Phong cách thời trang Normcore: khi các tín đồ “lười biếng”

Nếu như việc theo đuổi trường phái Minimal (tối giản) vẫn còn khiến bạn quá đau đầu để kết phối trang phục thì, Normcore – một đường lối ăn mặc tối thiểu và bình dị quá độ, thậm chí được xem là “tuềnh toàng” và chống đối thời trang. Thời trang Normcore đột nhiên trở […]

Đã cập nhật 20 tháng 8 năm 2015

Bởi TopOnMedia

Phong cách thời trang Normcore: khi các tín đồ “lười biếng”

Nếu như việc theo đuổi trường phái Minimal (tối giản) vẫn còn khiến bạn quá đau đầu để kết phối trang phục thì, Normcore – một đường lối ăn mặc tối thiểu và bình dị quá độ, thậm chí được xem là “tuềnh toàng” và chống đối thời trang.

Thời trang Normcore đột nhiên trở thành trào lưu từ đầu năm 2014 và gây nên không ít sự tò mò xen lẫn tranh cãi trong giới thời trang. Nổi lên như một lối sống mới và các tín đồ thời trang đua nhau thực hiện tuyên ngôn Normcore theo những cách của riêng mình. Liệu, Normcore có phải là một phong cách thời trang?

1. Nguồn gốc

Thời trang Normcore là một trong những điển hình của phong cách Unisex, đặc trưng bởi lối ăn diện khiêm tốn và giản đơn bởi những trang phục thông dụng đời thường. Thuật ngữ Normcore được ghép bởi 2 từ “Normal”“Hardcore”, xuất hiện lần đầu tiên trên trang web truyện tranh trực tuyến Templar, Arizona từ trước năm 2009. Đến năm 2013, thuật ngữ này cũng được sử dụng bởi K-Hole – một nhóm thực hiện dự báo và phân tích xu hướng, trong báo cáo tháng 10 có tên là: “Youth Mode: A Report on Freedom”

Phong cách thời trang Normcore tồn tại như một thái độ chống đối ngành Công Nghiệp thời trang cao cấp hoa mỹ, thực dụng và đắt đỏ. Mãi đến khi thời trang “tuôn chảy” từ runway ra đường phố, các trào lưu streetstyle nổi lên kéo theo sự trỗi dậy của Normcore, như một cách “tìm kiếm sự giải thoát” trong một thế giới mà tất cả mọi người mọi nơi đều lộng lẫy và rực rỡ. Chính vào lúc ấy, lối ăn mặc không có gì đặc biệt, thậm chí tưởng chừng như rất cẩu thả, tùy tiện này lại trở nên nổi bật và khác biệt. Sự sống động của thời trang Normcore đem đến luồng gió mới, trút bỏ những xu hướng, đặt xuống những đôi giày kiêu sa hay những bộ suit khuôn phép, tự do và tận hưởng “sự bê bối” khi thời trang trở nên lười biếng.

2. Đặc trưng

Những người theo chủ nghĩa Normcore thường có thái độ lơ đãng với sự hào nhoáng của thời trang và thế giới xung quanh. Phong cách thời trang Normcore được phân biệt với lối sống Normcore. Normcore không sực nức những mùi nước hoa đắt tiền nhưng cũng không có nghĩa là các tín đồ sẽ ra đường bộ cánh bốc mùi suốt nhiều ngày.

Xu hướng Normcore là một phản ứng trước sự bão hòa do các trào lưu thời trang biến hóa và thay đổi dồn dập. Những người lựa chọn trang phục mang phong cách Normcore không để người khác nhận biết và phân biệt mình qua lối phục sức bên ngoài. Chỉ những ai thực sự theo đuổi phong cách thời trang Normcore mới thực sự hiểu được giá trị của nó. Cũng như “độ khó” để sở hữu và mix&match trang phục Normcore, sao cho thật “thờ ơ” mà không phải là một sự bê bối, không phải chỉ vơ bừa món đồ nào đấy mặc vào người khi ra phố.

Quần áo thời trang Normcore bao gồm các món trang phục thông dụng hàng ngày như áo phông trắng /đen/in slogan/màu trơn, áo Hoodies, áo sơ mi cộc tay, quần jean boy-friend, quần kaki chino, quần short rộng lưng cao, jacket, áo khoác flowy, sandal/dép đế bệt, giày thể thao cơ bản,v.v…và tất cả được có thể được mặc như nhau bởi cả nam lẫn nữ.

3. Tính phổ biến

Harshtag #normcore bùng phát trên khắp các kênh mạng xã hội Instagram, Facebook, Polyvore, Twitter… và được truy cập bởi các tạp chí thời trang và xã hội uy tín như Vouge, Forbes, Vanity Fair, New York Magazine như một nhận định về cách sống mới của đại bộ phận giới trẻ. Normcore được xem là phổ biến nhất trong năm và Oxford University Press (OUP) sử dụng như một “từ ngữ mới” vào năm 2014.

Tại thị trường Việt Nam nơi mà cuộc câm lăng của streetstyle tràn xuống khắp các con phố, ra vào giảng đường và thoải mái bước vào chốn công sở, Normcore dễ dàng hòa nhập và được ưa chuộng bởi “cá tính cởi mở” của nó. Thời trang Normcore còn rất được lựa chọn bởi các ngôi sao ca sỹ nổi tiếng, những người vốn được xem là định hình xu hướng cho thời trang giới trẻ như một giải pháp xả stress và “nghỉ dưỡng”.

4. Nhãn hiệu

Đối với thời trang Normcore, không phải ai cũng có thể lục tìm trong tủ quần áo của ba mẹ những món đồ còn có thể mặc được. Thật may là Normcore cũng được các chuỗi thương hiệu thời trang tầm trung khai thác về giá trị đích thực như: Gap, Zara, Jack & Jones, Superdry, Esprit, Marc O’Polo, Woolrich, Desigual, Scotch & Sod. Sự ảnh hưởng của Normcore cũng tác động đến các nhà thời trang cao cấp, cho ra đời nhưng chiếc quần cái áo mà khó có thể nhận biết được đẳng cấp thương hiệu như: Chanel, Michael Kors, Chloé, Altuzarra, Adidas, Nike, Calvin Klein, v.v…

5. Các gương mặt biểu tượng

Dường như các diễn viên nổi tiếng thế giới tận dụng triệt để phong cách thời trang Normcore hơn ai hết. Kristen stewart – người được mệnh danh là Normcore Queen, ngoài ra còn có các người đẹp thường hay “lười biếng” với thời trang như Cara Delevinge, Gisele Bundchen, Cameron Díaz, Kendall Jenner, Ashley Olsen, Olivia Wilde, Emma Stone, Keira Knightley, Bar Refaeli,v.v…

>> Xem thêm: Các phong cách thời trang điển hình trên toàn thế giới