Test API là gì? Tìm hiểu về phương pháp API Testing

Tương tự như các chương trình và phần mềm ứng dụng khác, API bắt buộc phải được kiểm thử trước khi đưa vào vận hành. Phương pháp kiểm định này được gọi là Test API hay API Testing. Vậy Test API là gì và tầm quan trọng của API Testing là như thế nào? Mời […]

Đã cập nhật 14 tháng 12 năm 2022

Bởi anhnguyen

Test API là gì? Tìm hiểu về phương pháp API Testing

Tương tự như các chương trình và phần mềm ứng dụng khác, API bắt buộc phải được kiểm thử trước khi đưa vào vận hành. Phương pháp kiểm định này được gọi là Test API hay API Testing. Vậy Test API là gì và tầm quan trọng của API Testing là như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Xem thêm tại: 21 Phần Mềm KPI Hiệu Quả Tốt Nhất Cho Doanh Nghiệp 2023

Test API là gì?

Test API hay API Testing là một phương pháp kiểm thử phần mềm, bao gồm kiểm tra trực tiếp giao diện lập trình ứng dụng (API) mà không tác động tới client. Test API còn là một phần của kiểm thử tích hợp nhằm xác định các API có đáp ứng kỳ vọng về chức năng, độ tin cậy, hiệu suất và bảo mật hay không.

Test API là gì?
Test API là gì? (Nguồn: Internet)

API Testing được thực hiện trên các business layer, dữ liệu được yêu cầu từ XML hoặc JSON và phản hồi lại qua giao thức HTTP. Kiểm thử API khác với những phương pháp kiểm thử khác vì cần phải thiết lập môi trường khởi tạo. Sau đó call API với các tham số được yêu cầu và kiểm tra kết quả trả về.

Ưu điểm và lợi ích của Test API là gì?

Tiết kiệm thời gian

Khác với những phương pháp kiểm thử khác chỉ có thể thực hiện khi các phần mềm hoặc ứng dụng đã hoàn thiện, API Testing cho phép các lập trình viên có thể kiểm thử từ sớm. Bởi vì Test API độc lập và không cần đến giao diện người dùng nên các tester có thể sớm tham gia vào vòng đời phát triển sản phẩm.

Phương pháp API Testing cho phép lập trình viên rà soát và kiểm thử lỗi ngay từ những tính năng đầu tiên để khắc phục các vấn đề trong vòng đời phát triển. Ngoài ra, API Testing cũng không phụ thuộc vào GUI Testing nên có thể kiểm tra rất nhiều logic của ứng dụng.

Giảm thiểu chi phí

Theo mô hình Kim tự tháp Tự động hóa (Automation Pyramid), các tầng kiểm thử được khuyến khích sử dụng theo thứ tự giảm dần là: Unit testing > API Testing > UI Testing.

Mô hình Kim tự tháp Tự động hóa (Automation Pyramid)
Mô hình Kim tự tháp Tự động hóa (Automation Pyramid) (Nguồn: Internet)

Đi từ tầng dưới lên, các phương pháp kiểm thử sẽ càng tốn nhiều thời gian, phạm vi kiểm thử và chi phí thực hiện. Có thể thấy Unit Testing và API Testing giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí cho việc xây dựng chiến lược kiểm thử tự động.

Giảm thiểu nhân sự

Bằng cách tích hợp phương pháp Test API, các doanh nghiệp sẽ giảm được áp lực kiểm thử hồi quy của đội QA (Quality Control). API Testing yêu cầu ít code hơn, phạm vi kiểm thử rộng hơn và cung cấp kết quả nhanh hơn. Nhờ đó nhóm QA rút ngắn thời gian kiểm thử so với cách kiểm thử hồi quy bằng tay.

Ngoài ra khi tích hợp Test API, nhóm QA còn có thể nhanh chóng phản hồi và gửi báo cáo chất lượng kiểm thử ngay từ giai đoạn đầu của dự án mà không cần tiêu tốn nhiều nhân sự.

Phương pháp tiếp cận API Testing là gì?

Phương pháp tiếp cận API Testing là một chiến lược được vạch ra bởi các Tester nhằm tiến hành kiểm định API sau khi môi trường Test API đã được thiết lập sẵn sàng.

Phương pháp tiếp cận API Testing giúp những Tester hiểu rõ hơn về các chức năng, kỹ thuật kiểm thử, tham số đầu vào và các thực hiện testcase.

Một số lưu ý giúp người dùng thực hiện phương pháp API Tesing:

  • Hiểu về chức năng của chương trình API và xác định rõ phạm vi của chương trình.
  • Áp dụng các kỹ thuật kiểm thử như phân vùng tương đương, phân tích giá trị biên, đoán lỗi và viết testcase cho API.
  • Lên kế hoạch và xác định các tham số đầu vào phù hợp cho API.
  • Tiến hành testcase và so sánh kết quả mong đợi với thực tế.

Trên đây là những chia sẻ trả lời cho câu hỏi Test Api là gì và tầm quan trọng của nó. Nếu cảm thấy thú vị, mời các bạn cùng đón đọc những bài viết khác tại Thetips.

Nguồn: Test API là gì? Hiểu đúng về API Testing cho người mới bắt đầu