Your Money or Your Life – Joe Dominguez và Vicki Robin

Trước khi nói về cuốn sách, Timo xin giới thiệu sơ qua một chút về tác giả cũng như hoàn cảnh ra đời của “Your Money or Your Life”. Joe Dominguez sinh ra và lớn lên ở khu người Do Thái, may mắn tìm được công việc tốt tại khu tài chính phố Wall, làm […]

Đã cập nhật 10 tháng 12 năm 2015

Bởi TopOnMedia

Your Money or Your Life – Joe Dominguez và Vicki Robin

Trước khi nói về cuốn sách, Timo xin giới thiệu sơ qua một chút về tác giả cũng như hoàn cảnh ra đời của “Your Money or Your Life”. Joe Dominguez sinh ra và lớn lên ở khu người Do Thái, may mắn tìm được công việc tốt tại khu tài chính phố Wall, làm việc chăm chỉ và bằng cách nào đó nghỉ hưu sớm ở tuổi 30 sau khi danh dụm được $70,000 vào năm 1969 – tức là khoảng $423,000 ở thời điểm hiện tại. Sau đó, ông gặp Vicki Robin và họ đã cùng nhau xây dựng một nơi gọi là New Roadmap Foundation nhằm chia sẻ các bí quyết chi tiêu của họ, giúp đỡ người khác thoát cảnh nợ nần và nhận ra thói quen chi tiêu phản khoa học của bản thân. Việc làm của ông nhận được rất nhiều ủng hộ. Ông nhận được giúp đỡ tình nguyện nhiệt tình từ giáo viên, giáo sư và rất nhiều băng cassette mọi người gửi tặng. Dần dần, không cần đến khả năng của Internet, họ đã thành công giúp đỡ được rất nhiều người đến mức họ nhận được lời mời phát hành cuốn sách “Your Money or Your Life” – cuốn sách  thay mặt họ giúp đỡ nhiều người hơn nữa cả lúc đó và sau này.

Your money or your life

Tuy nhiên, Timo nhận ra rằng không phải ai cũng có cơ hội đọc kĩ càng và hiểu hết mọi thứ trong đó nhưng chúng ta có thể nắm được hầu hết điều tác giả muốn truyền đạt thông qua bảng tóm tắt Chương Trình Chín Bước (Nine Step Program) sau đây:

B1: Chấp nhận quá khứ

Cộng lại tất cả các khoản bạn kiếm được, trừ đi các khoản chi tiêu, bạn còn lại bao nhiêu? Hiện tại trong tài khoản bạn có bao nhiêu? Bạn đã tiêu bao nhiêu? Đối với nhiều người, họ không thích kết quả họ tính ra chút nào nhưng không sao. Nhìn thẳng vào quá khứ để biết thói quen chi tiêu là cách tốt nhất để chúng ta phản tỉnh.

B2: Nhận ra Thu nhập và Chi tiêu thực

Mục đích của buớc này là tiết lộ cho bạn biết thực sự một giờ làm việc của bạn không đáng giá như bạn nghĩ. Lấy ví dụ một ngời có thu nhập $50,000/năm thì sau khi trừ hết các loại thuế (khoảng $3500), các chi phí liên quan đến công việc như ăn uống, đi lại, quần áo (khoảng $1500) rồi chia cho tổng số giờ làm việc của bạn (khoảng 248 tiếng). Kết quả cuối cùng cho thấy rằng bạn kiếm được khá ít so với thời gian bạn bỏ ra ra làm việc. Trong ví dụ trên, một người lương $50,000/năm chỉ kiếm được $8.06 cho mỗi giờ làm việc. Vậy mà có rất nhiều người mỗi ngày đốt số thời gian khan hiếm và tiền bạc ít ỏi ở Starbucks và quán rượu.

Ghi lại chi tiêu thì dễ hơn, bạn có thể dùng sổ tay, ghi chép lại chi tiêu hàng ngày nhưng việc ghi chép sẽ tốn thời gian và bạn có thể quên ghi lại khoản chi nào đó. Thẻ tín dụng thì lại khác, hãy để ngân hàng tự ghi lại các khoản chi cho bạn. Điều quan trọng là chỉ nên mua những món thật sự cần thiết

B3: Tự làm báo cáo hàng tháng

Lập một bảng Excel ghi lại tất cả các khoản thu và chi hàng tháng, chia chúng ra theo từng hạng mục rồi đổi chúng thanh “giờ”. Ví dụ bạn kiếm đc $10/giờ, bạn chia các khoản chi tiêu đó cho 10, bạn sẽ có số “giờ” mà cuốn sách đề nghị bạn điền vào bảng.

B4: Ba câu hỏi giúp bạn thay đổi cuộc sống

Cho từng hạng mục mà bạn lập, hãy tự mình hỏi các câu hỏi sau đây:

Mình có đạt được nhiều nhất trong từng khoảng thời gian mình bỏ ra hay không?

Chi tiêu này có đáng bỏ ra để đạt được mục tiêu của mình không?

Nếu mình không phải đi làm hằng ngày thì khoản chi tiêu này thay đổi ra sao? (nhiều hơn, ít hơn hay như nhau?)

B5: Luôn để biểu đồ thu nhập và chi tiêu trong tầm mắt

Tác giả khuyên rằng nên in các báo cáo hàng tháng thành dạng biểu đồ rồi treo đâu đó trong nhà nơi bạn thường xuyên nhìn thấy và ngày ngày cảm nhận được thay đổi thói quen chi tiêu của bản thân. Việc này có tác dụng làm động lực để bạn cố gắng tăng thu giảm chi và dần dần học được cách chi tiêu sáng suốt, không mua những thứ vô ích vì cảm xúc nữa.

B6: Học cách trân trọng từng giờ quý báu bằng cách giảm chi tiêu

Đây là điều khó nhằn nhất đối với bất kì ai đang nỗ lực thành công trong việc tự do tài chính – học cách tiêu tiền cho những thứ bạn thật sự dùng thay vì những thứ bạn thích nhưng không cần thiết. Cuốn sách sẽ hướng dẫn cho bạn 10 tip hữu dụng để bạn tự học điều này.

B7: Kiếm nhiều hơn

Tìm cách kiếm nhiều tiền hơn, không giới hạn công việc của bạn ở chuyên môn hiện tại, thử sức với công việc khác. Làm nhiều hơn và kiếm nhiều hơn trong một giờ làm việc.

B8: Nhìn thấy Điểm giao nhau

Điểm giao nhau ở đây là khi thu nhập thụ động (như tiền lãi đầu tư) bằng với chi tiêu của bạn. Khi bạn nhìn thấy Điểm giao nhau, đó là khi bạn đã đạt được Tự do tài chinh.

B9: Quản lý tiền của bạn

Bạn cần lựa chọn các khoản đầu tư an toàn, có thể sinh lời ít nhưng đều đặn và quản lý chi tiêu cơ bản của bản thân sao cho hai khoản đó cân bằng nhau.

Tags: