Ưu và nhược điểm của hệ thống làm mát nhà xưởng tự nhiên

Làm mát nhà xưởng là bắt buộc đối với các doanh nghiệp hiện nay. Thực tế có rất nhiều giải pháp làm mát nhà xưởng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn. Và mỗi giải pháp đều có những ưu và nhược điểm. Điều quan trọng là doanh nghiệp tìm được giải pháp phù hợp […]

Đã cập nhật 1 tháng 9 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Ưu và nhược điểm của hệ thống làm mát nhà xưởng tự nhiên


Làm mát nhà xưởng là bắt buộc đối với các doanh nghiệp hiện nay. Thực tế có rất nhiều giải pháp làm mát nhà xưởng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn. Và mỗi giải pháp đều có những ưu và nhược điểm. Điều quan trọng là doanh nghiệp tìm được giải pháp phù hợp với mình nhất. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến ưu và nhược điểm của hệ thống làm mát nhà xưởng tự nhiên. 

Ưu điểm hệ thống làm mát nhà xưởng tự nhiên 

1/ Giữ không khí trong lành

Thông thường các nhà máy, xưởng gia công… đều chứa nhiều bụi độc hại. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động. Môi trường bên trong nhà máy, xưởng sản xuất kín, bức bí, không có không khí tự nhiên trao đổi. Khi lắp đặt hệ thống này sẽ giúp cho môi trường làm việc trở nên trong lành, thông thoáng hơn. Hệ thống với nguyên lý làm việc chính là tạo ra áp suất hút khí thải, độc hại, khói bụi… trong không gian nhà xưởng ra bên ngoài và cung cấp không khí tươi vào trong. Điều này sẽ giúp tạo môi trường làm việc thoải mái, dễ chịu, an toàn cho người lao động. Và giúp họ làm việc hăng say, nâng cao năng suất lao động. 

 2/ Tiết kiệm chi phí. 

 Ứng dụng các yếu tố tự nhiên, hệ thống làm mát nhà xưởng tự nhiên là phương pháp tiết kiệm nhất. Hệ thống chỉ cần lắp đặt 1 lần có thể sử dụng trong thời gian dài nên giúp tiết kiệm chi phí đầu tư tối đa. So với điều hòa, quạt làm mát thì hệ thống thông gió nhà xưởng này sẽ tiết kiệm điện năng hàng tháng. Từ đó giúp tiết kiệm cho doanh khoản tiền lớn hàng tháng. Với hệ thống này, doanh nghiệp chắc chắn sẽ thấy hài lòng về chi phí sử dụng. 

3/ Việc vận hành và bảo dưỡng hệ thống làm mát nhà xưởng dễ dàng

Khác với giải pháp thông gió công nghiệp, giải pháp làm mát nhà xưởng tự nhiên không cần nhiều thiết bị. Có những kiểu thông gió tự nhiên chỉ tạo gió dựa vào hệ thống lam gió hoặc cửa sổ. Hay có những kiểu chỉ cần ống và quạt hút. Vì vậy, nên việc lắp đặt tương đối dễ dàng. Và do không cần nhiều thiết bị nên cũng  không ảnh hưởng đến kết cấu nhà xưởng. Ngoài ra, với thiết kế đơn giản nên sẽ rất dễ dàng bảo dưỡng và làm sạch. Đây cũng chính là ưu điểm cơ bản để mang đến sự hài lòng cho khách hàng sử dụng. 

Nhược điểm của hệ thống làm mát nhà xưởng tự nhiên 

1/ Hiệu quả đem lại không cao 

Yếu tố tự nhiên thường có ưu thế về giá cả nhưng lại hạn chế về hiệu quả. Giải pháp thông gió nhà xưởng tự nhiên cũng vậy. Giải pháp này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu tư và vận hành nhưng bù lại hiệu quả đem lại không cao. Thông thường hệ thống thông gió tự nhiên không giải quyết được triệt để chức năng làm mát của mình. Đối với những khu vực đông công nhân, hệ thống này đôi khi không phát huy được tác dụng. Chính vì vậy, có nhiều doanh nghiệp khi lắp hệ thống này phải sử dụng kèm quạt hơi nước hoặc quạt công nghiệp. Như vậy mới giúp giải quyết triệt để mục đích làm mát, đem lại môi trường làm việc thoải mái cho công nhân. 

2/ Phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, hướng gió 

Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng thông gió tự nhiên là tận dụng gió tươi ngoài trời. Chính vì vậy, khi sử dụng cũng có nhiều bất cập. Sở dĩ như vậy là do gió tự nhiên sẽ không nằm trong tầm kiểm soát của người sử dụng. Doanh nghiệp sẽ phải phụ thuộc nhiều vào hướng gió, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Có thời điểm lượng gió tự nhiên thổi đúng hướng thì sẽ đón được lượng gió nhiều. Trong khi có những thời điểm gió lặng hoặc thổi không đúng hướng đón gió thì lượng gió thổi vào sẽ hạn chế. Vì lý do này, nếu doanh nghiệp muốn sử dụng có hiệu quả hệ thống này thì phải nghiên cứu kỹ và tìm cách  kiểm soát hướng gió và thời tiết.

Tóm lại, dù là giải pháp làm mát nhà xưởng tự nhiên hay Công Nghiệp thì đều có những ưu và nhược điểm riêng. Quan trọng là dựa trên những yêu cầu và điều kiện, doanh nghiệp có thể lựa chọn được giải pháp phù hợp. Hy vọng bài viết trên đây cung cấp những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp.  

Tags: