưới 3 tháng tuổi mà đã xuất hiện các triệu chứng khó thở, thở khò khè thì phải đưa ngay đến Bệnh Viện điều trị. Vì với lứa tuổi này thì đó chính là triệu chứng của các bệnh nặng liên quan đến đường hô hấp.Trường hợp, con bị khò khè dai dẳng, mãi không hết, kéo dài đến vài tuần thì chắc chắn không được chủ quan mà phải đưa bé đi khám ngay. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, bố mẹ không được tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,… Bởi lẽ nếu dùng sai thuốc, bé không những không khỏe mà còn có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.Cuối cùng, nếu trong quá trình bị khò khè bé còn kèm thêm các triệu chứng ho, sốt, thở dốc thì phải ngay lập tức đưa con đi thăm khám kịp thời chứ không nên tự điều trị tại nhà nhé.

    Có câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy, trước khi để xảy ra tình trạng bé bị thở khò khè, bố mẹ nên chăm sóc, vệ sinh kỹ lưỡng vùng khoang mũi cũng như bổ sung thêm cho con một số thực phẩm có chứa các loại vitamin, khoáng chất cần thiết như kẽm, crom, selen, các vitamin nhóm B,… Cách này giúp tăng sức đề kháng, đồng thời có thể hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, hen suyễn,…

    Trẻ sơ sinh bị khò khè – Khi nào mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ

    Nếu mẹ nghĩ rằng bé đang thở khò khè, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt. Chẩn đoán chính xác là điều cần thiết để điều trị. Việc điều trị chứng thở khò khè của bé sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu do yếu tố dị ứng, mẹ nên hạn chế hay cắt đứt nguyên nhân gây ra, nếu do nhiễm trùng bác sĩ sẽ điều trị nhiễm trùng, nếu do hen suyễn bác sĩ sẽ kê toa các thuốc giãn phế quản có thể dùng dưới dạng khí dung, dạng xịt hay uống,…

    Một số triệu chứng cấp cứu, cần đưa trẻ đến Bệnh Viện ngay. Nếu bé thở nhanh hoặc nếu làn da của bé đang bị tím tái, nên cho bé đi cấp cứu ngay. Nó có thể chỉ ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc sức khỏe bé có vấn đề nghiêm trọng. Mẹ cũng nên cho bé khám bác sĩ ngay nếu bé có các dấu hiệu:

    • Thở khò khè kèm tiếng rít
    • Cơn ho nặng kéo dài
    • Sốt cao hoặc kéo dài
    • Mất nước: môi khô mắt trũng, vẻ mặt bơ phờ hoặc kích thích, khóc không có nước mắt,…

    Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, trẻ có biểu hiện khò khè kéo dài từ giai đoạn sơ sinh là dấu hiệu cảnh báo các bệnh thường gặp:

    1. Tại đường hô hấp: từ rất nhẹ như viêm mũi, nghẹt đàm … đến nặng như mềm sụn thanh quản, bất thường bẩm sinh đường hô hấp như hẹp khí quản, phế quản…

    2. Ngoài đường hô hấp: trào ngược dạ dày thực quản, tim bẩm sinh, thoát vị hoành, bệnh lý thần kinh cơ…

    Vì bé còn rất nhỏ mà đã có biểu hiện bất thường như vậy nên phụ huynh cần đưa bé đến Bệnh Viện để bác sĩ thăm khám xem có đúng là bé khò khè tắt nghẽn đường hô hấp dưới không và làm các xét nghiệm cũng như chẩn đoán hình ảnh để tìm nguyên nhân.

    Nguồn: Huggies