Sâu răng có nguy hiểm không? Cách điều trị và ngăn ngừa


Sâu răng là bệnh lý răng miệng vô cùng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Sâu răng có nguy hiểm không? Cách điều trị và ngăn ngừa sâu răng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về bệnh lý sâu răng để có thêm nhiều thông tin điều trị và phòng tránh.

Đã cập nhật 27 tháng 12 năm 2019

Bởi TopOnMedia

Sâu răng có nguy hiểm không? Cách điều trị và ngăn ngừa

Sâu răng là bệnh lý răng miệng vô cùng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Sâu răng có nguy hiểm không? Cách điều trị và ngăn ngừa sâu răng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về bệnh lý sâu răng để có thêm nhiều thông tin điều trị và phòng tránh.

1. Sâu răng là gì?

Sâu răng là hiện tượng trên răng xuất hiện các tổn thương mất mô cứng và gây nên các lỗ hổng trên bề mặt, đây là hệ quả của quá trình răng bị phá hủy bởi vi khuẩn tồn tại trong các mảng bám ở răng, hình thành nên các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng. Vi khuẩn sâu răng là do sự kết hợp các loại vi khuẩn trong miệng, vi khuẩn do thức ăn tích tụ lại trên răng miệng, ăn nhiều quà vặt và lười vệ sinh răng miệng. Nếu bệnh sâu răng không sớm điều trị, lỗ sâu trên răng sẽ lớn dần, vi khuẩn xâm nhập vào tủy, rất nguy hiểm. 

Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến

Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến (Nguồn: bloganchoi.com)

2. Sâu răng có nguy hiểm không

Sâu răng là bệnh lý rất phổ biến song không phải ai cũng hiểu được tính chất nguy hiểm của bệnh để phòng tránh và điều trị. Sâu răng không sớm điều trị sẽ trở nặng và gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống.

2.1. Dễ dàng chủ quan bỏ qua

Sâu răng là bệnh lý rất phổ biến nhưng lại thường bị nhiều người bỏ qua. Sâu răng giai đoạn đầu chỉ là những lỗ nhỏ li ti hay đốm đen sẫm màu, khó nhìn thấy, không gây đau nhức nên nhiều người chủ quan bỏ qua, không thăm khám. 

2.2. Gây đau nhức răng

Sâu răng có gây hôi miệng không? Răng bị sâu không chỉ gây hôi miệng và còn khiến chúng đau nhức, khó chịu. Răng bị sâu nếu không sớm điều trị, vi khuẩn sẽ phá hủy men răng, gây nên các lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Sâu răng thường khiến người bệnh đau nhức dữ dội, cơn đau xuất hiện theo từng cơn, khiến người đâu vô cùng khó chịu và mệt mỏi.

2.3. Gây hư hỏng, chết tủy răng

Vi khuẩn sâu răng có sức công phá vô cùng mạnh mẽ, chúng phá hủy men răng, khiến răng dễ bị mục, rất dễ bị gãy. Bên cạnh đó, vi khuẩn sâu răng còn ảnh hưởng vào tủy răng, gây viêm nhiễm tủy và chết tủy răng, người bệnh phải chịu đựng những cơn đau nhức vô cùng dữ dội.

Sâu răng khiến người bệnh vô cùng đau đớn và khó chịu

Sâu răng khiến người bệnh vô cùng đau đớn và khó chịu (Nguồn: demedbook.com)

2.4. Mất răng, ảnh hưởng thẩm mỹ

Vi khuẩn sâu răng làm răng trở nên khiếm khuyết vì xuất hiện các lỗ nhỏ trên bề mặt, men răng bị phá hủy và trở nên mục, dễ gãy. Mất răng vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến ăn uống hằng ngày.

2.5. Viêm nhiễm lan đến xương hàm gây các biến chứng nghiêm trọng hơn

Vi khuẩn sâu răng ngoài phá hủy men răng, ảnh hưởng đến tủy răng thì còn gây viêm nhiễm đến vùng xương hàm. Bệnh nhân có thể bị sưng lợi, nhiễm trùng hàm, đau nhức và xuất hiện các biến chứng vô cùng nguy hiểm.

2.6. Gây nhiễm trùng và các bệnh lý toàn thân

Sâu răng có nguy hiểm không? Răng sâu sẽ gây đau nhức, chức năng răng suy giảm, khả năng nhai thức ăn hạn chế. Do đó hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thức ăn không thể nghiền nhỏ, khả năng hấp thu kém hơn. Đây là lý do người bệnh sâu răng thường mắc các bệnh về tiêu hóa. 

Vi khuẩn sâu răng có thể gây nhiễm trùng nướu, chảy máu chân răng, làm suy yếu tim mạch, có thể gây suy tim hoặc đột quỵ. Bên cạnh đó, vi khuẩn sâu răng còn có thể tác động lên gan, sản sinh ra nhiều chất độc hại, gây nguy hiểm cho hệ thống tim mạch. 

Một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân sâu răng là tình trạng đau đầu. Răng bị sâu nặng sẽ bị viêm nhiễm tủy răng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây đau đầu dữ dội.

Sâu răng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống

Sâu răng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống (Nguồn: lamthenao.com)

Răng bị hư tổn sẽ làm hàm răng mất thẩm mỹ, người bệnh trở nên e ngại hơn trong giao tiếp hằng ngày. Bên cạnh đó, đau nhức răng miệng còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi.

Răng có liên quan đến hệ thần kinh, khi răng bị tổn thương sẽ tác động đến hệ thần kinh, có thể gây méo miệng hoặc liệt cơ mặt. 

Vi khuẩn sâu răng theo đường máu có thể gây nên tình trạng  kháng insulin, kéo dài tình trạng này có thể làm tuyến tụy suy nhược do tăng tiết insulin, gây tiểu đường.

Răng sâu không sớm điều trị có thể gây gãy răng, mất răng, ảnh hưởng đến bộ hàm. Ri răng mất, má sẽ bị hóp, da mặt do đó sẽ bị chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn, cơ mặt trở nên già hơn so với tuổi. 

Với những chia sẻ  trên có thể phần nào trả lời được câu hỏi sâu răng có nguy hiểm không. Để tránh khỏi các tác hại của bệnh, các bạn cần chăm sóc và bảo vệ răng miệng thật tốt, thường xuyên thăm khám để kịp thời phát hiện và điều trị sâu răng. 

3. Biểu hiện của sâu răng

Sâu răng không khó phát hiện, năm được các dấu hiệu bệnh sẽ giúp mọi người sớm phát hiện, điều trị sớm, bảo vệ răng miệng luôn khỏe đẹp và an toàn. 

3.1. Dấu hiệu răng ở giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu răng thường đổi màu, men răng chuyển sang màu sẫm, xuất hiện các đốm ngà. Giai đoạn này răng chưa xuất hiện lỗ, chưa cảm thấy đau nhức , ăn uống vẫn cảm thấy bình thường mà không hề gây ê buốt, khá khó để nhận biết. 

Nên sớm điều trị sâu răng ở những giai đoạn đầu

Nên sớm điều trị sâu răng ở những giai đoạn đầu (Nguồn: images.alobacsi.vn)

3.2. Biểu hiện giai đoạn sâu răng đang ăn sâu vào răng

Giai đoạn sâu răng đang ăn sâu vào răng thì trên bề mặt sẽ xuất hiện các đốm đen hoặc màu nâu. Lỗ sâu răng bắt đầu xuất hiện do men răng bị phá hủy, khi ăn uống khá bất tiện vì thức ăn dễ bị lọt vào lỗ sâu. Uống nước lạnh hay nóng thường có cảm giác ê buốt, răng thường đau nhức nhẹ. 

3.3. Dấu hiệu sâu răng tới tủy gây viêm và chết tủy

Răng xuất hiện lỗ sâu nhưng không sớm điều trị thì vi khuẩn sâu răng sẽ tiếp tục phát triển, ăn mòn cấu trúc răng, ảnh hưởng đến tủy răng, gây viêm nhiễm. Răng bị nhiễm trùng tủy sẽ vô cùng đau nhức, người bệnh phải đối mặt với những cơn đau răng dữ dội, ê buốt khi hít thở hoặc uống nước. 

4. Nguyên nhân gây sâu răng

Bên cạnh việc tìm hiểu sâu răng có nguy hiểm không thì các bạn cần biết nguyên nhân gây nên bệnh. Sâu răng là hệ quả của nhiều nguyên do, chủ yếu là do thói quen sinh hoạt và ăn uống hằng ngày, vi khuẩn cùng với cấu trúc răng và các yếu tố bên ngoài môi trường có thể gây ra tình trạng sâu răng. Chưa biết cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả

4.1. Do cấu trúc răng

Chất lượng men răng kém, răng mọc lệch mọc chồng răng sẽ khiến các bạn dễ mắc bệnh sâu răng. Men răng và ngà răng yếu rất dễ bị vi khuẩn sâu răng tấn công và phá hủy cấu trúc. Bảo vệ men răng tốt sẽ mọi người phòng trắng sâu răng hiệu quả. 

Thói quen ăn uống tiêu cực rất dễ gây sâu răng

Thói quen ăn uống tiêu cực rất dễ gây sâu răng (Nguồn: i.ytimg.com)

4.2. Do thói quen ăn uống có hại cho răng

Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng sâu răng đó chính là thức ăn. Ăn nhiều đồ ngọt sẽ dễ bị sâu răng, thực phẩm giàu tinh bột rất tạo mảng bám trên răng, không vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến vi khuẩn sản sinh, gây sâu răng. Ngoài ra, nước bọt là yếu tố có khả năng rửa trôi vi khuẩn sâu răng, không để miệng bị khô, hạn chế sâu răng. 

4.3. Mảng bám vi khuẩn do vệ sinh răng miệng kém

Vi khuẩn sâu răng hình thành ở các mảng bám và cao răng. Thức ăn thường tạo nên các mảng bám răng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn phát sinh, các mảng bám hình thành cao răng, các vết ố vàng trên răng. Vi khuẩn sâu răng sẽ phá hủy canxi ở men răng, làm răng bị mục và phá hủy chúng.

5. Sâu răng có bị lây không

Rất nhiều thắc mắc không biết sâu răng có lây nhiễm? Sâu răng không phải là bệnh truyền nhiễm, không có khả năng lây lan từ người sang người. Tuy nhiên, sâu răng lại có thể lây lan trong chính bản thân người bệnh, vi khuẩn sâu răng có thể tấn công đến các răng bên cạnh, phá hủy men răng và gây sâu răng. Do đó, khi phát hiện sâu răng, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị, bảo vệ răng miệng luôn sạch sẽ, ngăn chặn tình trạng sâu răng.

6. Điều trị sâu răng như thế nào

Khi phát hiện sâu răng bệnh nhân cần tìm đến các địa chỉ nha khoa chất lượng để thăm khám. Tùy vào tình trạng sâu răng của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất như: trám răng, điều trị tủy hay nhổ răng không đau để loại bỏ răng đã hư hỏng nặng.

Nha sĩ sẽ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị sâu răng phù hợp nhất cho người bệnh

Nha sĩ sẽ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị sâu răng phù hợp nhất cho người bệnh (Nguồn: upload.wikimedia.org)

6.1. Trám răng

Rất nhiều người có chung thắc mắc trám răng sâu có tốt và điều trị dứt điểm được không. Trường hợp bệnh nhân chỉ bị sâu răng nhẹ, mới xuất hiện các lỗ thủng nhỏ, chưa đau nhức hay ê buốt sẽ được bác sĩ chỉ định trám răng. Bác sĩ sẽ trám lại các lỗ sâu để ngăn chặn sâu răng phát triển rộng, phục hồi cấu trúc răng, ngăn ngừa sâu răng lây nhiễm. 

6.2. Điều trị tủy, bọc răng sứ

Trường hợp răng bị sâu răng bị lây nhiễm và phá hủy nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tủy, gây viêm tủy. Trường hợp này bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy để chấm dứt tình trạng đau nhức và viêm nhiễm. Răng sâu khi điều trị tủy rất yếu, dễ gãy và mục nên cách tốt nhất là bọc răng sứ vừa bảo vệ răng vừa tăng tính thẩm mỹ

6.3. Nhổ răng và phục hồi răng Implant

Sâu răng có nguy hiểm không? Sâu răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Đứng trước nhiều phương pháp, không ít người bệnh băn khoăn nên trám hay nhổ răng sâu thì an toàn hơn. Theo đó, trường hợp răng đã bị sâu quá nặng, cấu trúc răng đã bị phá hủy nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng để ngăn ngừa sâu răng. Răng bị nhổ mất sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn uống và thẩm mỹ, bác sĩ sẽ trồng răng Implant phục hồi răng

7. Phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Khi ở nhà các bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách. Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng chất lượng, đánh răng đúng thời điểm và đúng kỹ thuật. Nên chọn riêng kem đánh răng ngừa sâu răng cho trẻ em để đảm bảo an toàn.

Các bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mọi ngóc ngách, loại bỏ mọi mảng bám trên răng. Hạn chế dùng tăm xỉa răng, nó sẽ khiến kẽ răng rộng và xước nướu, thức ăn dễ bám vào. 

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, loại bỏ sạch mọi mảng bám. Súc miệng sạch sẽ bằng nước thường, nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để khử sạch vi khuẩn

Bên cạnh chăm sóc răng miệng tại nhà, các bạn cần đến các địa chỉ nha khoa để làm sạch cao răng và loại bỏ mảng bám, ngăn chặn vi khuẩn sâu răng phát triển. Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ sẽ giúp các bạn biết được tình trạng của răng và kịp thời điều trị sẽ giúp răng luôn khỏe đẹp.

Qua những chia sẻ trên chắc chắn các bạn đã hiểu biết đáp án cho câu hỏi sâu răng có nguy hiểm không. Sâu răng tưởng chừng vô hại nhưng lại mang đến nhiều tác hại vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Chăm sóc răng miệng đúng cách, sớm phát hiện sâu răng và điều trị sẽ giúp các bạn bảo vệ răng miệng luôn khỏe đẹp và an toàn. Để vừa có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng vừa tiết kiệm chi phí, mời bạn tham khảo các voucher nha khoa của Bệnh Viện uy tín với giá hấp dẫn trên Adayroi. Chia sẻ thêm thông tin cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!