Có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi? Tẩy giun cho bé đúng cách

Tẩy giun cho trẻ là biện pháp điều trị nhiễm giun sán thường được các mẹ áp dụng một cách phổ biến. Tuy nhiên, trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được? Có nên tẩy giun cho trẻ dưới 1 tuổi hay 2 tuổi không? Đâu là thuốc tẩy giun cho bé an toàn và hiệu quả? Cùng VNCare tìm hiểu […]

Đã cập nhật 12 tháng 4 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi? Tẩy giun cho bé đúng cách
  1. Tẩy giun cho trẻ là biện pháp điều trị nhiễm giun sán thường được các mẹ áp dụng một cách phổ biến. Tuy nhiên, trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được? Có nên tẩy giun cho trẻ dưới 1 tuổi hay 2 tuổi không? Đâu là thuốc tẩy giun cho bé an toàn và hiệu quả? Cùng VNCare tìm hiểu chi tiết các vấn đề này trong bài viết dưới đây các mẹ nhé!

    Có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi?

    Trẻ từ 1 – 7 tuổi là nhóm đối tượng dễ nhiễm giun sán và các loại ký sinh trùng. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc tẩy giun thường được chỉ định cho người trưởng thành và trẻ từ 2 tuổi trở lên. Chính vì vậy mà rất nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên tẩy giun cho trẻ dưới độ tuổi này hay không?

    Trên thực tế, việc tẩy giun là biện pháp cần thiết nhằm tiêu diệt và cải thiện triệu chứng do nhiễm giun sán gây ra. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy, mệt mỏi, táo bón, lười ăn, mất ngủ, bứt rứt,… mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

    Nếu để tình trạng nhiễm giun kéo dài, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, tắc ruột, viêm nhiễm đường tiết niệu,… Vì vậy, với các trường hợp sau, mẹ nên tiến hành tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi:

    • Trẻ biếng ăn, giảm cân, xanh xao, thiếu máu, mất ngủ, suy dinh dưỡng, giảm khả năng tiếp thu,…
    • Nhiễm các loại giun sán nguy hiểm như sán chó, giun đũa chó mèo,…

    Tuy nhiên trước khi tiến hành tẩy giun cho trẻ nhỏ, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khóa để được chẩn đoán bệnh lý mà trẻ gặp phải và chỉ định của các loại thuốc phù hợp. Vậy trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được? Hầu hết việc tẩy giun sớm chỉ được thực hiện cho trẻ trên 1 tuổi, tuyệt đối không tẩy giun cho trẻ dưới độ tuổi này.

    Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tẩy giun định kỳ cho trẻ

    Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hướng dẫn tẩy giun cho bé đúng cách như sau:

    Sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ em gồm albendazole (400 mg) hoặc mebendazole (500 mg) với thời gian là 6 tháng/1 lần được khuyến cáo cho tất cả trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi, trẻ mẫu giáo 1 tuổi 4 tuổi và trẻ em ở độ tuổi đi học 5 tuổi 12 tuổi (ở một số nơi là 14 tuổi) sống ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm của bất kỳ loại giun nào truyền qua đất.

    Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho hay:bac si

    Tại Việt Nam, từ tháng 10/2018, quyết định 6437 của Bộ Y Tế cho phép tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 12 tháng, định kỳ mỗi 6 tháng với các loại thuốc tẩy giun an toàn nêu trên.

    bac si

    Các loại giun và con đường xâm nhập cơ thể trẻ như thế nào?

    Giun là một loại ký sinh trùng, sống chủ yếu trong đường ruột. Dưới đây là một số loại giun phổ biến thường gặp:

    • Giun đũa: Ký sinh ở ruột non. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm đất, nước. Trứng giun tiếp tục qua thức ăn, nước uống,… vào miệng người, đi vào ruột, nở và phát triển thành giun trưởng thành. Biến chứng của giun đũa là gây tắc ruột, áp xe gan, giun chui đường mật.
    • Giun kim: Sống ở ruột non, sau đó sống ở ruột già, giun cái đẻ trứng ở rìa hậu môn, gây ngứa hậu môn. Đường lây truyền trứng giun kim từ hậu môn hậu môn vào miệng qua tay, quần áo. Trứng giun kim vào ruột phát triển thành giun trưởng thành.
    • Giun móc: Ký sinh ở tá tràng, miệng giun bám vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun cái đẻ trứng. Sau đó, trứng theo phân ra ngoài và nở thành ấu trùng. Đường lây nhiễm giun móc là con người đưa ấu trùng giun vào cơ thể qua việc ăn rau sống, tay bẩn đưa lên miệng,…
    • Giun tóc: Ký sinh ở ruột già. Đường lây nhiễm là do ăn phải trứng giun trong thức ăn, nước uống. Trứng giun tóc vào ruột sẽ phát triển thành giun trưởng thành.

    Triệu chứng nhiễm giun ở trẻ em

    Trẻ em bị nhiễm giun thường sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

    • Đau bụng vùng rốn ở trẻ em, bụng ỏng, gầy yếu, trẻ có thể nôn ra giun, ỉa ra giun. Đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần.
    • Khó ngủ, đôi khi đái dầm, hay quấy khóc do ngứa hậu môn vào ban đêm.
    • Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc trong phân.
    • Biếng ăn.
    • Khó chịu, thay đổi trong hoạt động hằng ngày.
    • Bị mẩn đỏ và ngứa quanh vùng âm đạo.
    • Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
    • Có thể có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu hoặc thở khò khè, ho khan.

    Ngoài ra, sau khi thực hiện xét nghiệm tìm trứng giun sẽ thấy có trứng giun trong phân của trẻ. Trong một số trường hợp nhiều giun đũa thì siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh của giun đũa.

    Các loại thuốc tẩy giun cho trẻ

    Đối với trẻ em, chỉ nên bắt đầu tẩy giun định kỳ khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Trong trường hợp trẻ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun sán thì nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát, đến khi đã có bằng chứng chính xác của việc nhiễm giun sán thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ cần bắt đầu tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc tẩy giun, trong đó có các loại thuốc phổ biến sau:

    • Mebendazole: Dùng loại dạng 500 mg. Viên nén vị ngọt trái cây hoặc dung dịch uống có hương giúp trẻ dễ uống càng tốt. Uống một lần duy nhất 500mg/ngày và thường được uống vào buổi sáng. Đối với dạng thuốc hàm lượng 100 mg mỗi viên, cần cho bé uống 2 viên mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, uống trong 3 ngày liên tiếp.
    • Albendazole: Dùng loại viên nén 400 mg. Uống một lần duy nhất 400 mg/ngày và cũng thường được uống vào buổi sáng.
    • Pyrantel : Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén 125 mg và 250 mg, liều dùng là 10 mg cho mỗi kilogram cân nặng. Trẻ uống 1 liều duy nhất

    Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ

    Thuốc tẩy giun có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, nôn, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Nhưng các triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như: phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Hiện nay thuốc có thể được uống trong hoặc ngay sau bữa ăn, không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ. Nhưng thông thường thuốc tẩy giun được sử dụng vào buổi sáng, trước khi ăn.

    Tình trạng nhiễm giun sán hiện nay ở nước ta đang cao ở mức đáng báo động. Do đó, mỗi người cần có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Trước hết, cần loại bỏ ngay những thói quen khiến trẻ dễ nhiễm bệnh, xây dựng một lối sống an toàn, khỏe mạnh.

    Phòng nhiễm giun, sán như thế nào?

    Để hạn chế việc nhiễm giun, sán, mẹ cần dạy cho trẻ 3 lưu ý quan trọng:

    • Thường xuyên rửa tay sạch
    • Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm
    • Luôn đảm bảo đi vệ sinh an toàn

    có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi

    Để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám khi có biểu hiện bất thường. Liên hệ tư vấn với các bác sĩ để có thể tẩy giun cho trẻ đúng cách, mẹ nhé!

    Nguồn: Huggies

Tags: