Niềng răng sẽ giúp bạn cải thiện được một số tình trạng răng gây mất thẩm mỹ và khó khăn khi giao tiếp. Nhưng hiện tại đa số mọi người đều đang rất lo ngại việc nó sẽ gây đau đớn, ê buốt và nhiều trường hợp phải nhổ răng. Sự thật có phải vậy không? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây, sẽ làm sáng tỏ việc “niềng răng có đau không” và giai đoạn đau nhất là khi nào?
Niềng răng có đau không?
Quá trình niềng răng có đau hay không đều phụ thuộc vào nhiều sự ảnh hưởng khác nhau. Theo ý kiến của người đã từng niềng răng chia sẻ thì nguyên nhân chính gây cảm giác đau là do mắc cài cọ xát mạnh vào vùng khoang miệng. Điều này dẫn tới hiện tượng xây xước, chảy máu và ê buốt ở nướu.
Nguyên nhân thứ 2 hay cảm giác đau khi niềng đó là quá trình dịch chuyển răng do tác động của mắc cài kéo quá mạnh, không phù hợp với răng. Dẫn tới cảm giác ê ẩm, đau âm ỉ, và khó khăn trong việc ăn uống.
Niềng răng đau nhất ở giai đoạn nào?
Quá trình niềng răng sẽ diễn ra các giai đoạn chính như: Thăm khám nhận tư vấn từ bác sĩ – xử lý các vấn đề về răng trước – đặt chun tách kẽ – gắn mắc cài – nhổ răng để lấy khoảng – dịch chuyển răng – đeo hàm duy trì.
Giai đoạn 1: Xử lý các vấn đề về răng
Trước khi bắt đầu vào quá trình niềng răng, thì hàm răng của bạn phải khỏe, chắc chắn, và không gặp các vấn đề về sâu răng, viêm nướu hoặc viêm lợi. Tại thời điểm đó, các bác sĩ sẽ thực hiện việc điều trị dứt điểm các vết sâu răng đó hoặc có thể xử lý các vấn đề về nướu để không gặp các vấn đề rủi ro trong quá trình niềng.
Giai đoạn 2: Đặt chun tách kẽ
Chun tách kẽ có công dụng đặt vào giữa các răng hàm, giúp tách răng ra một khoảng nhỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển răng. Giai đoạn này sẽ gây cảm giác khó chịu, ê buốt. Giống như việc bị dắt thức ăn vào kẽ răng. Nhưng bạn đừng lo lắng vì giai đoạn này sẽ không kéo dài lâu mà chỉ diễn ra khoảng 3 ngày đầu.
Giai đoạn 3: Gắn mắc cài
Nhiều đồng niềng cho rằng gắn mắc cài hoàn toàn không gây cảm giác đau đớn hay ê buốt gì mà chỉ cảm thấy hơi vướng khi hàm bị đẩy ra hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, có thể trong quá trình ăn uống không cẩn thận, có thể dây cung sẽ bị bung ra, gây trầy xước vùng lợi và hai bên má, tạo cảm giác vướng víu, khó chịu. Tuy nhiên đó cũng chỉ là cảm giác những ngày đầu tiên khi gắn mắc cài mà bạn chưa kịp thích nghi. Tầm khoảng 2 tuần sau là cảm giác ấy hoàn toàn biến mất và không thấy khó chịu với mắc cài nữa.
Giai đoạn 4: Nhổ răng
Đối với nhiều trường hợp răng mọc khấp khểnh, hô, lệch lạc và dư nhiều thì bạn phải nhổ răng số 4 hoặc răng khôn để có khoảng kéo răng vào. Trải nghiệm nhổ 4 răng 4 hoặc 4 răng 8 có thể sẽ khiến nhiều người ám ảnh, đau buốt sau khi hết thuốc tê nhưng thực sự giai đoạn này không quá kinh khủng như nhiều người từng nói vì ngày nay với kỹ thuật nhổ răng tiên tiến cộng với thuốc tê và giảm đau mang lại hiệu quả rất tốt nên bạn cảm giác đau sẽ vơi bớt đi rất nhiều.
Giai đoạn 5: Quá trình dịch chuyển răng
Việc siết dây cung định kỳ tầm 4-5 tuần/lần sẽ gây cảm giác căng tức, ê buốt kéo dài tầm 3 -4 ngày.
Cách hạn chế cơn đau sau niềng răng?
Để hạn chế được những cơn ê buốt, khó chịu khi niềng răng thì bạn có thể áp dụng những mẹo dưới đây để cải thiện cơn đau một cách đáng kể nhé:
- Ăn các món ăn được nấu mềm như: cháo, soup, nước ép, sinh tố để răng làm quen trước.
- Nên lựa chọn niềng răng mắc cài tự động hoặc niềng răng trong suốt để hạn chế tối đa được những cơn đau nhức, ê buốt mỗi khi siết dây cung
- Khi khu vực nhổ răng bị hết thuốc tê, bạn có thể dùng túi đá để chườm lạnh giúp cơn đau được cải thiện tức thì
- Sử dụng sáp nha khoa để giảm đau tạm thời trong quá trình niềng. Chúng có tác dụng hạn chế được lực ma sát của mắc cài gây tổn thương các mô mềm.
Bài viết này chính là câu trả lời cho câu hỏi: “Niềng răng có đau không và giai đoạn đau nhất khi nào”. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ lường trước được từng ngưỡng đau và không bất ngờ trước khi thực hiện từng giai đoạn.