Sự phát triển của bé 7 tháng tuổi

Thời gian phát triển của trẻ 7 tháng tuổi này có vẻ rất thú vị cho cả hai mẹ con, bởi ngay khi bạn tin rằng mình đã thành công trong việc thiết lập các thói quen sinh hoạt cho em bé của bạn, thì bé lại “giở chứng” xáo tung cả lên. Giờ giấc […]

Đã cập nhật 12 tháng 4 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Sự phát triển của bé 7 tháng tuổi
  1. Thời gian phát triển của trẻ 7 tháng tuổi này có vẻ rất thú vị cho cả hai mẹ con, bởi ngay khi bạn tin rằng mình đã thành công trong việc thiết lập các thói quen sinh hoạt cho em bé của bạn, thì bé lại “giở chứng” xáo tung cả lên. Giờ giấc ngủ thay đổi, bé cứ bám dính lấy bạn, hoặc không chịu ăn những món mà bé yêu thích trước đó.

    Tháng thứ 7 có thể gọi là thời kỳ chuyển tiếp khi mà em bé của bạn có nhiều thay đổi, nhưng cũng không đến mức gây ảnh hưởng xấu. Nhiều lần bé nhìn thấy món đồ chơi yêu thích nhưng không thể tự với lấy được. Điều này làm bé cảm thấy thất vọng và phản ứng lại – đây cũng là những cảm xúc thường xuyên của bé trong những năm tiếp theo. Bé 7 tháng tuổi đã cảm thấy khó chịu khi muốn lấy một thứ gì đó mà không thể với tới. Nhưng bạn đừng vội vàng giúp bé. Hãy để bé đối diện với thử thách để rèn luyện các kỹ năng vận động của mình. Mặc dù có thể bạn cảm thấy hạnh phúc khi được giúp bé, thì về lâu về dài điều này lại không tốt cho bé đâu.

    Chăm sóc bữa ăn và giấc ngủ của trẻ 7 tháng tuổi

    Nếu em bé 7 tháng tuổi của bạn đang bú sữa mẹ, bé có thể sẽ thức dậy ít nhất 1 lần trong đêm để đòi ti sữa. Nhưng khi bắt đầu ăn dặm thì nhiều bé sẽ ngủ trọn giấc suốt đêm. Ngủ là một thói quen mang tính cá nhân hoàn toàn, mỗi bé sẽ có nhu cầu và kiểu cách riêng. Nếu bạn thấy cần phải thay đổi một vài thói quen ngủ của bé, thì bạn hãy tự xem mình có thể đáp ứng được không, và liệu bạn có cần phải luôn ở bên cạnh để ru bé ngủ không. Hãy vào trang web VNCare để biết thêm thông tin cụ thể về việc sắp xếp giấc ngủ của bé.

    Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, về nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ 7 tháng tuổi:

    Trung bình tuổi này bé trai nặng 7,4 – 9kg, bé gái nặng 6,8 – 8,6kg. Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé gồm:

    1. Sữa mẹ hoặc CT2: 900-1000ml chia làm 8 – 10 cữ

    2. Ăn dặm theo nhu cầu, tuổi này sữa vẫn là nguồn năng lượng chính. Nếu bé bú không đủ cũng sẽ dẫn đến tình trạng phân ít, bón. Vitamin D3 cần bổ sung theo nhu cầu của trẻ là 400-600ui/ ngày. Uống quá liều và kéo dài mới gây tác dụng phụ nhé.

    Nguồn: Huggies – Sự phát triển của bé 7 tháng tuổi

Tags: