Nhận biết các loại giày tây: giày công sở Oxford

Người Anh dẫn đầu tiêu chuẩn thời trang cao cấp của khắp Âu Châu và hoa Kỳ trong các giai đoạn ảm đạm của 2 lần đại chiến thế giới. Có nguồn gốc từ vương quốc Anh, giày Oxford không chỉ là hình mẫu lịch lãm của các quý ông mà còn phổ biến nhất trong số các loại […]

Đã cập nhật 12 tháng 11 năm 2015

Bởi TopOnMedia

Nhận biết các loại giày tây: giày công sở Oxford

Người Anh dẫn đầu tiêu chuẩn thời trang cao cấp của khắp Âu Châu và hoa Kỳ trong các giai đoạn ảm đạm của 2 lần đại chiến thế giới. Có nguồn gốc từ vương quốc Anh, giày Oxford không chỉ là hình mẫu lịch lãm của các quý ông mà còn phổ biến nhất trong số các loại giày tây công sở ngày nay. Những đôi giày Oxford được xem là một trong những item không thể thiếu của một bộ Âu phục hoàn hảo, và cần thiết có mặt trong tủ giày của hầu hết nam giới.

1. Nguồn gốc

Những đôi giày công sở Oxford xuất hiện đầu tiên ở Scotland và Ireland. Sự ra đời của giày Oxford bắt nguồn từ sự “nổi loạn” của các sinh viên đại học Oxford ở Anh vào khoảng năm 1825. Đó là những cá nhân muốn thay đổi lối ăn mặc cứng nhắc kiểu truyền thống, thay vì những đôi ủng cao đến đầu gối trong suốt thế kỷ XVII. Trào lưu này lan rộng đến Mỹ từ sau 1800, những đôi giày Oxford tại Mỹ có tên gọi phổ biến là Bal-type hay Balmoral. Trong khi đó, tại Pháp được gọi là Richelieu.

2. Đặc trưng

Oxford truyền thống là dạng giày đế phẳng (đế bệt), được khâu đó với kỹ thuật bespoke lành nghề trên chất liệu da thuộc cao cấp. Như hầu hết các chủng loại trang phục và phụ kiện khác, thuận theo dòng chảy nhu cầu của thời trang hiện đại, Oxford được sáng tạo và tiến hoá để phù hợp với cả hai thể thức ăn mặc trang trọngthường nhật.

Hầu hết các đôi giày Oxford hiện đại của Anh có 5 lỗ xỏ dây giày (eyelets) và song song nhau, trong khi Oxford được sản xuất tại Mỹ – hay còn gọi là Balmoral, có thiết kế 6 lỗ xỏ dây giày (eyelets). Tại Anh và một số nước Châu Âu, Balmoral được xem là loại giày buộc dây kiểu Cap-toe Oxford. Ngoài ra, kiểu giày trang trọng này còn được nhận diện dưới dạng Seamless Oxford – hoàn toàn không có đường ráp; hay Wholecut Oxford – với một đường khâu nối ở gót giày.

Mặc dù Oxford được sáng tạo với phong phí kiểu dáng và lối trang trí, nhưng thống nhất chung một đặc điểm là kiểu giày buộc dây mui khép kín, trái ngược với Derby là dạng giày buộc dây mui mở. Kiểu giày buộc dây cho phép người mang dễ dàng xỏ giày và tháo cởi. Tuy nhiên Derby có thiết kế mui linh hoạt và “mở” tối đa cho những người đặc biệt có mu bàn chân to và dày, trong khi đó, Oxford có khuynh hướng tạo cảm giác thu gọn và tạo dáng thanh thoát cho đôi bàn chân.

3. Tính phổ biến

Đối với các nhà thiết kế và nhiều hãng thời trang danh tiếng, Oxford được đánh giá là một trong những chủng loại đắt tiền và sang trong nhất trong các dòng thời trang giày nam giới. Nếu các quý ông cần lựa chọn một đôi giày cho một dịp quan trọng nào đó, những đôi giày Oxford được xem là sự lựa chọn hàng đầu. Kiểu giày này được sử dụng nhiều bởi giới doanh nhân và nhân viên văn phòng, tuỳ theo chất lượng và giá trị sẽ thể hiện đẳng cấp và phong thái riêng của từng người.

Những đôi giày Oxford nữ ngày nay bắt nguồn bởi xu hướng Menswear từ những năm 1920, và thậm chí càng trở nên thị trường hoá khi quay trở lại trong vài năm gần đây. Trong khi giày Oxford nữ liên tục theo đuổi các trào lưu thời thượng thì những kiểu giày công sở Oxford nam có xu hướng retro, trung thành với các tiêu chuẩn bespoke truyền thống, đòi hỏi chất liệu da và kỹ thuật may khâu chất lượng.

4. Nhãn hiệu

Trên khắp thế giới, có hàng ngàn các nhãn hiệu và nhà sản xuất cung cấp giày Oxford. Bên cạnh các hãng thời trang xa xỉ bậc nhất như Louis Vuitton, Bally, Gucci, Ralph Lauren, Burberry, Prada,…càng phải kể đến các thương hiệu sản xuất giày có trụ sở tại Anh, Đức và Tây Ban Nha như: Pediwear, Scarosso, Shoepassion, Meermin, Crockett & Jones, J.Fitzpatrick, Loake, Carmina,  Gaziano & Girling,