Dòng vốn đầu tư sụt giảm 21% trong ba tháng đầu năm không có nghĩa là Việt Nam không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.Sản xuất tại một doanh nghiệp trong khu Công Nghiệp Kizuna. Ảnh: THDòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã giảm mạnh trong quí 1 cũng không làm ban lãnh đạo của Kizuna, đơn vị cho thuê nhà xưởng xây sẵn tại Long An, ngừng kế hoạch mở rộng sản xuất của mình. Công ty này đang khẩn trương đầu tư xây dựng dự án Kizuna – Ready Serviced Space, tại khu nhà xưởng dịch vụ Kizuna 3 trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long an. Dự án với quy mô gần 80.000m2 nhà xưởng xây sẵn dự kiến sẽ được bàn giao và đưa vào sử dụng vào quí 4-2020 để đón đầu dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam hậu Covid 19.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong ba tháng đầu năm nay, Việt Nam chỉ thu hút được 8,6 tỉ đô la Mỹ, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, một phần do các nhà đầu tư không thể sang Việt Nam khảo sát, làm chậm quyết định kinh doanh của họ. Không vì thế mà các khu công nghiệp ngừng kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Câu chuyện của Kizuna như đã nói ở trên là một ví dụ.Bà Shirakawa Satoko, người phụ trách khối doanh nghiệp nói tiếng Nhật bản và tiếng Anh ở khu công nghiệp Kizuna, tự tin cho rằng dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam sau khi dịch Covid 19 kết thúc, nếu Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh và có thể vượt qua đại dịch với mức tổn thất thấp nhất.Bà Shirakawa Satoko tin rằng, sau đại dịch, sẽ có làn sóng các doanh nghiệp Nhật Bản đổ vốn đầu tư vào Việt Nam bởi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và cú sốc Covid 19 sẽ đẩy nhanh tiến trình đa dạng hóa hoạt động của doanh nghiệp Nhật, giảm sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.Mới đây, Nhật Bản đã dành 2,2 tỉ đô la Mỹ trong gói cứu trợ kinh tế cao kỷ lục của nước này để giúp các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển quy trình sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid 19 phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu. Một cuộc khảo sát do Viện nghiên cứu Tokyo Shoko cũng cho thấy 37% trong tổng số 2.600 doanh nghiệp được khảo sát muốn đưa nhà máy của họ ra khỏi Trung Quốc.Không chỉ doanh nghiệp Nhật Bản, các doanh nghiệp châu Âu cũng đang tính nước rời khỏi Trung Quốc. Một cuộc khảo sát mới công bố của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu và Đức tại Trung Quốc, được tờ South China Morning Post dẫn nguồn cho thấy kết quả kinh doanh đáng thất vọng khi một nửa các công ty tham gia phỏng vấn cho rằng biên lợi nhuận của họ sẽ giảm khoảng 20%.Khi chiến tranh thương mại là thông tin chiếm chủ đạo trên mặt báo hồi cuối năm 2019, các doanh nghiệp Công Nghệ hàng đầu của Mỹ đã lên tiếng sẽ dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Hậu Covid 19 sẽ là lúc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ dịch chuyển này hơn. Theo Nikkei Asean Review, Google và Microsoft đang nhắm tới Việt Nam và Thái Lan để sản xuất các dòng điện thoại đời mới, máy tính xách tay và các sản phẩm khác trong bối cảnh dịch Covid 19 vẫn tiếp tục lan rộng. Google được cho là sẽ sản xuất dòng điện thoại Pixel 4A và 5A tại Việt Nam. Trong khi Microsoft cũng có kế hoạch sản xuất dòng sản phẩm máy tính bảng và máy tính cá nhân ở phía Bắc của Việt Nam sớm nhất là trong quý 2 năm nay.Cách Chính phủ Việt Nam ứng phó với đại dịch cũng được cho là một trong những điểm cộng hấp dẫn các nhà đầu tư. Deep Knowledge Ventures, một quỹ đầu tư có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc), vừa công bố kết quả điều tra cách các chính quyền ứng phó với khủng hoảng tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Công ty này tin rằng, việc chính quyền ứng phó với đại dịch Covid hiện nay sẽ tác động lớn tới quyết định đầu tư của các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong tương lai.Theo đó, tại khu vực châu Á, Việt Nam đứng vị trí thứ 9. Nếu xét trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore về mức độ an toàn.“Quốc gia nào có khả năng bảo vệ công dân của mình an toàn trong dài hạn, ở góc độ nào đó, quốc gia đó sẽ thu hút hoạt động tài chính hơn”, Dmitry Kaminskiy, giám đốc điều hành và nhà sáng lập DKV nói với Nikkei Asian Review.Bản báo cáo mới công bố hôm 6-4 của VinaCapital, công ty phát triển bất động sản và quản lý đầu tư tại Việt Nam, cũng chứng minh điều tương tự khi cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi sau đại dịch Covid 19. Theo tổ chức này, một số doanh nghiệp trước đây còn chần chừ dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam do lo ngại chuỗi cung ứng trong nước còn yếu, ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển thì bây giờ sẽ có quyết sách nhanh và mạnh hơn.Cũng theo bản báo cáo, trước những tổn thất mà doanh nghiệp toàn cầu đang gặp phải, cùng với cách Trung Quốc ứng phó với đại dịch, các doanh nghiệp FDI sẽ không chỉ đầu tư các nhà máy mới tại Việt Nam mà còn hỗ trợ các nhà cung ứng trong nước tham gia vào hoạt động sản xuất của họ.Trở lại với khu công nghiệp Kizuna, bà Shirakawa Satoko cho hay, trong giai đoạn này, các doanh nghiệp thuộc khối Nhật Bản và nói tiếng Anh vẫn tiếp tục tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tại các khu nhà xưởng xây mới của KIZUNA nhưng bằng hình thức… trực tuyến. Các cuộc khảo sát thực tế để ra quyết định đầu tư được hoãn lại do các quốc gia đóng cửa biên giới, quy mô đầu tư xưởng sản xuất cũng đang được xem xét để phù hợp với kế hoạch đầu tư, kinh doanh trong thời gian tới. |
Nguồn: VN vẫn hấp dẫn nhà đầu tư sau Covid-19 – Thesaigontimes
Xem thêm:
Cho thuê nhà xưởng tại TPHCM – Kizuna
Giá cho thuê kho xưởng – Kizuna
Cho thuê kho – Kizuna