Thánh địa Mỹ Sơn là di sản lịch sử tại Quảng Nam. Đây là một trong địa điểm du lịch đẹp nhất Việt Nam nổi tiếng. Bao gồm các công trình kiến trúc có các đền đài Chăm Pa độc đáo. Khu di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1995. Hãy cùng Thetips khám phá nơi từng là tế lễ cũng như đặt các lăng tẩm của những vị vua Chăm Pa nhé.
Vị trí của Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn là khu di tích mang kiến trúc văn hóa của người Chăm Pa xưa. Nơi đây thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Địa điểm du lịch có đường kính rộng và có trên 70 đền tháp khác nhau. Chúng mang kiến trúc lịch sử đặc trưng cho từng thời kỳ phát triển của Chăm Pa cổ.
Thánh địa đã trải qua các niên đại khoảng trong thế kỷ IV là nơi dành cho thờ thần Linga và Shiva. Tồn tại qua hai thế kỷ, khu đền đã từng bị thiêu rụi bởi một vụ hỏa hoạn. Cho đến thế kỷ VII, vua Phạm Phạn Chi cho tiến hành xây trở lại và các di tích vẫn còn đến ngày nay.
Thánh địa Mỹ Sơn có điểm gì đặc biệt?
Công trình di tích Thánh địa Mỹ Sơn thiết kế ấn tượng, tinh tế đậm bản sắc được chia làm 6 phong cách tiêu biểu: Phong cách Hòa Lai, phong cách cổ, Mỹ Sơn, Ponagar, Đồng Dương và phong cách của người Bình Định. Bên cạnh đó du khách sẽ bắt gặp đặc trưng của kiểu kiến trúc này đó là các tượng tạc bằng đá, tượng thần Siva, tượng khắc các vũ nữ đang múa theo phong cách Chăm Pa.
Tồn tại qua nhiều thế kỷ, địa điểm này cũng phải chịu tàn phá một phần. Nguyên nhân vì bị rải bom của Mỹ trút xuống Việt Nam trong các cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, di tích còn nhiều tòa tháp nguyên vẹn cùng lối kiến trúc đặc sắc thu hút du khách đến thăm.
Tham quan toàn bộ Thánh địa Mỹ Sơn
Di tích sở hữu trên 70 ngôi đền tháp được chạm trổ tinh tế, công phu. Ngoài ra còn mang nhiều nét chữ viết cổ bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm. Khu di tích nằm ẩn mình giữa rừng và lòng thung lũng. Xung quanh có 2 ngọn núi hùng vĩ trùng điệp bao bọc.
Ngoài ra, một điều độc đáo nổi danh ở đây là gạch dùng để xây dựng các tòa tháp cổ. Những viên gạch được nung và cắt thành khối. Tiếp theo sẽ xếp chồng gạch lên nhau khéo léo nhất mà không cần đến bất kỳ chất kết dính nào. Trải qua nhiều thập kỷ, kiến trúc Thánh địa Mỹ Sơn không bị xuống cấp mấy mà chỉ bị nứt một phần rất nhỏ.
Ngắm điệu múa Apsara quyến rũ
Thánh địa Mỹ Sơn sở hữu điệu múa Apsara được lấy cảm hứng từ các tượng đá sa thạch được chạm khắc Apsara. Điệu múa mềm mại, quyến rũ với tựa đề “Linh hồn của đá”. Nhằm để tôn lên những đường cong uyển chuyển của phái đẹp.
Vũ điệu này đang được dùng để trình diễn tại nhiều chương trình nghệ thuật quan trọng của tỉnh Quảng Nam. Đồng thời phục vụ cho các đoàn du khách tới Thánh địa Mỹ Sơn. Bạn sẽ như lạc đến xứ sở Chăm Pa cổ với hình ảnh những cô gái vũ công. Ngón tay nhỏ nhắn thuôn dài cùng đường cong dẻo dai trong các trang phục lộng lẫy. Điệu múa hòa nhịp cùng tiếng trống Paranưng và tiếng khèn Saranai. Khung cảnh này càng khiến khán giả càng thêm mê đắm.
Đi trên con đường cổ rộng 8m độc đáo
Đây là con đường cổ xưa dẫn đến Thánh địa Mỹ Sơn. Con đường này được tìm thấy bởi chuyên gia người Ấn Độ trong khi đang trùng tu và phục hồi lại các ngọn tháp trung tâm. Con đường cổ có bề ngang khoảng 8m, hai bức tường song song nhau và có độ sâu 1m bị chôn ngầm trong lòng đất.
Đây là một số kinh nghiệm Thetips gợi ý khi đi du lịch ở di sản Thánh địa Mỹ Sơn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn để có kỳ nghỉ trọn vẹn hơn.