Niềng răng có tốt không? Có nên niềng răng không?

Niềng răng có tốt không? Có nên niềng răng không là các câu hỏi thường được quan tâm nhiều nhất đối với những bạn đang có ý định niềng răng. Vậy liệu niềng răng có tốt không? Theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin chi tiết! Mục lục 1 1. Niềng […]

Đã cập nhật 12 tháng 12 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Niềng răng có tốt không? Có nên niềng răng không?

Niềng răng có tốt không? Có nên niềng răng không là các câu hỏi thường được quan tâm nhiều nhất đối với những bạn đang có ý định niềng răng. Vậy liệu niềng răng có tốt không? Theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin chi tiết!

1. Niềng răng là gì?

Niềng răng là một khí cụ được sử dụng trong khoa chỉnh nha để làm thẳng răng mọc khấp khểnh, đưa chúng về đúng với vị trí trên khớp cắn, đồng thời cải thiện sức khỏe răng miệng. Niềng răng có thể chỉnh răng thưa, móm, hô, khấp khểnh,…và giảm các bệnh về răng, như sâu răng do thức ăn kẹt trong kẽ răng khấp khểnh gây ra.

Niềng răng là gì? - Ảnh 1
Niềng răng là gì?

Lý do nha sĩ khuyên bạn nên niềng răng:

  • Niềng răng có thể khắc phục được các tình trạng hô móm, răng khấp khểnh mức độ từ nhẹ đến nặng, kéo chúng vào đúng khuôn hàm cho răng đều đẹp.
  • Căn chỉnh đúng răng và hàm của bạn không chỉ cải thiện vẻ ngoài của răng mà còn cả sức khỏe của miệng với cách bạn cắn, nhai và nói.
  • Thay đổi ngoại hình của bạn, giúp bạn trở nên tự tin hơn với nụ cười đẹp của mình 
  • Bên cạnh đó, niềng răng còn giúp ngăn chặn tình trạng răng bị hỏng, sâu do răng mọc lệch chen chúc, cho răng chắc khỏe tự nhiên.

2. Đối tượng nào nên niềng răng?

Niềng răng nha khoa có thể áp dụng được cho mọi đối tượng mắc phải các khuyết điểm sau:

  • Răng quá sát nhau hoặc mọc xiên vẹo, khấp khểnh
  • Răng thưa, có quá nhiều khoảng trống cách xa nhau
  • Răng hàm trên chồng lên răng dưới quá nhiều hoặc răng hàm dưới cắn ngược lên trên
  • Sai lệch khớp cắn (khớp cắn chéo, cắn lệch, cắn hở)
Đối tượng nào nên niềng răng? - Ảnh 2
Đối tượng nào nên niềng răng?

3. Niềng răng có tốt không?

Nhiều người thắc mắc rằng:” Liệu niềng răng có tốt không?”, hãy cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của niềng răng theo từng phương pháp để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này:

3.1 Niềng răng mắc cài kim loại thường

Ưu điểm:

  • Chi phí rẻ nhất trong các loại mắc cài.
  • Không đòi hỏi sử dụng Công Nghệ cao trong hỗ trợ điều trị
  • Thời gian điều trị ngắn do lực kéo mạnh
  • Cấu trúc dây thun có thể mang nhiều màu sắc, thích hợp sử dụng cho trẻ em

Nhược điểm:

  • Kém thẩm mỹ vì các mắc cài sẽ lộ rõ khi giao tiếp
  • Các vấn đề dễ xảy ra như mắc cài bị bung tuột
Niềng răng mắc cài kim loại thường - Ảnh 3
Niềng răng mắc cài kim loại thường

3.2 Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

Ưu điểm:

  • Giảm thiểu thời gian đeo niềng răng
  • Dây ít bị biến dạng, không bị bong tuột mắc cài nhờ dây trượt tự do trong rãnh mắc cài
  • Giảm thiểu lực ma sát từ đó giảm tình trạng đau nhức nướu
  • Không cần gặp bác sĩ thường xuyên để điều chỉnh dây cung

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn các loại mắc cài niềng răng thông thường
  • Độ dày của mắc cài lớn có thể gây khó chịu cho người dùng
  • Đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao mới có thể thực hiện đảm bảo an toàn cho người niềng răng

4. Có nên niềng răng không?

Ưu điểm của niềng răng: Nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng có nên niềng răng không? Niềng răng có tốt không? Với những người gặp phải tình trạng răng hô, thưa, móm, khấp khểnh, sai khớp cắn thì nên lựa chọn giải pháp niềng răng. Niềng răng mang lại nhiều ưu điểm như: 

Có nên niềng răng không? - Ảnh 4
Có nên niềng răng không?
  • Cải thiện thẩm mỹ
  • Cải thiện chức năng ăn nhai
  • Vệ sinh, chăm sóc răng miệng thuận lợi, dễ dàng hơn
  • Phát âm chuẩn hơn
  • Giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp

Nhược điểm của niềng răng: Phương pháp niềng răng mang lại nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng có một số điểm hạn chế nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống:

  • Thời gian niềng răng trung bình dao động từ 1 – 3 năm tùy theo tình trạng răng miệng và phương pháp niềng.
  • Phải đều đặn đến nha khoa hàng tháng: Trong suốt thời gian từ 1 – 3 năm bạn phải kiên trì đến nha khoa hàng tháng để Bác sĩ thay thun, siết răng, kéo chỉnh răng… 
  • Chú ý chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ càng. Bạn nên chú ý cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng kỹ càng để hạn chế những nguy cơ sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…Đồng thời hạn chế việc ăn đồ dai, cứng dễ làm bung sút mắc cài, gây đau và khó chịu, ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.

Ở bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp các thắc mắc về liệu niềng răng có tốt không và có nên niềng răng không? Theo dõi website ngay hôm nay để cập nhật thêm các thông tin khác về niềng răng.

https://my.mamul.am/en/profile/2643445/info
https://my.olympus-consumer.com/members/chuyengianiengrang