Chắc hẳn các bạn cũng đã từng nghe qua đến phương pháp niềng răng hàm dưới thay vì phải niềng răng cả 2 hàm. Và bạn thắc mắc rằng liệu niềng răng hàm dưới có mang lại hiệu quả không? Có các phương pháp niềng răng nào và chi phí niềng có tiết kiệm hơn so với niềng răng cả 2 hàm không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có giải đáp các thắc mắc nhé!
1. Niềng răng hàm dưới là gì?
Niềng răng hàm dưới là sử dụng các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung, khay niềng để tạo ra lực di chuyển các răng hàm dưới về vị trí đúng. Khi bạn đã có một hàm răng trên đều, đẹp, việc niềng răng hàm dưới có thể giúp bạn tiết kiệm được thời gian thay vì niềng cả 2 hàm.
2. Niềng răng hàm dưới có hiệu quả như mong đợi không?
Hiện nay, niềng răng hàm dưới đang được khá nhiều khách hàng lựa chọn.Vì muốn tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện, hoặc nghĩ rằng hàm răng trên đã đẹp sẵn rồi nên chỉ cần khắc phục hàm dưới. Nhưng liệu niềng răng hàm dưới có tiết kiệm chi phí như mọi người vẫn nghĩ. Theo các bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha niềng răng thì phương pháp niềng răng 1 hàm cho hàm dưới chỉ được chỉ định cho một số trường hợp khách hàng gặp phải vấn đề sai lệch răng ở 1 hàm mà hàm còn lại đã đạt tỉ lệ chuẩn, không bị sai lệch gì về hình thể hay khớp cắn.
Trong trường hợp răng bị lệch nhiều, xương hàm hẹp, thì chỉ có niềng răng 2 hàm mới chính là giải pháp tối ưu nhất vì: Chỉnh nha 1 hàm có nguy cơ gây lệch lạc khớp cắn giữa 2 cung hàm, khiến khuôn hàm bị mất tính cân đối, gây ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ của gương mặt. Khớp cắn lệch lạc, không trùng khớp với nhau sẽ gây khó khăn trong việc nhai xé thức ăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
3. Các phương pháp niềng răng hàm dưới phổ biến 2021
Cùng với sự phát triển nha khoa đã có rất nhiều phương pháp niềng răng hàm dưới được ra đời. Đối với những trường hợp chỉnh nha hàm dưới, Bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp sau:
3.1 Niềng răng mắc cài kim loại
Là giải pháp chỉnh nha truyền thống được bác sĩ chỉ định để điều chỉnh răng mọc sai lệch, thưa, hô, vẩu, lệch lạc..về đúng vị trí trên cung hàm. Lực tác động của khí cụ chỉnh nha lên răng cùng với khung niềng kim loại vững chắc sẽ điều chỉnh răng mang lại hiệu quả cao.
3.2 Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ là kỹ thuật nha khoa sử dụng hệ thống mắc cài bằng sứ và dây cung trong suốt để tác động lực, giúp chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn. Khung niềng răng mắc cài sứ có cấu tạo và cơ chế hoạt động giống như mắc cài kim loại tuy nhiên chất liệu làm nên mắc cài là sứ nguyên chất, có màu giống với răng thật nên đạt tính thẩm mỹ cao khi niềng răng.
3.3 Niềng răng mắc cài mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong là một trong những cách niềng răng hàm dưới được ưa chuộng do mắc cài được gắn ở mặt trong của răng thay vì mặt ngoài như phương pháp truyền thống. Do đó, có thể đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, thời gian chỉnh nha có thể kéo dài hơn các phương pháp truyền thống khác.
3.4 Niềng răng không mắc cài (Niềng răng trong suốt)
Hiện nay, niềng răng trong suốt là phương pháp chỉnh nha được nhiều người ưa chuộng nhất, bởi các mắc cài kim loại được thay thế bằng khay niềng trong suốt giúp bạn giữ được nét thẩm mỹ cho cả hàm răng trong cả thời gian mang niềng.
Mỗi phương pháp niềng răng sẽ có những ưu điểm riêng, thế nên bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng răng cụ thể, nhu cầu thẩm mỹ và khả năng tài chính của bạn để tư vấn loại niềng răng phù hợp.
4. Chi phí niềng răng hàm dưới mới nhất 2021
Dưới đây là bảng giá niềng răng hàm dưới được cập nhật mới nhất hiện nay:
- Niềng răng mắc cài kim loại: 27 – 35 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài kim loại tự khóa: 40 – 48 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài sứ: 42 – 50 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài mặt trong: 85 – 115 triệu đồng
- Niềng răng trong suốt: 37 triệu đồng
Ở bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp các thông tin về các loại niềng và chi phí của niềng răng hàm dưới. Đừng quên theo dõi website ngay hôm nay để cập nhật thêm các thông tin về niềng răng khác nhé!