Niềng răng giai đoạn nào đau nhất bạn phải trải qua?

Niềng răng có đau không luôn là nỗi lo lắng của nhiều người trước khi tiến hành quá trình niềng răng. Và thực chất, trong các đoạn niềng răng bạn sẽ không thể tránh khỏi một số cảm giác đau nhức, khó chịu. Vậy cảm giác đau khi niềng răng sẽ như thế nào? Và […]

Đã cập nhật 16 tháng 6 năm 2022

Bởi The Tips

Niềng răng giai đoạn nào đau nhất bạn phải trải qua?

Niềng răng có đau không luôn là nỗi lo lắng của nhiều người trước khi tiến hành quá trình niềng răng. Và thực chất, trong các đoạn niềng răng bạn sẽ không thể tránh khỏi một số cảm giác đau nhức, khó chịu. Vậy cảm giác đau khi niềng răng sẽ như thế nào? Và niềng răng giai đoạn nào đau nhất? Cùng khám phá ngay qua bài viết sau đây!

Niềng răng đau như thế nào?

Niềng răng giai đoạn nào đau nhất ?Về cơ bản, niềng răng sẽ không gây ra bất kỳ sự xâm lấn nào đến xương hàm, mô lợi và kể cả răng. Trừ những trường hợp đặc biệt như kéo răng ngầm. Chính vì thế, bệnh nhân sẽ không phải trải qua sự đau đớn nào do nguyên nhân xâm lấn gây ra.

Nếu niềng răng có đau thì chỉ là do lực kéo răng dịch chuyển răng gây ra. Tuy nhiên, cảm giác này không đau kinh khủng như lời đồn, chỉ khiến bạn hơi khó chịu, nhạy cảm đôi chút khi ăn uống và hoàn toàn có thể vượt qua được.

Niềng răng giai đoạn nào đau nhất ?

Trong quá trình niềng răng, khách hàng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ việc: thăm khám – đặt thun tách kẽ – đeo khâu niềng răng – gắn mắc cài – nhổ răng (nếu có) – điều chỉnh lực kéo của mắc cài – đeo hàm duy trì.

Để xác định được niềng răng giai đoạn nào đau nhất, hãy cùng khám phá chi tiết mức độ đau khi niềng răng qua từng giai đoạn bên dưới đây:

  1. Giai đoạn điều trị tổng quát:
    Trong giai đoạn điều trị tổng quát, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám và điều trị các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu,… Trong một số trường hợp tủy răng bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy để hạn chế việc mưng mủ, hoại tử, tủy gây ảnh hưởng đến xương xung quanh, giúp quá trình niềng răng hiệu quả hơn.

Việc chữa tủy được hầu hết các bệnh nhân đánh giá là khá đau nên cần phải giữ gìn vệ sinh răng tốt, tránh răng sâu nhiều dẫn đến hư tủy, viêm tủy.

Những cơn đau do niềng răng gây ra thường chỉ ở mức ê buốt và căng tức, không như nhiều người e ngại

Quy trình niềng răng móm diễn ra nghiêm ngặt, từ khâu thăm khám bước đầu cho đến khi kết thúc quá trình niềng
Mức độ đau trong giai đoạn điều trị tổng quát tuỳ thuộc nhiều vào tình trạng răng của bạn

  1. Giai đoạn đặt thun tách kẽ
    Đây có lẽ là giai đoạn đau nhất khi niềng răng. Bởi ở giai đoạn này bác sĩ sẽ tạo vùng hở trên răng để có thể gắn khâu vào giúp răng dịch chuyển. Việc đặt sợi thun tách kẽ khoảng 2mm từ 5-7 ngày vào kẽ hở 2 răng sẽ làm bạn cảm thấy bị cộm, khó chịu. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ cảm thấy có cảm giác hơi ê răng, đau nhẹ khi nhai và nhức nhẹ khi thức ăn vướng vào vị trí đặt thun tách kẽ. Sau vài ngày, cảm giác đau này sẽ giảm dần và biến mất.
  2. Giai đoạn gắn mắc cài và dây cung
    Ở giai đoạn gắn mắc cài và dây cung vào răng, các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi sẽ chưa kịp thích ứng nên thường xảy ra triệu chứng ê buốt, gây sưng má hoặc đau loét nhẹ. Lúc này, dây cung môi bắt đầu có lực tác động lên răng, khiến bạn đau âm ỉ. Cơn đau sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, thường là từ 3 – 5 ngày. Nhưng sau thời gian bạn sẽ quen dần và thấy việc đeo niềng răng hoàn toàn bình thường và không còn cảm thấy đau nữa.
  1. Giai đoạn rút dây cung, siết răng hàng tháng
    Sau khi đã gắn mắc cài, định kỳ mỗi 4 – 6 tuần bác sĩ cũng cần thăm khám kiểm tra răng và điều chỉnh lại lực kéo của dây cung để đảm bảo quá trình dịch chuyển răng về đúng vị trí. Để thực hiện quá trình siết răng thay dây cung, sẽ điều chỉnh lực kéo dây cung khiến cho hàm răng chịu áp lực khá mạnh nên sẽ gây cảm giác khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy răng hơi ê buốt, căng tức từ 2 – 3 ngày rồi sẽ hết. Nếu bạn thấy cơn đau kéo dài, nên thông báo với bác sĩ để chỉnh lại lực kéo phù hợp.

Trong những ngày siết răng chỉ cần ăn các loại thức ăn mềm không ăn đồ ăn cứng, dai, dẻo thì sẽ hạn chế được các vấn ảnh hưởng đau nhức cho răng.

  1. Giai đoạn tháo niềng răng
    Giai đoạn tháo mắc cài là giai đoạn được mong chờ nhiều nhất trong suốt quá trình niềng răng. Các khách hàng đều cho biết không hề cảm thấy đau hay ê buốt sau khi tháo niềng.

Lúc này khách hàng đều có cảm giác thoải mái bởi các dây chằng quanh răng, các mô tế bào cũng sẽ không phải chịu lực kéo từ dây cung và mắc cài nữa. Việc ăn nhai cũng trở nên thoải mái và không còn tâm lý lo sợ mỗi khi ăn nhai bị vướng mắc cài hay bong bật mắc cài mỗi khi ăn nhai thức ăn cứng. Nhìn chung, cảm giác sau khi tháo niềng răng của tất cả mọi người là cảm thấy tự tin trong mọi hoạt động, đặc biệt là cười, nói.

  1. Giai đoạn đeo hàm duy trì
    Sau khi tháo niềng răng xong, lúc này răng thật sự vẫn chưa ổn định nên cần phải có thời gian để cấu trúc mô nướu và mô nha chu điều chỉnh lại. Lúc này, đa phần các bệnh nhân đều sẽ được khuyến khích đeo hàm duy trì. Đây được xem là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ quá trình niềng răng.

Thời gian đầu khi đeo hàm duy trì, bạn cũng sẽ có chút cảm giác đau đớn và khó chịu. Thế nhưng, cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi khi răng hàm đã quen với sự tồn tại của khí cụ này. Việc đeo hàm duy trì không gây đau nhức hoặc khó chịu như khi chỉnh nha bởi khách hàng đã quen với thời gian dài niềng răng. Vậy nên, bạn sẽ không phải lo lắng khi bác sĩ yêu cầu đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng nhé!

https://bookme.name/chuyengianiengrang
https://confengine.com/user/ning-rng-chuyn-gia
https://zenyumzenym.blogspot.com/2022/06/nieng-rang-giai-doan-nao-dau-nhat-can.html
https://www.pearltrees.com/zenyumzenyum#item449887278
https://visual.ly/community/Others/health/ni%E1%BB%81ng-r%C4%83ng-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-n%C3%A0o-%C4%91au-nh%E1%BA%A5t-b%E1%BA%A1n-ph%E1%BA%A3i-tr%E1%BA%A3i-qua-zenyum-vn
https://www.vingle.net/posts/4526358
https://www.woddal.com/zenyum
https://www.behance.net/gallery/146148359/Nieng-rang-co-dau-khong?

Tags: