-
Phố cổ Hà Nội hay còn được biết đến với một tên gọi không chính thức khác là “Hà Nội 36 phố phường” là một khu vực đô thị nằm ở khu vực trung tâm Hà Nội. Đây là nơi hình thành những phố nghề đặc trưng, mang một nét truyền thống văn hóa đặc sắc, đậm dấu tích lịch sử. Do đó, đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi du lịch tại Hà Nội. Trong bài viết sau, Gotadi sẽ giải mã cho bạn một số điều cần biết để hành trình tìm hiểu nét đẹp văn hóa tại đây được trọn vẹn nhé!
Tất tần tật về phố cổ Hà Nội
Để tìm hiểu phố cổ Hà Nội, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu xem khu phố cổ Hà Nội có bao nhiêu phố cổ trước nhé!
1.1. Hà Nội có bao nhiêu phố cổ?
Hà Nội có nhiều phố cổ. Cách gọi “Hà Nội 36 phố phường” là để ám chỉ khu vực đô thị cổ nằm cả ở bên trong và ngoại thành Hà Nội. Thực chất, khu vực được nhiều khách du lịch đến tham quan nhất là khu phố cổ nằm ở trung tâm Hà Nội, thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm. Nơi đây bao gồm 76 tuyến phố, với 10 phường khác nhau, là nơi mang nhiều nét văn hóa làng nghề nhất. Đến đây, bạn sẽ được tham quan các phố nghề truyền thống đặc trưng như: phố Hàng Bông, Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng Mã, Hàng Quạt,… mỗi phố nghề sẽ chuyên làm một ngành nghề thủ công hoặc mỹ nghệ khác nhau, đem lại những dấu ấn riêng biệt.
Ví dụ, phố hàng Bông chuyên bán mền và chăn đệm bật bông, phố Hàng Mã chuyên bán đồ vàng mã và các loại đồ mỹ nghệ thờ cúng khác.
Xem thêm:
1.2. Phố cổ Hà Nội nằm ở đâu?
Vị trí địa lý của khu phố cổ Hà Nội nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, gần Hồ Hoàn Kiếm. Với vị trí địa lý này, bạn có thể dạo chơi ở cả 2 khu vực trên một cách dễ dàng đấy. Dưới đây là hình ảnh vị trí khu phố cổ Hà Nội bạn có thể tham khảo.
Nhìn vào bản đồ có thể thấy, phía bắc khu phố cổ là đường Hàng Dậu, phía Nam gần với Hồ Hoàn Kiếm là các đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng. Phía Tây khu phố cổ được bao bọc bởi đường Phùng Hưng và phía Đông là đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.
1.3. Phố cổ hà nội xưa và nay
Nguồn gốc hình thành khu phố cổ Hà Nội là từ thời Lý – Trần, khi ấy thủ Công Nghiệp và mỹ nghệ phát triển mạnh mẽ, xảy ra các nhu cầu giao thương buôn bán, người dân lành nghề thủ công từ các vùng xung quanh khu vực đồng bằng Bắc Bộ tề tựu đến đây, các làng nghề truyền thống từ đó được hình thành. Vào đời Lê, phố cổ Hà Nội có sự chuyển biến mới. Người hoa Kiều đến lập nghiệp đã thành lập các khu phố Tàu. Đến khi thực dân Pháp đô hộ, hệ thống đường phố tại khu phố cổ Hà Nội đã được xây dựng lại, thêm hè phố, các hệ thống thoát nước và đường chiếu sáng,… phục vụ cho việc giao thương buôn bán. Nhà cửa hai bên đường vào lúc này cũng được tân trang đáng kể.
Khu phố cổ Hà Nội ngày nay có diện tích được thu hẹp hơn so với trước kia và có một số phong tục tập quán cùng lối sống thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi đầu tiên có thể kể đến đó là tên các con phố không còn có ý nghĩa đại diện cho các mặt hàng sản xuất tại đó nữa. Ngày nay, chỉ một vài con phố còn kinh doanh các mặt hàng gắn liền với tên gọi. Lối sống truyền thống cũng dần nhường bước cho phong cách sống hiện đại.
Chơi gì ở Phố cổ Hà Nội? Top địa điểm vui chơi, check in đẹp ở Phố cổ Hà Nội
2.1. Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi là Hồ Gươm, gắn liền với truyền thuyết rùa thần đòi gươm báu. Nằm ngay trung tâm thành phố, Hồ Hoàn Kiếm đã trở thành một biểu tượng gắn liền với nét đẹp thủ đô. Từ Hồ Hoàn Kiếm, bạn có thể nhìn ngắm những di tích lịch sử nổi tiếng khác như Tháp Rùa, Tháp Bút, Đền Ngọc Sơn,… Đây chắc chắn là địa điểm không thể bỏ qua khi đến khu phố cổ Hà Nội du lịch.
- Địa chỉ: Hồ Hoàn Kiếm, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giá vé tham quan tham khảo: Miễn phí
2.2. Chợ Đồng Xuân
Được xem là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, chợ Đồng Xuân là nơi sầm uất, có hoạt động buôn bán diễn ra tấp nập. Đây là đầu mối cung cấp đầy đủ các mặt hàng từ vải vóc, đến gia dụng, hàng điện tử cho các khu vực miền Bắc. Ngoài ra, bên cạnh chợ cũng có nhiều quán ăn cho bạn thỏa sức khám phá.
- Địa chỉ: Chợ Đồng Xuân, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giá vé tham quan tham khảo: Miễn phí
Xem thêm:
2.3. Phố Hàng Mã
Phố Hàng Mã tọa lạc bên trong khu phố cổ Hà Nội, trước kia nổi tiếng là phố buôn bán các loại giấy tiền, vàng mã. Đây có thể xem là một trong những con phố thu hút rất nhiều khách du lịch nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Đặc biệt, là địa điểm check-in ưa thích của nhiều bạn trẻ. Hai bên phố, các sạp hàng bày bán đủ loại đồ thủ công mỹ nghệ, không chỉ có giấy tiền vàng mã mà còn có những mặt hàng khác như lồng đèn, đồ chơi dân gian, mặt nạ, trống,… khiến cho con phố sống động với những màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt. Về đêm, con phố trông càng lộng lẫy hơn với ánh đèn hắt lên những chiếc đèn lồng, đồ chơi phát sáng.
- Địa chỉ: Phố Hàng Mã, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giá vé tham quan tham khảo: Miễn phí
2.4. Đền Bạch Mã
Đền Bạch Mã hay còn được gọi là “Bạch Mã tối linh từ”, nằm ở giữa phố hàng Buồm, từng là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long năm xưa. Đền được xây dựng để thờ thần Long Đỗ, vị thần gốc của Hà Nội xưa. Tại đây, nhiều sự tích hư thực về rốn Rồng được hình thành. Với kiến trúc cổ và lịch sử văn hóa hơn nghìn năm tuổi, đây được xem là ngôi đền cổ xưa nhất trong những ngôi đền cổ xưa tại kinh thành Thăng Long hiếm hoi còn sót lại.
- Địa chỉ: 76 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
- Giá vé tham quan tham khảo: Miễn phí
2.5. Ô Quan Chưởng
Gắn liền với câu ca dao:
“Ở đâu năm cửa ô chàng ơi
Sông Nhị Hà mấy khúc nước chảy xuôi một dòng”
Ô Quan Chưởng là một trong năm ô cửa nổi tiếng của Kinh Thành Thăng Long ngày xưa, bao gồm ô Cầu Dền, ô Cầu Giấy, ô Chợ Dừa, ô Đống Mác, và ô Quan Chưởng. Hiện tại, chỉ còn ô Quan Chưởng là còn lại di tích đến ngày nay. Vốn trước đây, ô Quan Chưởng có tên là ô Đông Hà, nhưng để tưởng nhớ công lao và sự hi sinh của vị quan Chưởng Cơ cùng những binh lính thời Nguyễn đã quyết tâm chiến đấu quân Pháp để bảo vệ di tích trên, cửa ô được đổi tên thành ô Quan Chưởng.
Ô Quan Chưởng có được thiết kế theo kiểu kiến trúc đặc trưng thời Nguyễn – kiểu vọng lâu với 1 cửa chính ở giữa và 2 cửa phụ ở bên. Mái vòm uốn cong tạo nên vẻ đẹp uyển chuyển và nét quyến rũ cho di tích lịch sử này.
- Địa chỉ: Ô Quan Chưởng, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giá vé: Miễn phí
2.6. Nhà Cổ Mã Mây
Nhà cổ Mã Mây nằm ở số 87 Mã Mây, đây là một trong số 14 ngôi nhà được xây dựng vào khoảng cuối TK19. Nhà cổ Mã Mây thể hiện một kiến trúc nhà cổ ở Hà Nội, đồng thời thấp thoáng nếp sống và cách sinh hoạt của người Hà Nội xưa. Đây là một địa điểm không thể bỏ qua nếu muốn tìm hiểu không gian văn hóa và kiến trúc đặc trưng tại Hà Nội.
- Địa chỉ: 87 Phố Mã Mây, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giá vé tham quan tham khảo: 10.000 đồng/ người
2.7. Phố Tạ Hiện
Phố Tạ Hiện mang vẻ đẹp giao thoa giữa văn hóa Á- Đông, phảng phất nét hiện đại đan xen lẫn cổ kính. Phố Tạ Hiện về đêm rất náo nhiệt với những quán bar, pub sôi động. Nơi đây được biết đến như là khu phố Tây nổi tiếng với rất nhiều khách nước ngoài đến tham quan.
- Địa chỉ: 1 Tạ Hiện, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giá vé: Miễn phí
Ăn gì ở phố cổ hà nội? Top các món ăn ngon đặc sản Phố Cổ Hà Nội
Du lịch phố cổ Hà Nội thì nên ăn gì nhỉ? Sau đây là danh sách các món ăn ngon nổi tiếng mà bạn có thể ghé qua tận hưởng khi tham quan khu phố cổ này:
3.1. Ăn gì ở phố cổ Hà Nội?
Tên quán Địa chỉ Giá tham khảo Giờ mở cửa Bánh cuốn Bà Hoành 14 Tô Hiến Thành 30.000đ – 60.000đ 6h – 20h Phở Bát Đàn 49 Bát Đàn 30.000đ – 55.000đ 6h – 10h và 18h30 – 20h30 Phở Thìn 13 Lò Đúc 40.000đ – 60.000đ 6h – 21h Bún chả Đắc Kim số 1 Hàng Mành 20.000đ – 150.000đ 9h – 21h Bún đậu Hàng Khay ngõ 29 Hàng Khay 20.000 – 42.000đ 7h – 21h Bún chả Hàng Quạt Ngõ 74 Hàng Quạt 25.000đ –40.000đ 10h – 14h Chè bốn mùa số 4 Hàng Cân 15.000đ – 22.000đ 10h – 23h Bún ốc ngõ chợ Đồng Xuân Ngõ chợ Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội 15.000đ – 22.000đ 10h -16h Xôi chè Bà Thìn số 1 Hàng Bồ 15.000đ – 33.000đ 8h – 22h 3.2. Chợ đêm phố cổ hà nội – thiên đường ăn vặt phố cổ Hà Nội
3.2.1 Chợ đêm phố cổ Hà Nội nằm ở đâu?
Chợ đêm phố cổ Hà Nội nằm trên các tuyến phố từ Hàng Đào đến cổng chợ Đồng Xuân, thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm kéo dài khoảng 3km.
Kể từ khi mở cửa năm 2003 đến nay, chợ đêm phố cổ Hà Nội đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với cả dân địa phương và khách du lịch bởi nét văn hóa đặc sắc mà nó mang lại.
3.2.2. Thời gian mở cửa của chợ đêm phố cổ Hà Nội
Chợ đêm phố cổ Hà Nội chỉ mở cửa vào các tối từ thứ 6 đến chủ nhật hằng tuần, từ 18h-23h đêm.
3.2.3. Chợ đêm phố cổ Hà Nội bán gì?
Đây là nơi quy tụ của hơn 4000 gian hàng với đa dạng các loại hàng hóa như quần áo, đồ lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ, và đặc biệt là các sạp hàng ăn uống với giá tương đối bình dân.
Chợ có không khí sôi động, nhộn nhịp và đầy màu sắc. Đặc biệt là những ngày lễ Tết như Trung thu, lễ Giáng sinh, Tết Nguyên Đán,… các sạp hàng sẽ bày bán những món đồ thủ công màu sắc sặc sỡ, càng tô điểm cho nơi đây vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, “hớp hồn” du khách.
Bên cạnh đó, chợ đêm phố cổ Hà Nội cũng nổi tiếng là thiên đường ăn uống với vô vàn món ăn hấp dẫn từ thuần Việt đến Á – Âu. Một số món ăn được nhiều bạn trẻ yêu thích chọn lựa đó là nem chua nướng, thịt xiên, bánh khúc, chả ốc, Tokbokki, sinh tố, chè,…
3.2.3. Chợ đêm phố cổ Hà Nội- nơi lưu giữ bản sắc dân tộc
Ngoài những món ăn ngon thì chợ đêm Hà Nội còn nổi tiếng với các hoạt động văn hóa. Nếu có dịp đến đây vào tối thứ 7 hằng tuần, bạn sẽ có cơ hội được xem biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian cùng các loại hình âm nhạc truyền thống khác như chèo, quan họ, xẩm, ca trù,… được thực hiện bởi Hội Nhạc Sĩ Việt Nam. Không khí sôi động của chợ đêm kết hợp với những màn biểu diễn dân gian càng làm tăng thêm nét cuốn hút cho chợ đêm Hà Nội.
Kinh nghiệm du lịch phố cổ Hà Nội
Khu phố cổ Hà Nội không chỉ đẹp vào ban ngày với những di tích lịch sử và nét đẹp cổ kính của những tòa kiến trúc xưa. Vào đêm, nơi đây cũng có nhiều tụ điểm ăn chơi hấp dẫn mà bạn có thể đến và thưởng thức. Để có thể tham quan khu vực này một cách tốt nhất, Gotadi gợi ý cho bạn một số kinh nghiệm du lịch Hà Nội như sau:
4.1. Phố cổ Hà Nội buổi sáng
Vào buổi sáng, bạn có thể tham quan dạo quanh các khu phố cổ để ngắm nhìn vẻ đẹp cổ điển của kiến trúc tại phố cổ Hà Nội. Bạn có thể đến phố Hàng Mã, Hồ Hoàn Kiếm, Đền Bạch Mã, ô Quan Chưởng, nhà cổ Mã Mây và các di tích khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé thăm chợ Đồng Xuân để mua một số đồ lưu niệm và thưởng thức các món ngon tại đấy. Khi mua sắm, bạn nên trả giá một chút để có được món đồ ưng ý, nhưng lưu ý đừng trả giá quá thấp hoặc chỉ ghé mà không mua vào buổi sáng nhé vì điều này khá kiêng kị khi mua bán tại các chợ miền Bắc đấy nhé!
Bên cạnh đó, ngoài những địa điểm trong khu phố cổ, bạn có thể tham quan thêm một số địa điểm khác cũng gần đây như Hoàng Thành Thăng Long, Lăng Bác, Nhà hát lớn Hà Nội, Đền Ngọc Sơn,…
4.2. Phố cổ Hà Nội về đêm
Phố cổ Hà Nội về đêm nhộn nhịp hơn hẳn với nhiều hoạt động mua bán, ăn uống, giao lưu văn hóa nghệ thuật. Bạn có thể đến chợ đêm phố cổ Hà Nội đắm mình trong những làn điệu, câu ca vào mỗi tối thứ bảy. Ngoài ra, bạn cũng có thể dạo quanh Hồ Gươm, tận hưởng không khí trong lành và vẻ đẹp lung linh về đêm của các đèn đa sắc màu ven hồ.
Những câu hỏi thường gặp về Phố cổ Hà Nội
1. Khu phố cổ Hà Nội gồm những phố nào?Phố cổ Hà Nội gồm các khu phố: Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Mã Mây, Hàng Đào, Hàng Mã, Hàng Thiếc, Hàng Quạt,…
2. Những địa điểm vui chơi tại phố cổ Hà Nội là gì?Khi du lịch khu phố cổ Hà Nội, bạn có thể ghé những địa điểm vui chơi sau:
– Vào ban ngày: Hồ Hoàn Kiếm, Chợ Đồng Xuân, Phố Hàng Mã, Đền Bạch Mã, Ô Quan Chưởng, Nhà Cổ Mã Mây, Phố Tạ Hiện.
– Vào ban đêm: Chợ đêm phố cổ Hà Nội, Phố bích họa Phùng Hưng, Cầu Nhật Tân, Cầu Long Biên.3. Các quán ngon khi đi chơi tại phố cổ Hà Nội?Danh sách những quán ngon khi đi du lịch phố cổ Hà Nội:
Bún ốc Thúy ngõ chợ Đồng Xuân – 11 Ngõ chợ Đồng Xuân
Vua Chả Cá – 9 Lý Thường Kiệt
Phở Bát Đàn – 49 Bát Đàn
Xôi xéo chị Mây – 35 Lý Thường Kiệt, Hàng Bài
Phở Lý Quốc Sư – 10 Lý Quốc Sư
Bún chả Hàng Quạt – 74 Hàng Quạt
Bún đậu mắm tôm Việt – 31 Hàng Khay, Tràng Tiền
Nem chua rán ngõ Tạm Thương – 36 Tạm Thương, phố Hàng Gai
Cháo sườn sụn Huyền Anh – 14 Đồng Xuân
Cháo trai Trần Xuân Soạn – 26 Trần Xuân Soạn
Mỳ gà tần – 24 Hàng Bồ
Mỳ vằn thắn Phương Béo – 9 Hàng Chiếu
Bún thang Bà Đức – 48 Cầu Gỗ
Kem Tràng Tiền – Số 35, Tràng Tiền
Nộm Mai Nga phố Hàm Long – 25 Hàm Long
Hoa quả dầm Hoa Béo – 17 Tô Tịch
Xôi chè Bà Thìn – 95 Hàng Bồ
Há cảo chiên Hàng Bồ – 57 Hàng Bồ
Bánh tráng trộn cô Toàn – 86 Hàng Trống
Chè Bốn Mùa – 4 Hàng Cân
Giải mã Phố cổ Hà Nội – Địa điểm du lịch không thể bỏ lỡ
Phố cổ Hà Nội hay còn được biết đến với một tên gọi không chính thức khác là “Hà Nội 36 phố phường” là một khu vực đô thị nằm ở khu vực trung tâm Hà Nội. Đây là nơi hình thành những phố nghề đặc trưng, mang một nét truyền thống văn hóa đặc […]
Đã cập nhật 12 tháng 1 năm 2022
Bởi TopOnMedia