Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp khung thép tiền chế

Nắm rõ và tuân thủ các tiêu chuẩn khi xây dựng, thiết kế nhà xưởng công nghiệp khung thép tiền chế là điều cần thiết với các chủ đầu tư và đơn vị thi công. Việc này nhằm đảm bảo chất lượng của dự án công trình và an toàn khi sử dụng. Dưới đây […]

Đã cập nhật 15 tháng 11 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp khung thép tiền chế
  1. Nắm rõ và tuân thủ các tiêu chuẩn khi xây dựng, thiết kế nhà xưởng công nghiệp khung thép tiền chế là điều cần thiết với các chủ đầu tư và đơn vị thi công. Việc này nhằm đảm bảo chất lượng của dự án công trình và an toàn khi sử dụng. Dưới đây các tiêu chuẩn về thiết kế nhà xưởng Công Nghiệp tại Việt Nam.

    Quy chuẩn thiết kế nhà xưởng

    Quy chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp được quy định cụ thể tại:

    – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 1 ban hành kèm theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.

    – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 2, 3 ban hành theo quyết định số 439/QĐ-BXD ngày 25/09/1997 của Bộ Xây Dựng.

    Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp khung thép tiền chế

    Trong quy định mới về tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp được ban hành, có quy định rõ từng hạng mục thiết kế mà các đơn vị nhà thầu hay chủ đầu phải tuân thủ nghiêm ngặt cụ thể như sau:

    thiết kế nhà xưởng công nghiệp khung thép tiền chế
    Các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng khung thép tiền chế

    Thi công nền móng

    Việc thiết kế và xây dựng nền móng cho nhà xưởng công nghiệp khung thép tiền chế sẽ dựa vào điều kiện địa chất tại nơi xây dựng. Bên cạnh đó, công ty thi công và nhà đầu tư cũng cần nắm rõ các yếu tố về kết cấu, mật độ của công trình trước khi lựa chọn phương án làm nền móng thích hợp. 

    Chính vì thế trước đề xuất phương án thiết kế, đơn vị thi công lắp dựng cần khảo sát kỹ khu vực xây dựng để nắm đặc điểm nền đất, địa hình để bổ trí máy móc, thiết bị và lập kế hoạch thi công móng nền hiệu quả. Bên cạnh đó trong quá trình xây dựng, phần móng nền cần được thiết kế thêm phần bảo vệ bằng vật liệu có khả năng chịu nhiệt tốt và chống ăn mòn nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng của thời tiết để đảm bảo tính an toàn cho công trình.

    Mái và cửa mái

    Mái nhà xưởng công nghiệp khung thép tiền chế cần được thiết kế nhiều nhịp, bên trong được nối với hệ thống thoát nước chung và có phần thoát nước bên ngoài. Độ dài của tôn lợp mái sẽ dựa theo quy mô của công trình bởi khối lượng lớp tôn mái cũng ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của kết cấu khung thép (vì kèo) bên dưới.

    Các nhà đầu tư hay công ty thi công cần lựa chọn loại tôn có độ bền cao, chắc chắn, cứng cáp, có khả năng thoát nước tốt hạn chế tình trạng nước mưa đọng lại lâu ngày gây thấm dột. Đồng thời, khả năng chống nắng và cách nhiệt của phần tôn cũng cần được lưu ý nhằm đảm bảo nhiệt độ bên trong nhà máy, phân xưởng không quá cao vào mùa hè.

    Thiết kế tường và vách ngăn

    Phần tường của công xưởng cần phải có khả năng chịu được lực tốt, có thể được kết hợp từ vật liệu cho công trình nhà bê tông như gạch, xi măng,… để nâng cao độ bền chắc. Đồng thời, lớp sơn cũng cần được sử dụng loại có khả năng chống thấm tốt, đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ.

    Thông thường tường nhà xưởng thép tiền chế sẽ được thiết kế dưới các dạng: tường chèn khung, tự chịu lực, tường chịu lực,…

    Khi xây dựng phần tường, các đơn vị thi công thiết kế nhà xưởng công nghiệp thường sử dụng các nguyên vật liệu như tấm amiang chịu nhiệt, gạch, đá thiên nhiên, tấm bê tông. Với chân tường gạch,nên sử dụng thêm màng chống thấm bitum giúp hạn chế khả năng thấm nước gây hư hỏng. Bên cạnh đó lớp tường ngăn giữa các phân xưởng cũng cần phải dễ tháo lắp nhằm đáp ứng nhanh yếu tố mặt bằng trong trường hợp có yêu cầu sửa chữa thiết bị hay thay đổi Công Nghệ sản xuất.

    Hệ thống cửa nhà xưởng

    Khi thiết kế cửa cho nhà xưởng cần đảm bảo sử dụng tối đa hệ thống cửa ra vào, cửa sổ và lỗ thông thoáng để tối ưu khả năng thông gió và ánh sáng tự nhiên.

    Đồng thời, khi thiết kế cửa sổ cần đảm bảo các điều kiện: Cửa sổ có độ cao dưới 2,4m tính từ mặt sàn và phải đóng mở được.

    Quan tâm những vấn đề trên khi xây dựng thiết kế nhà xưởng công nghiệp sẽ giúp chủ đầu tư và đơn vị thi công tuân thủ đúng các yêu cầu cần có và tối ưu chi phí, nâng cao chất lượng công trình.