Trẻ mấy tháng biết ngồi? Cách giúp bé ngồi cứng cáp hơn

Bé mấy tháng biết ngồi là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều ông bố, bà mẹ. Có nên cho trẻ tập ngồi sớm hay không? Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của Huggies để biết chính xác trẻ mấy […]

Đã cập nhật 12 tháng 4 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Trẻ mấy tháng biết ngồi? Cách giúp bé ngồi cứng cáp hơn
  1. Bé mấy tháng biết ngồi là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều ông bố, bà mẹ. Có nên cho trẻ tập ngồi sớm hay không? Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của Huggies để biết chính xác trẻ mấy tháng biết ngồi mẹ nhé!

    Trẻ mấy tháng biết ngồi?

    Việc tập ngồi cần tuân theo sự phát triển tự nhiên của trẻ, vậy mấy tháng cho bé tập ngồi? Các bé thường sẽ học cách tự ngồi một mình khi được 4 đến 7 tháng tuổi. Lúc đó, bé đã biết cách lật và nâng cao đầu. Hầu hết các bé đều có thể tự ngồi mà không cần bố mẹ hỗ trợ khi được 8 tháng tuổi.

    Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh lưu ý rằng:

    “Mốc đầu tiên trong đánh giá vận động theo tuổi của trẻ là ngồi vững không vịn. Thời điểm trẻ biết ngồi vững từ 4-9 tháng tuổi tùy từng bé. Nhưng nếu sau 9 tháng mà trẻ vẫn chưa ngồi vững là dấu hiệu chậm vận động, mẹ cần cho bé đi kiểm tra nhé!”

    Trẻ mấy tháng biết ngồi?
    Hầu hết các bé có thể tự ngồi khi 8 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

    Bé học ngồi như thế nào?

    Bắt đầu từ tháng thứ 4, cơ cổ và đầu của bé sẽ cứng cáp lên một cách nhanh chóng, và bé sẽ học cách nâng cao đầu khi đang nằm sấp.

    Tiếp theo bé sẽ tìm cách chống người lên bằng hai tay và giữ ngực không chạm đất. Đến khi được 5 tháng tuổi, bé có thể ngồi trong giây lát mà không cần hỗ trợ. Tuy nhiên, mẹ nên ở gần bé để giúp bé ngồi và đặt gối xung quanh bé để tránh trường hợp bé bị ngã.

    Chẳng bao lâu sau, bé sẽ học cách duy trì sự cân bằng trong khi ngồi bằng cách nghiêng về phía trước trên một hoặc cả hai tay. 7 tháng tuổi, bé có thể ngồi mà không cần hỗ trợ (khi đó bé có thể dùng tay để khám phá mọi thứ xung quanh), và bé sẽ học cách xoay người để lấy thứ bé muốn trong khi ngồi.

    Đến 8 tháng tuổi, bé yêu của mẹ sẽ có thể ngồi một cách vững vàng!

    Làm thế nào để giúp bé ngồi?

    Mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách nâng ngực và đầu bé. Điều này giúp cơ cổ của bé cứng cáp hơn và giúp bé học cách kiểm soát đầu – một kỹ năng rất cần thiết khi bé tập ngồi.

    Một khi bé đã tự tin ngồi, mẹ có thể đặt một món đồ chơi sáng màu có thể tạo âm thanh hoặc một tấm gương ngoài tầm với của bé – chúng sẽ gây sự chú ý của bé trong khi bé học cách cân bằng với cánh tay của mình.

    Như mọi khi, và đặc biệt là khi bé chỉ mới học ngồi, hãy chắc chắn mẹ ở gần bé trong trường hợp bé ngã.

    Vậy là mẹ đã tìm ra đáp án cho câu hỏi “Trẻ mấy tháng biết ngồi?” rồi phải không nào? Chúc thiên thần nhỏ của mẹ sẽ phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh nhé!

    Làm thế nào để giúp bé ngồi?
    Đặt đồ chơi trước mặt để bé với cánh tay lúc ngồi (Nguồn: Sưu tầm)

    Những điều cần lưu ý khi bé tập ngồi

    Bé vừa tập ngồi có thể dễ dàng mệt mỏi, bé có thể “truyền đạt thông điệp” cho mẹ bằng cách quấy khóc hoặc tỏ ra khó chiu. Nếu bé ngã người hoặc trượt sang một bên ngay cả khi được hỗ trợ, bé có thể chưa sẵn sàng ngồi. Theo Whattoexpect, những biểu hiện trên của bé là hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo lắng và tiếp tục tập lại cho bé ở những lần sau.

    Nếu đến cuối tháng tuổi thứ 5, bé vẫn chưa ngồi vững hoặc chưa có dấu hiệu tập ngồi, đây cũng là dấu hiệu bình thường, vì tốc độ phát triển của mỗi em bé là khác nhau. Một số em bé có thể bắt đầu tập ngồi lúc 4 tháng, một số có thể đến tận tháng thứ 9 mới bắt đầu biết ngồi. Trong giai đoạn này, mẹ chỉ cần kiên nhẫn tập ngồi và động viên bé.

    Trẻ em được đặt ngồi quá sớm hoặc trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất nói chung. Do đó, tốt nhất bố mẹ nên để trẻ phát triển một cách tự nhiên hoặc chỉ khi bé có dấu hiệu muốn ngồi, bố mẹ mới nên tập ngồi cho bé.

    Trong quá trình tập ngồi, bố mẹ nên đảm bảo khu vực xung quanh được an toàn, tránh các mối nguy hiểm như ổ cắm điện, dao kéo, vật liệu độc hại, đồ chơi quá nhỏ,… vì con có thể với tay ra để chạm vào chúng.

    Nếu em bé của bạn qua 9 tháng tuổi mà vẫn chưa thể tự ngồi một mình thì hãy liên hệ với bác sĩ mẹ nhé, vì đây là dấu hiệu của sự chậm trễ phát triển kỹ năng vận động thô.

    Tại sao thời gian nằm sấp (tummy time) lại quan trọng với việc học ngồi của trẻ?

    Thời gian nằm sấp hay tummy time là khoảng thời gian bé được nằm sấp dưới sự quan sát và theo dõi của bố mẹ. Mục đích của phương pháp thực hành này là để tăng cường sức mạnh của cơ cổ, giúp bé học ngồi dễ dàng hơn. Nếu bé không thích nằm sấp trong thời gian dài, mẹ có thể cho bé tập vài lần mỗi ngày và kéo dài trong vài phút. Để khuyến khích trẻ tập nằm sấp, bố mẹ cũng có thể nằm sấp chung với bé trong tư thế ngang tầm mắt để bé có thể nhìn thấy khuôn mặt bạn, từ đó bé sẽ cố gắng nằm sấp lâu hơn. Mẹ cũng có thể thử đặt một chiếc gương trên sàn để bé có thể nhìn thấy khuôn mặt của chính mình.

    Thời gian nằm sấp đối với việc học ngồi của trẻ
    Nằm sấp tăng cường sức mạnh cơ cổ, giúp trẻ học ngồi dễ dàng hơn (Nguồn: Sưu tầm)

    Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không?

    Tập ngồi cho bé khi còn quá sớm có thể gây gù lưng vì cột sống trẻ lúc này còn non nớt. Cột sống còn yếu phải chịu áp lực quá lớn thì bé sẽ không đủ sức chống đỡ. Vậy nên, bé yêu cần thêm thời gian nữa để cơ và xương phát triển cứng cáp hơn. Đặc biệt, khi để trẻ ngồi sai tư thế (cong lưng, vẹo lưng, ngồi quá lâu) sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới hình dạng cột sống sau này. Tốt nhất, mẹ nên đợi bé đủ sẵn sàng, cơ thể đủ cứng cáp rồi hãy cho bé tập ngồi và chú ý tư thế.

    Tóm lại, việc tập cho bé ngồi sớm khi chưa sẵn sàng không có lợi và còn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé về lâu dài.

    Bé mấy tháng biết ngồi được coi là muộn?

    Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và bối rối khi bé nhà mình mãi mà vẫn không ngồi được. Ba mẹ luôn thắc mắc chính xác mấy tháng bé biết ngồi? Con của mình có đang gặp vấn đề sức khỏe nào không? Thực tế, mỗi trẻ có một tốc độ phát triển riêng, do đó mẹ không nên quá lo lắng.

    Tuy nhiên, nếu sang tháng thứ 9 mà bé vẫn không thể ngồi, mẹ nên cho bé đi khám chuyên khoa nhi để biết rõ nguyên nhân và có hướng xử lý đúng đắn.

    Bé mấy tháng biết ngồi được coi là muộn
    Trẻ sang tháng thứ 9 không thể ngồi nên đi khám (Nguồn: Sưu tầm)

    Các cột mốc phát triển sau khi bé biết ngồi

    Tập ngồi thẳng lưng nhiều lần (cộng với thời gian nằm sấp) sẽ giúp con bạn phát triển sức mạnh phần trên cơ thể. Vào giai đoạn 6 đến 7 tháng tuổi, bé sẽ có thể tiến về phía trước bằng cả hai tay và hai chân. Khi được 10 tháng, trẻ đã có thể bò một cách thành thạo. Lúc này, bé vừa có tính tò mò lại vừa thích di chuyển. Do vậy, bố mẹ nên chú ý quan sát mỗi khi con chơi đùa.

    Qua những thông tin mà Vncare chia sẻ, hẳn bố mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi “trẻ mấy tháng biết ngồi” rồi đúng không? Bố mẹ cũng biết thêm cách giúp bé tập ngồi và những lưu ý cần thiết. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn còn băn khoăn, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để có lời giải đáp nhé.

    Nguồn Huggies:

    https://www.huggies.com.vn/cham-soc-be/cac-su-kien-quan-trong-cua-be/su-phat-trien-cua-be/tre-may-thang-biet-ngoi

Tags: