Cơ khí là một trong những ngành được đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn tại nước ta. Vì vậy mà ngày càng nhiều xưởng sản xuất cơ khí được xây dựng. Vậy xưởng cơ khí là gì và cần những thủ tục nào để mở xưởng gia công cơ khí. Để hiểu rõ vấn đề liên quan đến xưởng cơ khí, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Xưởng cơ khí là gì?
Xưởng cơ khí hay xưởng sản xuất cơ khí là đơn vị chuyên chế tạo, gia công các nguyên liệu cơ khí thô sơ như nhôm, thép, inox… thành các sản phẩm cơ khí có khả năng ứng dụng và độ chính xác cao trong các lĩnh vực kinh tế và đời sống con người.
Các thủ tục cần thiết để mở xưởng cơ khí
Hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị
Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Luật doanh nghiệp 2020, hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký của doanh nghiệp
- Điều lệ, quy định của công ty
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên cần có danh sách thành viên công ty. Đối với công ty cổ phần cần có danh sách của cổ đông sáng lập, cổ đông là chủ đầu tư ở nước ngoài. Đối với cổ đông nước ngoài là một tổ chức cần có danh sách người đại diện theo ủy quyền.
- Bản sao hợp lệ các loại giấy tờ sau: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp, chúng nhận đăng ký đầu tư
Các bước thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, thực hiện đăng ký doanh nghiệp trực tuyến thông qua cổng thông tin quốc gia
- Bước 2: Sau khi hồ sơ trực tuyến được duyệt, người có ủy quyền hoặc chủ doanh nghiệp cần phải đưa hồ sợ đến bộ phận Đăng ký doanh nghiệp
- Bước 3: Lấy biên nhận về thời gian lấy giấy đăng ký doanh nghiệp về mở xưởng gia công cơ khí.
Lưu ý khi mở xưởng cơ khí
Dưới đây là một số lưu ý khi mở xưởng cơ khí, bạn đọc có thể tham khảo:
- Sau khi mở xưởng cần phải đóng thuế cho nhà nước như thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài hay thuế thu nhập cá nhân…
- Lưu ý về cách đặt tên doanh nghiệp: Tên của doanh nghiệp được đặt theo quy tắc: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Ví dụ: Loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, có thể viết là “TNHH”, Tên riêng là Zen. Vậy tên doanh nghiệp là Công ty TNHH Zen
Trên đây là những chia sẻ của Thetips về xưởng cơ khí và các thủ tục cần thiết để mở xưởng sản xuất cơ khí. Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp ích cho bạn nếu có dự định mở xưởng cơ khí.