Nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ và cách giúp trẻ ngủ ngon

Giấc ngủ vô cùng quan trọng trong những tháng đầu đời của bé, giúp con phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh khó ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy nguyên nhân nào khiến bé sơ sinh khó ngủ và […]

Đã cập nhật 12 tháng 4 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ và cách giúp trẻ ngủ ngon
  1. Giấc ngủ vô cùng quan trọng trong những tháng đầu đời của bé, giúp con phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh khó ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy nguyên nhân nào khiến bé sơ sinh khó ngủ và cách khắc phục?

    1. Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

    Thông thường trẻ mới sinh ngủ cả ngày đêm và chỉ thức dậy khi đói để bú (khoảng 2 – 3 giờ/lần). Vì bé chưa phân biệt được ngày đêm nên có thể ngủ nhiều vào ban ngày và thức giấc vào ban đêm (khoảng 8 – 9 giờ ban ngày và 8 giờ vào ban đêm). 

    – Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi hoặc có cân nặng khoảng 6kg thì sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 – 8 giờ) mà không thức giấc như lúc mới sinh. Khi đó, bố mẹ không cần đánh thức bé dậy cho bú nhưng không nên để trẻ ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. 

    – Với các trường hợp đặc biệt như sinh non tháng, trào ngược dạ dày thực quản hay nhẹ cân, bố mẹ cần phải cho trẻ sơ sinh bú thường xuyên hơn. 

    Giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia làm nhiều giai đoạn giống như người lớn và tùy vào từng giai đoạn mà bé có thể nằm yên hoặc có những cử động. Đối với trẻ sơ sinh thường có hai loại giấc ngủ đó là giấc ngủ nhanh (REM – Cử động mắt nhanh) và giấc ngủ chậm (Non-REM – Không cử động mắt nhanh).  

    – Giấc ngủ nhanh: Là giấc ngủ nông nên bé sẽ nằm mơ và mắt cử động nhanh theo chiều trước sau. Giấc ngủ này chiếm khoảng ½ thời gian ngủ của bé trong ngày, do đó dù trẻ ngủ tới 16 giờ/ngày nhưng chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ. 

    – Giấc ngủ chậm: Được chia làm 4 giai đoạn như sau: 

    Giai đoạn 1: Buồn ngủ – Mí mắt sụp xuống hoặc chớp liên tục, có thể ngủ gà ngủ gật. 

    Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ – Cử động, giật mình hoặc vặn mình. 

    Giai đoạn 3: Ngủ sâu – Nằm im lặng và không cử động. 

    Giai đoạn 4: Trẻ ngủ rất sâu – Im lặng và không cử động. 

    Giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ diễn biến tuần tự theo 4 giai đoạn, sau đó quay lại giai đoạn 2 rồi chuyển sang giấc ngủ nhanh. Trong vài tháng đầu, trẻ sơ sinh thường bị giật mình khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ ngắn và bé sẽ khó ngủ trở lại. 

    2. Nếu bé không chịu đi ngủ

    Mặc dù ngủ là một hoạt động rất tự nhiên và thuộc về bản năng, nhiều em bé vẫn ngủ không tốt lắm. Bé thường cần sự giúp đỡ của bố mẹ để học cách thiếp ngủ và sau đó tiếp tục ngủ trong đủ giấc. Những em bé được nghỉ ngơi tốt, nhờ ngủ và thức đúng giờ, thường sẽ dễ chăm sóc hơn.

    Chăm sóc trẻ khó ngủ hay nhiều ngày không chịu ngủ sẽ khiến bạn kiệt sức. Mỗi em bé có nhu cầu riêng đặc biệt đối với giấc ngủ. Rất khó để so sánh con bạn với những đứa bé khác và việc cho bé ngủ là một chủ đề chung khi các bố mẹ trò chuyện. Hãy nhớ rằng tính cách, thể trạng và tuổi sẽ đóng vai trò lớn trong thói quen ngủ của bé.

    – Bố mẹ có thể giúp trẻ tạo thói quen đi ngủ đúng giờ và không nên bế, lắc hay sử dụng bình sữa, núm vú giả để ru bé ngủ. Mặc dù các phương pháp này có tác dụng hiệu quả nhưng có thể trẻ sẽ phụ thuộc vào việc đưa vào giấc ngủ thay vì tự ngủ. Nếu trẻ sơ sinh khó ngủ, mẹ hãy thử để bé khóc trong khoảng thời gian dài, bắt đầu từ 5 phút rồi tăng lên 10 phút,… Sau mỗi khoảng thời gian, có thể dành 2 – 3 phút trấn an bé bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng và vỗ về trẻ.  

    – Nên cho trẻ ngủ ít vào ban ngày nhằm đảm bảo giấc ngủ ban đêm cho bé. 

    – Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bú sữa thì mẹ có thể massage và hát ru cho trẻ. Thói quen đi ngủ đúng giờ của bé sẽ được hình thành nếu bố mẹ lặp đi lặp lại hành động này mỗi ngày. Như vậy, trẻ sẽ biết được rằng đã đến giờ đi ngủ khi cảm nhận được những hành động mà bạn làm. 

    – Để bé không bị giật mình tỉnh giấc, mẹ có thể ôm dỗ dành con tới khi trẻ ngủ say thì đặt xuống giường. Bố mẹ nên hạn chế các tiếng ồn có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. 

    – Bố mẹ nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ giúp ngăn ngừa hormone melatonin (Hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ). Khi bé ngủ, mẹ nên tắt bớt đèn để giúp trẻ phân biệt được ban ngày và ban đêm. 

    3. Vì sao trẻ sơ sinh khó ngủ?

    • Phụ huynh bỏ qua những dấu hiệu mệt mỏi của bé. Khi trẻ sơ sinh có một số biểu hiện như kêu la, khóc nhè và ngáp chứng tỏ chúng đang mệt mỏi và cần phải được ngủ. Việc bỏ qua “cơn buồn ngủ” của bé và làm chúng tỉnh táo có thể sẽ bé “mất cử ngủ” và mất nhiều thời gian hơn để đi vào nền nếp.
    • Trẻ sơ sinh khó ngủ hay trẻ sơ sinh không chịu ngủ khi bị quá kích thích hay quá mệt mỏi.
    • Thiếu cơ hội được đi ngủ. Trẻ sơ sinh lớn nhanh nhờ các thói quen ổn định giúp hỗ trợ sức khỏe của chúng và những nhu cầu vật lý. Một vài em bé nhạy cảm với sự thay đổi, khiến chúng ngủ không được tốt.
    • Trẻ sơ sinh khó ngủ có thể vì đói hay cảm thấy khó chịu. Trẻ sơ sinh cần cảm thấy một chút mệt mỏi, một chút yên ắng để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
    • Nhiều em bé rất nhạy cảm với môi trường xung quanh dù mẹ có trang bị bộ giường ngủ êm ái hay mở bao nhiêu bài hát ru thì bé vẫn không thấy thoải mái. Chỉ một tiếng chuông điện thoại, mác quần áo còn sót lại cũng khiến bé quấy khóc và không chịu ngủ.
    • Việc thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng khiến trẻ sơ sinh khó ngủ. Nếu mẹ quá bận và không thể đưa bé đi dạo ngoài trời trước 3 giờ chiều thì bé thường khó ngủ vào ban đêm.
    • Mẹ thường cho bé bú để dỗ bé ngủ nên bé hình thành sự liên hệ giữa việc bú và ngủ. Nếu bé thức giấc lúc 3 giờ sáng thì mẹ sẽ phải cho bé bú để dỗ bé ngủ lại, mẹ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi đấy.
    • Những bé ngủ trưa quá ít cũng thường khó ngủ và dễ thức giấc về đêm.
    • Mẹ thường xoa lưng, đong đưa khi dỗ bé ngủ sẽ hình thành thói quen có mẹ ở bên, khiến bé phụ thuộc, phải có mẹ thì bé mới ngủ được.
    • Bé ngủ chung với mẹ một thời gian dài và bị tách ra ngủ riêng sẽ khó ngủ và quấy khóc.

    4. Một số lưu ý về giấc ngủ của bé sơ sinh

    Các kiểu ngủ của trẻ sơ sinh rất khác nhau, mặc dù nhìn chung các bé cần phải ngủ từ 9-18 tiếng trong một ngày.  Khi lớn lên, bé sẽ ngủ ít đi và thích được thức lâu hơn. Khi sáu tháng tuổi, nhiều em bé sẽ ngủ suốt đêm.

    • Trẻ sơ sinh có thể sẽ ngủ nhiều hơn trong một số ngày. Giấc ngủ của bé là một quá trình có sự thay đổi liên tục và bị ảnh hưởng bởi sự phát triển và lớn lên của bé.
    • Trẻ nhỏ cần bố mẹ giúp điều chỉnh cảm xúc và cần cảm giác an toàn và được bảo vệ. Chúng thích được ủ chăn hay quấn tã, ôm ấp hay đu đưa nhẹ để ngủ.
    • Trẻ từ khoảng 3 tháng tuổi có thể dần dần học các kỹ năng để tự ổn định sau khi được đáp ứng tất cả mọi nhu cầu. Bé cũng có thể ngủ lâu hơn vào ban đêm mà không đánh thức bố mẹ dậy.
    • Giấc ngủ của bé không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của bạn. Phản ứng của bạn đối với giấc ngủ của bé sẽ ảnh hưởng đến việc làm sao để bé bình tĩnh và học cách đi vào giấc ngủ. 

    Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh giải thích thời gian ngủ theo tuổi của bé như sau:

    bac si

    Bé từ 1-4 tuần tuổi ngủ từ 15.5 – 16.5 tiếng mỗi ngày, bao gồm 9 tiếng ngủ ban đêm. 
    Đối với bé từ 3-18 tháng, tổng số giờ ngủ mỗi ngày giảm dần từ 15 đến 13.5 tiếng, với thời gian ngủ vào ban đêm tăng dần từ 10 đến 11.5 tiếng.  
    Trẻ từ 2 tới 18 tuổi, tổng số giờ ngủ mỗi ngày giảm dần từ 13 đến 8 tiếng vào bạn đêm, với 1-2 tiếng ngủ ban ngày. 

    bac si

    5. Cách giúp bé sơ sinh khó ngủ thành ngủ ngon và sâu giấc

    Một em bé không ngủ thường sẽ trở nên mệt mỏi và khiến bố mẹ thấy khó khăn với việc chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu của bé. Điều đó cho thấy chúng ta không nên đánh giá thấp tác động của việc bé không chịu ngủ có thể gây ra khó khăn đối gia đình, bố mẹ có thể trở nên nản lòng và ngột ngạt khi họ không được nghỉ ngơi. Dưới đây là một số cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon:

    • Khi bé quấy khóc liên tục khiến bạn không thể làm được việc gì sẽ khiến bạn kiệt sức. Hãy nhờ người thân, họ hàng, bạn bè tin cậy hay hàng xóm để có được những lời khuyên và sự giúp đỡ.
    • Nhận thức được rằng bạn cũng có nhu cầu riêng của mình. Đây là lý do xác đáng để bạn đôi khi thoát khỏi việc chăm con để dành thời gian cho riêng mình.
    • Một sự thay đổi đột ngột trong hành vi ngủ của bé có thể là một dấu hiệu của bệnh tật. Hãy nhận biết các triệu chứng ở sự thay đổi về sức khỏe của bé. Tin tưởng vào phán đoán riêng của bạn bởi bạn hiểu con mình hơn ai khác.
    • Mẹ nên kiểm tra và tạo môi trường thoải mái, nhẹ nhàng nhất cho bé. Mẹ có thể bắt đầu với việc dùng tấm chăn mềm hơn, làm phòng bé tối hơn, cắt bỏ mác quần áo, kiểm tra xem bé có nóng quá không,…
    • Mẹ cho bé tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời như cho bé đi dạo buổi sáng, ở nơi có ánh nắng chiếu vào. Tạo cho bé thói quen liên hệ giữa hoạt động ban ngày với ánh nắng mặt trời và việc nghỉ ngơi liên quan đến bóng tối.
    • Mẹ nên cho bé bú trước giờ ngủ một chút, thay tã và đặt bé vào giường hay nôi khi bé còn thức.
    • Chọn cho bé thời điểm ngủ trưa thích hợp khi bé dưới 1 tuổi. Đó là lúc trẻ ngáp và mắt sụp xuống. Hãy cho bé đi ngủ ngay lúc đó.
    • Nếu cho bé ngủ riêng, đừng bỏ rơi bé hoàn toàn và ngay lập tức, hãy từ từ giảm bớt thời gian ở bên cạnh bé mỗi đêm. Lưu ý là không để bé ngủ một mình cho đến khi bé được 6 tháng tuổi mẹ nhé.
    • Nếu bạn cảm thấy quá lo lắng về việc con mình thiếu ngủ, hãy tìm lời khuyên từ chuyên gia y tế của bạn.

    Trẻ sơ sinh khó ngủ thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Thông qua bài viết mà VNCare chia sẻ trên đây, hi vọng các mẹ hiểu được nguyên nhân con khó ngủ và có cách giúp bé ngủ ngon rồi nhé!

    Nguồn: Huggies