Hướng dẫn quy trình vệ sinh tủ lạnh đúng cách, sạch như mới mua về

Đối với cuộc sống đại đa số các gia đình hiện đại ngày nay thì tủ lạnh là một vật dụng không thể thiếu. Và vệ sinh tủ lạnh định kỳ là một việc làm hết sức cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng vận hành của máy cũng như giúp thực phẩm được bảo […]

Đã cập nhật 30 tháng 5 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Hướng dẫn quy trình vệ sinh tủ lạnh đúng cách, sạch như mới mua về

Đối với cuộc sống đại đa số các gia đình hiện đại ngày nay thì tủ lạnh là một vật dụng không thể thiếu. Và vệ sinh tủ lạnh định kỳ là một việc làm hết sức cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng vận hành của máy cũng như giúp thực phẩm được bảo quản vệ sinh hơn, tươi ngon hơn. Vậy việc vệ sinh tủ lạnh như thế nào là đúng cách, đúng quy trình và bao lâu thì nên thực hiện một lần? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi này.

Khi nào nên vệ sinh tủ lạnh và cần chuẩn bị những gì?

Tủ lạnh là một vật dụng thiết yếu dùng để bảo quản thực phẩm của mỗi gia đình. Vì thế, để đảm bảo cho tủ lạnh hoạt động bền, tốt và tránh việc các vi khuẩn có hại xâm nhập vào thức ăn mà bạn bảo quản trong tủ lạnh thì bạn nên thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. 

  • Làm sạch tủ lạnh định kỳ 1 lần/tuần. Thông thường, chúng ta sẽ vệ sinh chúng một tuần một lần và thường là vào cuối tuần vì đây là thời gian khá là rảnh rỗi của các chị em nội trợ. Tuy nhiên, nếu không có thời gian, thì chí ít bạn cũng nên thực hiện các bước làm sạch tủ lạnh mỗi tháng một lần. 
  • Tủ lạnh bị mốc, có mùi hôi. Trong trường hợp chúng ta phát hiện tủ lạnh của mình có mùi lạ, mùi hôi, mùi mốc… thì chắc chắn là bạn sẽ phải vệ sinh chúng ngay tức khắc để đảm bảo an toàn cho thực phẩm.
  • Tủ lạnh mới mua về. Theo hướng dẫn của các nhà sản xuất thì ngay khi vừa mua tủ lạnh về, chúng ta cũng nên tiến hành vệ sinh sạch sẽ rồi mới bắt đầu sử dụng. Bởi trong quá trình sản xuất, bày bán, tủ lạnh sẽ có thể bị bám bụi bẩn hoặc mùi nhựa mới.

Để vệ sinh tủ lạnh đúng cách và nhanh gọn, trước khi thực hiện, bạn nên và cần chuẩn bị một số vật dụng như: 

  • Túi đựng rác
  • Miếng mút mềm 
  • Nước rửa chén 
  • Nước lau kính
  • Bàn chải đánh răng
  • Bột baking soda
  • Khăn lau có khả năng thấm hút mạnh, 
  • Giấy vệ sinh
  • Giấm ăn

Khi nào nên vệ sinh tủ lạnh và cần chuẩn bị những gì?

Bước 1: Rút phích cắm điện và dọn trống tủ lạnh trước khi vệ sinh

Đây là một bước vô cùng cần thiết và quan trọng. Bạn phải chắc chắn rằng tủ lạnh đã được ngắt nguồn điện. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho chính bản thân bạn.

Trong trường hợp là tủ lạnh mới mua thì thường sẽ còn một số loại giấy như hướng dẫn sử dụng, thông tin sản phẩm… hãy lấy hết chúng và cho vào sọt rác nhé!

Còn đối với tủ lạnh đã sử dụng lâu ngày, bạn phải dọn hết tất cả các loại thức ăn có trong tủ lạnh ra bên ngoài. Lưu ý, trong quá trình dọn, bạn nên loại bỏ luôn những thực phẩm đã bị hại, nấm mốc… Những thực phẩm vẫn còn sử dụng được, hãy để gọn vào thau rổ hoặc bỏ vào hộp và thùng chứa đá lạnh đối với những loại thực phẩm nhanh hỏng nếu để ở nhiệt độ thường.

Bước 2: Lau cho thật sạch bụi bẩn bên ngoài tủ lạnh

Trước khi tiến hành vệ sinh tủ lạnh ở phía bên trong, bạn nên lau thật sạch bụi bẩn ở các cạnh của tủ lạnh, trên nóc tủ và dùng chổi quét sạch phía bên dưới chỗ đặt tủ. Nếu kỹ hơn, bạn có thể dùng cây lau nhà, lau sạch ở vị trí đặt tủ lạnh nhé. Bước này sẽ giúp bạn tiết kiệm gần như 10% điện năng mà tủ lạnh tiêu thụ. Và một phương pháp hiệu quả để làm sạch bề mặt tủ lạnh đó là dùng hỗn hợp giấm và nước ấm.

Sử dụng hỗn hợp giấm và nước ấm

Giấm là dung dịch có tính axit, vì thế khi dùng hỗn hợp giấm và nước ấm để lau bề mặt tủ lạnh sẽ giúp chúng sạch bụi, sáng bóng hơn. Bên cạnh đó, giấm cũng có khả năng khử mùi mạnh nên hỗn hợp này sẽ giúp bạn đánh bay những mùi hôi đáng ghét ở tủ lạnh.

Sử dụng hỗn hợp giấm và nước ấm để vệ sinh tủ lạnh

Bước 3: Tháo gỡ các ngăn tủ lạnh và làm sạch

Sau khi lau sạch bên ngoài tủ lạnh, bạn tiếp tục tới công đoạn tháo gỡ các bộ phận có thể tháo rời của tủ lạnh như các kệ và ngăn kéo. Việc tháo rời những bộ phận này có thể giúp bạn vệ sinh, lau rửa chúng kỹ hơn, dễ dàng và gọn nhẹ hơn. 

Tuy nhiên trong quá trình tháo gỡ các bộ phận này, chúng ta cần phải cẩn thận, tránh việc làm chúng hư hỏng. Đồng thời, phải sắp xếp chúng vào một cái thau riêng, tránh bị thất lạc khiến tủ lạnh của bạn thiếu đi một bộ phận nào đó thì quả thật không nên xíu nào.

Sử dụng nước rửa chén để vệ sinh ngăn tủ lạnh

Sau khi đã tháo rời các bộ phận trên, bạn dùng nước rửa chén để cọ rửa chúng thật sạch, loại bỏ các nấm mốc hoặc các vết bẩn do thực phẩm bám dính vào. Sau đó, rửa lại nhiều lần với nước sạch rồi đem chúng đi phơi khô. Như thế sẽ giúp tủ lạnh của bạn thêm đảm bảo vệ sinh và thơm tho hơn đấy.

Bước 4: Vệ sinh các phần nội thất không thể tháo rời bên trong tủ lạnh

Đây được xem là khâu quan trọng nhất và tốn thời gian nhất trong các bước vệ sinh tủ lạnh. Và nó cũng đòi hỏi bạn phải thực hiện kỹ càng nhất để tủ lạnh của bạn được vệ sinh sạch nhất có thể. Trước hết, bạn nên dùng một chiếc khăn khô, lau sạch bên trong tủ lạnh một lượt rồi hãy tiến hành vệ sinh nó kỹ hơn.

Sử dụng chai xịt vệ sinh tủ lạnh

Để tủ lạnh được sạch sẽ và an toàn, bạn có thể dùng chai xịt vệ sinh tủ lạnh có bán sẵn hoặc dùng hỗn hợp giấm pha với nước sạch rồi cho vào bình và xịt vào bề mặt bên trong tủ. Chai xịt bán sẵn hay giấm đều có khả năng diệt khuẩn, khử mùi hôi vô cùng hiệu quả.

Bạn nên xịt kỹ vào những ngóc ngách bên trong tủ, kể cả ở những bộ phận của cửa tủ. Bạn cũng nên lưu ý xịt và lau sạch phần đệm cao su ở cánh cửa tủ lạnh vì đây là nơi dễ bị đọng cáu bẩn. Sau đó, dùng bàn chải đánh răng, cọ rửa ở những vị trí hẹp cũng như các khe rãnh để tủ lạnh của bạn được vệ sinh sạch sẽ.

Bước 5: Lau khô toàn bộ sau khi vệ sinh tủ lạnh

Sau khi đã vệ sinh xong bên ngoài và bên trong tủ lạnh, bạn hãy dùng một chiếc khăn sạch, lau khô toàn bộ tủ lạnh một lượt. Khâu này sẽ giúp tăng độ bền cho tủ lạnh của bạn cũng như giúp bạn bảo quản thực phẩm an toàn và tươi ngon hơn.

Bước 6: Khử mùi và khử khuẩn bằng baking soda và chanh sau khi vệ sinh tủ lạnh

Để tủ lạnh của bạn luôn sạch sẽ và không bị ám mùi, sau khi vệ sinh xong, bạn nên đặt vào bên trong tủ lạnh một hộp Baking soda hoặc một vài lát chanh, nhất là ở những vị trí mà chúng ta thường hay dùng bảo quản thực phẩm tươi sống như cá, thịt… Baking soda hoặc quả chanh sẽ có khả năng khử mùi rất tốt.

Bước 7: Sắp xếp các ngăn tủ và thức ăn vào đúng vị trí

Sau khi đảm bảo rằng chiếc tủ lạnh nhà bạn đã sạch sẽ hoàn toàn, bạn cắm điện và chờ khoảng 30 phút rồi tiến hành lắp đặt lại các ngăn tủ, các bộ phận mà trước đó bạn đã tháo ra để vệ sinh vào tủ lạnh. Tiếp theo, sắp xếp thức ăn vào tủ theo đúng vị trí. Lưu ý, trước khi để các chai, lọ, hộp đựng thức ăn vào tủ lạnh, bạn phải đảm bảo rằng chúng đã được lau khô, nhất là phần đáy hộp, đáy chai. 

Khi sắp xếp thức ăn vào tủ lạnh, những loại nào gần giống nhau, bạn nên cho chúng vào cùng một ngăn hoặc xếp ở gần nhau để tiện hơn cho việc lấy và sử dụng sau này.

Giờ thì bạn có thể tự tin bắt tay vào việc vệ sinh tủ lạnh nhà mình sao cho đúng cách, hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất rồi chứ. Và hy vọng rằng, với những mẹo nhà sạch này sẽ là cẩm nang hữu ích cho các bà nội trợ cũng như của mọi gia đình Việt để căn nhà thực sự là nơi mà chúng ta luôn muốn trở về sau những khó khăn, mệt mỏi của cuộc sống.

Nguồn tham khảo: Hướng dẫn quy trình vệ sinh tủ lạnh đúng cách – Mẹo nhà sạch

>> Xem thêm: