Chỉnh nha giúp điều trị tình trạng lệch lạc, tình trạng răng mọc không đúng vị trí dẫn đến khớp cắn bị lệch. Đồng thời còn giúp cải thiện ngoại hình thẩm mỹ của một người cải thiện chức năng ăn nhai.
Mục đích của các hình thức chỉnh nha
Niềng răng và các thiết bị khác được sử dụng để giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí và nhằm đạt được những mục đích sau:
- Đóng khoảng trống giữa các răng
- Làm thẳng răng khấp khểnh
- Cải thiện khả năng nói hoặc nhai
- Tăng cường sức khỏe lâu dài của nướu và răng
Những hình thức chỉnh nha phổ biến hiện nay
Khí cụ chỉnh nha có thể được cố định hoặc tháo lắp.
Chỉnh nha tháo lắp
Chỉnh nha hàm tháo lắp có nhiều hình thức và tác dụng khác nhau. Bệnh nhân sẽ tự mang hàm mỗi ngày và có thể cả khi đi ngủ và có thể tháo lắp dễ dàng Với ưu điểm của chỉnh nha tháo lắp là thực hiện nhanh chóng, chi phí thấp, tiện lợi và thoải mái. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhược điểm của hàm tháo lắp dễ hư hỏng, dễ mất và chỉ được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp không phức tạp.
Chỉnh nha cố định bằng mắc cài
Phương pháp chỉnh nha phổ biến nhất hiện nay là sử dụng mắc cài/ Mắc cài được gắn vào răng lúc bắt đầu điều trị và chỉ được tháo ra khi chấm dứt điều trị. Mắc cài thường bao gồm có các bộ phận sau:
- Các mắc cài, khâu (ben, đai) được gắn cố định vào mặt răng bằng vật liệu dán dính chuyên dụng hoặc Ciment.
- Cung dây thẳng để liên kết các mắc cài với nhau.
- Các loại chun đàn hồi để giữ dây cung vào các mắc cài và khâu đồng thời tạo lực trên dây và răng. Các mắc cài, khâu và dây cung thường được làm bằng kim loại. Các dây chun đàn hồi có nhiều màu khác nhau.
Ai nên đi gặp bác sĩ chỉnh nha?
Nếu hàm và răng không phát triển đúng cách, có thể dẫn đến tình trạng lệch lạc. Sự sai lệch nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống và việc giữ vệ sinh răng miệng. Hơn nữa, còn gây mất thẩm mỹ và khiến bản thân bị tự ti
Những đối tượng nên đến gặp bác sĩ niềng răng bao gồm:
- Tật chen chúc : Trong một khuôn hàm hẹp, có thể không đủ chỗ cho tất cả các răng. Bác sĩ chỉnh nha có thể nhổ một hoặc nhiều răng để nhường chỗ cho những răng khác.
- Răng không đối xứng : Hàm răng trên và dưới không khớp nhau, nhất là khi ngậm miệng nhưng răng lại lộ ra ngoài.
- Khớp cắn sâu, hoặc cắn quá chặt: Khi răng nghiến chặt, hàm trên đi xuống quá xa so với hàm dưới.
- Khớp cắn ngược : Khi nghiến răng, răng trên cắn vào bên trong những chiếc răng dưới.
- Khớp cắn hở: Khi nghiến răng, có một khe hở giữa răng trên và dưới.
- Móm : Răng trên lùi quá xa hoặc răng dưới chìa ra phía trước.
- Răng thưa : Có khoảng trống hoặc khoảng trống giữa các răng, có thể là do răng bị mất hoặc răng không lấp đầy miệng.
Vệ sinh răng miệng tốt luôn là điều cần thiết trước đặc biệt là khi tiến hành chỉnh nha. Khi các khí cụ được đặt trên răng, các mảnh thức ăn sẽ dễ bị mắc kẹt hơn. VÌ thế bệnh nhân càng cần phải chải răng cẩn thận và thường xuyên hơn để ngăn ngừa sâu răng trong quá trình điều trị.
Nếu không vệ sinh răng miệng tốt sẽ có nguy cơ bị sâu răng trong quá trình điều trị. Bạn nên tránh đồ uống có ga, đồ ăn nhẹ có đường và các đồ ăn khác có thể dẫn đến sâu răng.
Bác sĩ chỉnh nha sẽ đánh giá tình trạng răng của người đó và chẩn đoán. Các đánh giá sẽ bao gồm:
- Tìm hiểu đầy đủ về tiền sử sức khỏe y tế và răng miệng
- Chụp x-quang răng và hàm
- Lấy mô hình thạch cao của răng
Tiếp theo, bác sĩ chỉnh nha sẽ quyết định kế hoạch điều trị.Bác sĩ chỉnh nha giải quyết cụ thể về khớp cắn và độ thẳng của răng. Vì thế bạn nên lựa chọn bác sĩ và cơ sở nha khoa chất lượng và uy tín.