Việt Nam xử lý nghiêm những nhà máy sản xuất gây ô nhiễm môi trường

Có thể thấy, ở Việt Nam ô nhiễm môi trường chưa bao giờ trở thành điểm nóng như hiện tại. Các nhà máy, xí nghiệp, các xưởng sản xuất gia công bao bì cũng mọc lên nhanh chóng. Vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Do đó, vấn đề môi […]

Đã cập nhật 1 tháng 9 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Việt Nam xử lý nghiêm những nhà máy sản xuất gây ô nhiễm môi trường

Có thể thấy, ở Việt Nam ô nhiễm môi trường chưa bao giờ trở thành điểm nóng như hiện tại. Các nhà máy, xí nghiệp, các xưởng sản xuất gia công bao bì cũng mọc lên nhanh chóng. Vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Do đó, vấn đề môi trường cần được quan tâm và khắc phục kịp thời. Và thực tế, Việt Nam kiên quyết xử lý nghiêm những nhà máy sản xuất gây ô nhiễm. 

Thực trạng môi trường ở Việt Nam và những con số gây sốc

Theo thống kê mới nhất của Bộ tài nguyên và môi trường, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật. Lượng rác thải phát sinh hơn 23 triệu tấn  kèm theo hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp. Trong đó, cả nước có hơn 630.000 tấn chất là chất thải nguy hại. Tuy nhiên việc xử lý chất thải, nước thải còn rất hạn chế.

Thêm nữa, trên cả nước hiện có 283 khu Công Nghiệp với hơn 550.000m3 nước thải/ngày đêm. Và có tổng 615 cụm công nghiệp nhưng chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hơn 500.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình gây ô nhiễm, Công Nghệ lạc hậu. Và hàng loạt các nhà xưởng sản xuất gia công bao bì, giấy bóng gây ô nhiễm đến môi trường. 

 Không dừng lại ở đó, cả nước hiện có 787 đô thị với 3.000.000 m3 nước thải ngày/đêm. Và hiện có 458 bãi chôn lấp rác thải, trong đó có 337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Hơn 100 lò đốt rác sinh hoạt công suất nhỏ, có nguy cơ phát sinh khí dioxin, furan. Đây là những con số thống kê cho thấy hiện tượng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Những con số giật mình này giúp chúng ta thẳng thắn nhìn vào bức tranh tổng thể về thực trạng môi trường tại Việt Nam hiện nay.

Việt Nam xử lý nghiêm những nhà máy sản xuất gây ô nhiễm môi trường

Đối mặt với những báo động về môi trường, chính phủ Việt Nam cũng có những bước đi dứt khoát nhằm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 

1/ Những động thái tích cực trong việc xử lý ô nhiễm môi trường

Đơn cử như đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường của Công ty Cổ phần Xây dựng Tiến Đạt. Theo đó Công ty này đã bị UBND tỉnh Hà Tĩnh đã xử phạt 435 triệu đồng. Ngoài ra đình chỉ hoạt động trong 3 tháng cùng với cải tạo hệ thống xử lý nước thải. 

Đáng kể nữa là việc chính quyền tỉnh Thái Bình xử lý 6 doanh nghiệp có hành vi xả thải nước sản xuất chưa qua xử lý ra môi trường. Sáu doanh nghiệp vi phạm là: Công ty TNHH Tuấn Lộc, Công ty TNHH CBA, Công ty TNHH Phương Tiến, Công ty TNHH Nam Thành, Công ty TNHH Minh Tâm và Công ty TNHH Thành Bắc. Đây là một sự kiện gây bức xúc cho người dân địa phương nhiều năm qua. Theo đó, có bốn doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 300 triệu đồng. Hai doanh nghiệp bị xử phạt tổng số tiền hơn 700 triệu đồng. 

Mức phạt này là do lỗi triển khai sản xuất nhưng chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các DN nêu trên đều bị đình chỉ hoạt động và niêm phong thiết bị sản xuất. Các hoạt động của các DN là vi phạm pháp luật, gây ra hệ lụy lớn đối với môi trường. Ngoài ra, còn rất nhiều DN vi phạm và đã được xử lý kịp thời.  

2. Khó khăn còn tồn tại

Việc xử lý các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình vi phạm đang gặp rất nhiều khó khăn. Sở dĩ là do các quy định ban hành của Nhà nước liên tục thay đổi, không nhất quán trong hướng xử lý, không có chế tài xử phạt cụ thể. Chính vì vậy nên vi phạm tiếp nối vi phạm, kéo dài gây bức xúc trong nhân dân

Nói tóm lại, môi trường là yếu tố sống cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Chính vì vậy, thay đổi ý thức, tư duy của các nhà đầu tư, từ những xưởng sản xuất gia công bao bì nhỏ lẻ, đến những tập đoàn lớn là điều hết sức cần thiết. Hy vọng Chính phủ có những biện pháp chế tài mạnh hơn nữa đối với những vi phạm dù nhỏ. 

Tags: