Tổng hợp kinh nghiệm bảo quản quần áo em bé
Cách bảo quản quần áo cho em bé luôn được rất nhiều bà mẹ quan tâm, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Bởi lẽ, bất kỳ tác động nào từ hóa chất cho đến vi khuẩn đều có thể khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, thông qua bài viết, Cleanipedia chia sẻ cùng bạn kinh nghiệm bảo quản quần áo em bé hiệu quả nhất. Mời bạn khám phá nhé!
Đã cập nhật6 tháng 12 năm 2019
Chia sẻ
Giữ quần áo em bé sạch sẽ
Để bảo quản tốt, bạn cần giữ cho quần áo của bé luôn sạch sẽ và khô ráo hoàn toàn. Nếu không, vi khuẩn và độ ẩm có thể khiến chúng bị mốc, hư hỏng. Đặc biệt, bé có thể cảm thấy khó chịu, thậm chí dị ứng khi mặc.
Nếu có quần áo em bé vết bẩn, bạn nên xử lý ngay. Hãy sử dụng nước giặt quần áo chuyên dụng cho trẻ em thay vì dùng chung với người lớn. Nước giặt phải là loại ít chất tẩy, ít mùi thơm và giặt quần áo bằng tay thì tốt hơn là giặt máy.
Quần áo còn dính bột giặt sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho các bé, nên hãy đảm bảo quần áo bé được giặt hết xà phòng trước khi phơi. Đồng thời, bạn cũng không nên ngâm quần áo quá lâu. Giặt xong hãy phơi ngay để quần áo khô ráo, tránh vi khuẩn, ẩm mốc.
Chọn lựa nơi phơi áo quần thích hợp
Chú ý chọn nơi phơi đồ thoáng mát, nhiều nắng nhưng đừng để ánh nắng gắt trực tiếp chiếu vào quần áo. Chúng sẽ khiến quần áo bé bị khô cứng khi mặc. Về lâu dài cũng khiến quần áo em bé nhanh hỏng và bạc màu hơn.
Giải pháp cho vấn đề này là dùng nước xả vải. Tốt nhất là bạn nên dùng nước xả vải cho trẻ sơ sinh, được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, nên lộn trái áo quần khi phơi để giúp giảm thiểu bạc màu hiệu quả. Cuối cùng, hãy đợi khi quần áo bé đã khô hoàn toàn mới đem sử dụng.
Kinh nghiệm lưu trữ quần áo em bé
Đựng quần áo ở đâu thích hợp? Lựa chọn tốt nhất là các loại hộp làm từ nhựa polypropylene. Bởi chất liệu này có thể đảm bảo lưu trữ trong thời gian dài. Bạn không cần lo lắng về ẩm mốc hay mối mọt trong quá trình sử dụng. Hơn nữa, hộp nhựa cũng dễ di chuyển hơn trong nhiều trường hợp.
Khi gấp quần áo em bé, bạn đừng quên rửa sạch và lau khô tay. Bạn cũng nên tránh dùng các loại kem dưỡng da tay trong lúc sắp xếp quần áo sơ sinh. Chúng có thể khiến quần áo bé nhiễm ẩm hay hóa chất.
Khi sắp xếp, hãy áp dụng nguyên tắc: nặng trước, nhẹ sau. Những bộ đồ lớn, mặc ngoài, nặng hơn lên đặt dưới. Trang phục nhẹ, chất liệu mềm mỏng nên để trên cùng. Có vậy quần áo mới ít bị nhăn.
Hãy sử dụng một lớp giấy làm từ chất liệu thiên nhiên lignin, nếu cần bọc quần áo. Bạn hãy trải một lớp giấy thiên nhiên lót dưới đáy hộp. Sau đó, phân loại và gói riêng biệt từng loại quần áo bé rồi xếp vào. Bạn cũng có thể xếp giấy giữa các bộ quần áo để tránh nhăn và hút ẩm tối đa.
Nơi đặt quần áo bé phải đảm bảo thoáng mát và khô ráo. Điều này giúp tránh tối đa tác động từ môi trường bên ngoài tới quần áo của bé. Đặc biệt, bạn cũng đừng để chúng ở những nơi có nhiệt độ cao, hay thiếu khí như tầng hầm, nhà kho. Địa điểm thích hợp nhất để đặt hộp quần áo là dưới gầm giường, ngăn tủ quần áo. Tất nhiên phải là đảm bảo sạch sẽ và thông thoáng. Trước và sau khi cất đồ, bạn cần kiểm tra thường xuyên để tránh tuyệt đối bụi bẩn, ẩm mốc…
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm về bảo quản quần áo em bé mà Cleanipedia muốn chia sẻ đến bạn. Chúc bạn thành công và bé yêu luôn vui khỏe!
Xuất bản lần đầu6 tháng 12 năm 2019