Nhận biết các loại giày tây: Giày thầy tu Monk-strap

Giày tây là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên phong thái lịch lãm của người đàn ông. Trong khi rất nhiều người sở hữu hàng loạt những đôi giày tây xa xỉ, những loại giày có nguồn gốc lâu đời thậm chí không được biết đến tên gọi thực sự. Có những […]

Đã cập nhật 8 tháng 10 năm 2015

Bởi TopOnMedia

Nhận biết các loại giày tây: Giày thầy tu Monk-strap

Giày tây là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên phong thái lịch lãm của người đàn ông. Trong khi rất nhiều người sở hữu hàng loạt những đôi giày tây xa xỉ, những loại giày có nguồn gốc lâu đời thậm chí không được biết đến tên gọi thực sự. Có những tên gọi mang tính “địa phương” như giày lười, giày mọi. Cũng có các loại giày tây mà rất ít người có thể phân biệt được như BrogueBlucher, OxfordDerby hay Boat và Moccasin.

Tiếp tục chủ đề phân tích và nhận biết các loại giày tây, Leflair mang đến một loại giày tây có tên gọi rất thú vị – Monk-strap hay trong tiếng Việt “địa phương” được biết đến với tên: Giày thầy tu.

1. Nguồn gốc

Trong khi những đôi giày Monk-strap đang trở nên phổ biến hơn, với đa dạng phong cách và kiểu dáng mới được sáng tạo thêm mỗi năm, lịch sử của loại giày này cũng đang “dày” thêm qua hàng thế kỷ. Nguồn gốc xa xưa của những đôi giày Monk-strap, vốn được mang bởi các nhà sư ở dãy Alps vào khoảng thế kỷ thứ XV. Mãi đến thế kỷ XIX, nhà sáng lập cùng tên của thương hiệu có truyền thống làm giày bespoke lâu năm của Anh – John Lobb, đã cải tiến giày của các nhà sư cho phù hợp với Hoàng Tử Edward. Những năm 1920, giày Double Monk-strap được đặt theo tên con trai của nhà sáng lập là “William”. Đến năm 1945, hãng giày John Lobb bắt đầu cho sản xuất những đôi giày William Monk-strap, mẫu giày này trở thành sản phẩm mang tính di sản của hãng John Lobb cho đến nay.

2. Đặc trưng

Đặc trưng riêng của một đôi Monk-strap là thiết kế đóng mở bằng dây gài và khóa kim loại. Monk-strap được xem là kiểu giày mang tính Formal-wear, dễ phối hợp trang phục hơn nhiều so với Brogue, là một trong các thể loại chính trên kệ giày của các quý ông. Giày Monk-strap có 3 loại kiểu dáng cơ bản, bao gồm: Monk-strap (khóa đơn) và Double Monk-strap (khóa đôi), và đang ngày càng phổ biến Triple Monk-strap (khóa ba).

Khi bắt đầu phổ biến trong giới thời trang, không ít người cho rằng Monk-strap là kiểu giày phổ thông, với khóa gài kim loại làm mất đi vẻ thanh lịch của giày da. Tuy nhiên, những chiếc khóa kim loại luôn được giữ nguyên tính “đơn điệu” tối giản. Thay vào đó, Monk-strap ngày nay được sáng tạo dựa trên sự kết hợp cấu trúc và phong cách trang trí của các loại giày tây khác như họa tiết đục lỗ của Brogue, hay trang trí với chi tiết cột dây của Derby.

Monk-strap là một loại giày mang phong cách thanh lịch, cổ điển, phù hợp với môi trường công sở, hội họp và dự tiệc. Đây là kiểu giày dễ dàng mix match trang phục trong nhiều sự kiện, các tín đồ có thể kết hợp suit, blazer, sơ mi và quần âu công sở; jeans hay chinos phối cùng áo polo giản dị. Ngoài ra, những đôi giày Monk-strap đang ngày càng trẻ trung và đa phong cách, ứng dụng mọi chất liệu da lộn, denim, nhung, canvas, v.v… trở thành items rất đẳng cấp cho phong cách street-style. Đối với các chàng trai trẻ, sự kết hợp tổng thể với shorts/jean skinny xắn gấu, các loại áo jacket hay cardigan có màu sắc và họa tiết nhã nhặn, sẽ càng làm nổi bật phong cách manly năng động, bụi bặm và sành điệu.

3. Tính phổ biến

Giày Monk-strap thực sự rất được ưa chuộng trong trên khắp các sàn diễn thời trang quốc tế. Ngày nay, với xu hướng “đường phố hóa” thời trang trở nên phổ biến, đại chúng và “bình đẳng hóa” các giá trị phong cách, cá tính và bản sắc riêng của mỗi người. “Cái nôi” Âu Châu vẫn là nơi mà những đôi giày Monk-strap được phô diễn nhiều nhất vẻ sành điệu và nam tính lịch lãm của mình.

Đối với thị trường Châu Á, văn hóa “giày tây áo vest” vẫn là một dòng chảy ngược, đặc biệt khó phù hợp với những quốc gia có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, điển hình như Việt Nam. Mặc dù được biết đến với tên Việt Nam là “giày thầy tu”, Monk-strap vẫn không không phải là sự lựa chọn quen thuộc cho đa số nam giới. Tuy nhiên, những thiết kế với chất liệu phù hợp, trendy và đơn giản, cũng được giới doanh nhân công sở ưa dùng cũng như là sự lựa chọn mới mẻ của các tín đồ thời trang.

4. Nhãn hiệu

Các nhãn hiệu “dress-shoe” chuyên sản xuất giày Monk-strap ngoài John Lobb còn có các hãng thời trang bespoke  nam nhưFlorsheim, Pitti Uomo, Johnston & Murphy, Giorgio Brutini,  Alfred Sargent, J.Crew, Sid Mashburn, Ralph Lauren, Edward Green, Bally, Hardy Amies

5. Các gương mặt đại diện

Không giống như BrogueOxford, giày Monk-strap mang tính Casual-wear và urban. Do đó, những đôi “giày thầy tu” không phải là sự lựa chọn phố biến của giới ca sĩ, diễn viên nổi tiếng thế giới. Thay vào đó, phong cách giày Monk-strap được yêu chuộng chủ yếu bởi những cá nhân có phong cách phòng khoáng, làm những công việc cởi mở trong các lĩnh vực sáng tạo và nghệ thuật. Kiểu giày này là một trong những items yêu thích trong “bộ sưu tập xu hướng” của các Fashion BloggerFashionista nam nổi tiếng như: Paul Ramos, Brian Sacawa, Andrew Villagomez, Adam Gallagher, Richie Culver, Lino Ieluzziv.v…

Những quý ông lịch lãm có thể tham khảo thêm nhiều mẫu giày thời trang và phong cách tại www.leflair.vn