Sự khác nhau giữa niềng răng hàm trên và niềng răng hàm dưới

Niềng răng hàm trên và hàm dưới khác nhau như thế nào? Quy trình niềng răng hàm trên và hàm dưới ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết! Mục lục 1 1. Những trường hợp có thể niềng răng hàm trên 2 2. Quy trình […]

Đã cập nhật 23 tháng 12 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Sự khác nhau giữa niềng răng hàm trên và niềng răng hàm dưới

Niềng răng hàm trên và hàm dưới khác nhau như thế nào? Quy trình niềng răng hàm trên và hàm dưới ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết!

1. Những trường hợp có thể niềng răng hàm trên

Theo các chuyên gia, niềng răng không chỉ để cải thiện thẩm mỹ, điều chỉnh sự đều đẹp của cung hàm, mà chức năng lớn nhất của niềng răng là điều chỉnh khớp cắn giữa hai hàm sao cho khít sát, hài hòa giúp việc ăn nhai thức ăn ổn định, cải thiện tốt hơn, bảo vệ hệ tiêu hóa và sức khỏe cơ thể dài lâu. 

Những trường hợp có thể niềng răng hàm trên - Ảnh 1
Những trường hợp có thể niềng răng hàm trên

Nếu bạn chỉ muốn niềng răng hàm trên thì vẫn có khả năng thực hiện được, nhưng với điều kiện phải đáp ứng một số yếu tố sau: 

  • Các vấn đề khiếm khuyết của răng như hô, lệch, thưa, móm…chỉ nằm ở hàm trên.
  • Răng hàm dưới của bạn phải tương đối đều đẹp theo tiêu chuẩn đánh giá của nha sĩ. 
  • Tình trạng khiếm khuyết của răng hàm trên phải thuộc mức độ nhẹ, tức là tình trạng răng hô, lệch, thưa, móm,… đơn giản, dễ điều chỉnh thì mới có thể thực hiện chỉ niềng răng hàm trên. 
  • Tình trạng lệch khớp cắn chỉ do hàm trên gây ra. 

2. Quy trình niềng răng hàm trên diễn ra như thế nào?

Niềng răng hàm trên cũng được thực hiện như khi niềng răng 2 hàm. Bạn đều sẽ trải qua các bước thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế như sau:

2.1 Thăm khám, tư vấn

Đây là bước đầu tiên để xác định bạn có thể thực hiện niềng răng hàm trên hay không. Bác sĩ sẽ chụp x quang, tiến hành thăm khám sơ bộ để xác định tình trạng răng miệng.

Quy trình niềng răng hàm trên diễn ra như thế nào? - Ảnh 2
Quy trình niềng răng hàm trên diễn ra như thế nào?

2.2 Lên phác đồ, lấy dấu răng

Sau khi xác định được bạn có thể thực hiện niềng răng hàm trên thì bác sĩ sẽ lên phác đồ chi tiết cho tình trạng răng miệng của bạn.

Tiến hành lấy dấu răng bằng đất sét nha khoa hoặc bằng máy quét 3D. Tùy vào phương pháp thực hiện mà bạn sẽ được áp dụng Công Nghệ lấy dấu răng khác nhau.

2.3 Gắn mắc cài/ Đeo khay niềng

Sau 2 – 3 tuần thiết kế mắc cài bạn sẽ quay trở lại nha khoa để tiến hành gắn mắc cài. Và được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng, ăn uống khoa học.

Gắn mắc cài/ Đeo khay niềng - Ảnh 3
Gắn mắc cài/ Đeo khay niềng

2.4 Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Tiến hành quay trở lại nha khoa tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để có răng dịch chuyển theo đúng dự kiến ban đầu. Với mắc cài kim loại bạn sẽ quay trở lại nha khoa tái khám sau 2 – 3 tuần. Còn với khay trong sau khoảng 4 tuần bạn mới phải tới nha khoa tái khám 1 lần.

2.5 Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Sau khi tháo niềng bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu đeo hàm duy trì. Đây là công đoạn cuối cùng, giúp cho răng bạn được ổn định, duy trì kết quả lâu dài.

3. Sự khác nhau giữa niềng răng hàm trên và niềng răng hàm dưới

Nhìn thì về bản chất niềng răng hàm trên và hàm dưới cũng đều phải dùng kỹ thuật như nhau và hiệu quả của niềng răng như thế nào sẽ phụ thuộc vào loại mắc cài được lựa chọn, mức độ khấp khểnh của răng và các kỹ thuật nha khoa. Tuy nhiên, nếu xét cặn kẽ thì vị trí hàm trên và hàm dưới cũng sẽ mang đến những điểm khác biệt trong niềng răng hàm trên và hàm dưới.

Sự khác nhau giữa niềng răng hàm trên và niềng răng hàm dưới - Ảnh 4
Sự khác nhau giữa niềng răng hàm trên và niềng răng hàm dưới

Thông thường khi điều chỉnh mắc cài ở hàm trên sẽ hạn chế nhiều hơn so với hàm dưới. Khi có những sai lệch hay sự cố xảy ra như bung tuột mắc cài cũng như khi có nhu cầu tăng lực với những chiếc răng nằm sâu phía trong hàm trên, bác sĩ sẽ gặp nhiều cản trở hơn và phải khéo léo hơn.

Có một điều cần lưu ý là không phải ai cũng áp dụng niềng răng hàm trên được. Thông thường khi niềng răng, bạn sẽ phải tiến hành niềng răng trên cả hai hàm. Chỉ khi nào thỏa mãn yêu cầu một trong hai hàm có tỷ lệ chuẩn và được tính toán là sẽ tạo với hàm còn lại sau niềng sự hài hòa tương đối thì bạn mới được chỉ định niềng răng trên 1 hàm. Muốn xác định được điều này, bạn phải trải qua thăm khám và khảo sát kỹ bằng các biện pháp chuyên sâu và do bác sĩ thực hiện.

Ở bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp các thông tin liên quan đến niềng răng hàm trên và so sánh sự khác nhau giữa niềng răng dưới và trên. Đừng quên theo dõi website để cập nhật các tin tức về niềng răng khác. 

http://test.sozapag.ru/forum/user/170612/
http://www.conejousd.org/sequoia/User-Profile/userId/139172

Tags: