Nghiên cứu về tỷ giá USD/VND để đầu tư thành công

Vào các tháng cuối năm, tỷ giá USD/VND trở nên nóng hơn bao giờ hết do khả năng nhu cầu ngoại tệ tăng để phục vụ sản xuất và thanh toán. Trong nội dung bài viết nhỏ này, các kiến thức cơ bản nhất về tỷ giá USD/VND hy vọng sẽ giúp các bạn rõ […]

Đã cập nhật 15 tháng 12 năm 2015

Bởi TopOnMedia

Nghiên cứu về tỷ giá USD/VND để đầu tư thành công

Vào các tháng cuối năm, tỷ giá USD/VND trở nên nóng hơn bao giờ hết do khả năng nhu cầu ngoại tệ tăng để phục vụ sản xuất và thanh toán. Trong nội dung bài viết nhỏ này, các kiến thức cơ bản nhất về tỷ giá USD/VND hy vọng sẽ giúp các bạn rõ hơn về tin tức liên quan đến tỷ giá USD/VND.

Công cụ điều hành tỷ giá của NHNN có thể được tổng hợp trong 4 mảng lớn như sau:

cong-cu-dieu-hanh-ti-gia

  1. Biên độ phá giá tỷ giá USD/VND đề ra trong mức định hướng từ đầu năm

Trong các năm gần đây, NHNN điều hành chính sách tỷ giá theo hướng cam kết phá giá VND như định hướng đề ra từ đầu năm. Sự cam kết phá giá VND theo định hướng ban đầu nhằm tạo tâm lý ổn định về tỷ giá trong cả năm, và củng cố niềm tin vào VND. Cụ thể, Thống đốc đưa ra lộ trình phá giá VND là từ 1.47%-2% trong năm 2013 và 2-3% trong năm 2014.

Nhằm thực hiện nhất quán với định hướng đã đề ra:

  • Trong năm 2014 NHNN chỉ phá giá VND 1%: tháng 06/2014 NHNN tăng tỷ giá USD/VND 1% từ 21,036 lên 21,246 (tỷ giá USD/VND cũng được điều chỉnh tăng 1% trong năm 2013).
  • Tính từ đầu năm 2015, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND tổng cộng là 3% trong khi tuyên bố từ đầu năm của NHNN là không phá giá quá 2% (trong bối cảnh, Trung Quốc liên tục phá giá đồng nhân dân tệ >4% trong năm 2015).
  1. Chính sách quản lý giao dịch ngoại tệ nhằm hạn chế yếu tố đầu cơ tỷ giá

Nhằm giảm việc đầu cơ găm giữ ngoại tệ có xu hướng tăng trong dịp cuối năm, NHNN cũng đã ban hành thông tư 15/2015/TT-NHNN ngày 02/10/2015 về việc hướng dẫn giao dịch ngoại tệ của các ngân hàng thương mại nhằm quản lý chặt chẽ việc mua bán ngoại tệ cho khách hàng

  1. Công cụ lãi suất nhằm tăng sức hấp dẫn của tiền đồng

Ngoài ra, NHNN cũng đã hạ trần lãi suất huy động bằng USD cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp xuống còn 0%, nhằm tăng tính hấp dẫn của tiền đồng qua đó kích thích các công ty bán USD đổi lấy VND, hạ nhiệt sức nóng của USD.  

  1. Bổ sung dự trữ ngoại hối tạo niềm tin NHNN có đủ khả năng bán ngoại tệ can thiệp để ổn định tỷ giá

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng trưởng khá lạc quan

bieu-do

Nguồn: báo chí

Tỷ giá ảnh hưởng thế nào đến các bên?

Việc tăng tỷ giá sẽ tạo sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường xuất khẩu, giá hàng hóa của Việt Nam sẽ trở nên rẻ hơn trong mắt người tiêu dùng nước ngoài.

Tuy nhiên, việc tăng tỷ giá có những điểm bất lợi sau:

  • Một phần nợ công của Chính phủ là bằng ngoại tệ USD, khi tỷ giá tăng, việc quy đổi nợ ngoại tệ này ra đồng VND sẽ lớn hơn. Do đó, nợ công sẽ tăng.
  • Tương tự, các công ty việt nam cũng có các khoản vay bằng USD. Việc tăng tỷ giá làm đội lên giá trị khoản vay USD của các công ty và chi phí lãi vay. Do lo sợ tỷ giá USD/VND tăng, một số công ty đã tiến hành trả nợ trước hạn các khoản vay USD

Tỷ giá được quyết định như thế nào?

Một cách cơ bản nhất, dựa trên nguyên tắc sau lợi nhuận từ thu nhập đầu tư tài sản trong nước phải cân bằng với thu nhập đầu tư tài sản nước ngoài, tỷ giá và lãi suất của 2 nước được quyết định trên công thức sau:

cong-thuc

Một cách hiểu đơn giản về công thức trên, chênh lệch lãi suất của 2 quốc gia sẽ được thể hiện qua chênh lệch tỷ giá để đảm bảo nguyên tắc sự cân bằng về lãi suất. Điều này thể hiện rõ qua, một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng tăng lãi suất vào cuối năm 2015. Khả năng điều chỉnh tăng lãi suất của Fed là một áp lực lớn lên sự tăng giá đồng USD/VND.

Ví dụ: bạn dự đoán 1 tháng nữa tỷ giá USDVND sẽ tăng 1%, hiện nay tỷ giá giao ngay là USDVND là 21,890. Bạn có nên vay VND để mua USD ngay lúc này,  và sau đó bán USD vào 1 tháng sau để chốt lợi nhuận.

Theo đó,

  • Tỷ giá giao ngay: 21,890
  • Tỷ giá 1 tháng sau bạn dự đoán là 21,890* 1.01=22,109 (tỷ giá tăng 219 đồng)
  • Chi phí vốn vay VND với kỳ hạn 1 tháng là 4.5%/năm
  • Lãi suất đầu tư USD với kỳ hạn 1 tháng là 0.25%/năm
  • Chênh lệch tỷ giá trong vòng 1 tháng tới:

21,890 x (4.5% – 0.25%) /360 ngày x 30 ngày = 78 đồng

  • 78 đồng < 219 đồng ► mức tăng về tỷ giá cao hơn net chi phí bạn bỏ ra trong vòng 1 tháng
  • Do đó, bạn có thể tiến hành giao dịch này để chốt lôi nhuận.
  • Bài học rút ra: chi phí vốn VND, lãi suất đầu tư USD và dự báo mức tăng tỷ giá của các nhà đầu tư là khác nhau.

Mong rằng trong khuôn khổ bài viết nhỏ này, các bạn có thể rõ hơn về vấn đề tỷ giá USD/VND hiện nay.

Võ Hoà Bích Châu

Tags: