Thị trường nội thất tại Việt Nam nghiêng về doanh nghiệp nước ngoài

Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển. Nhiều ngành kinh tế trở thành “miếng mồi ngon” cho các doanh nghiệp nước ngoài. Và cùng với đó nhiều  doanh nghiệp trong nước lại tìm đường lấn sân sang thị trường quốc tế. Đây cũng là lý do của hiện tượng […]

Đã cập nhật 1 tháng 9 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Thị trường nội thất tại Việt Nam nghiêng về doanh nghiệp nước ngoài

Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển. Nhiều ngành kinh tế trở thành “miếng mồi ngon” cho các doanh nghiệp nước ngoài. Và cùng với đó nhiều  doanh nghiệp trong nước lại tìm đường lấn sân sang thị trường quốc tế. Đây cũng là lý do của hiện tượng “sân nhà đãi khách” như trong thị trường nội thất. Thực tế, hiện nay các nhà máy sản xuất nội thất đang thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

1/ Sự phát triển của ngành sản xuất nội thất tại Việt Nam

Theo Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (Hawa), năm 2018 tổng giá trị tiêu dùng nội thất Việt Nam khoảng 4 tỷ USD. Còn theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục 8,9 tỷ USD. Con số này tăng 15,6% so với năm 2017. 

Theo đó, doanh nghiệp nước ngoài đóng góp đến 44% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm. Và 55% còn lại của doanh nghiệp trong nước. Ông Huỳnh Văn Hạnh, phó chủ tịch Hawa, cho biết đồ gỗ nội thất xuất khẩu đóng góp 47% quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu ngành gỗ, với mức tăng trưởng hằng năm đạt 10%.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ sang hầu hết các thị trường chủ lực của Việt Nam đều đạt mức tăng trưởng khá. Mức tăng trưởng này có đóng góp mạnh mẽ vào tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành. Đây chính là minh chứng cho sự phát triển mạnh của ngành sản xuất nội thất. Và cũng là cơ hội cho các nhà máy sản xuất nội thất trong nước có những bước đi vững chắc hơn. 

2/ Doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường nội thất 

Ngành gỗ và sản phẩm nội thất Việt Nam có sự phát triển mạnh, đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nội thất Việt Nam dường như đang bỏ quên sân nhà cho các doanh nghiệp ngoại. Trong khi, đây là thị trường đầy tiềm năng và phát triển mạnh trong thời gian qua.

Việt Nam hiện là quốc gia đang xuất khẩu gỗ và gỗ nội thất hàng đầu thế giới. Nhưng thị trường nội địa của Việt Nam lại đang thuộc về những “tay chơi” lớn nước ngoài. Có thể kể đến như Đức, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan.

Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là các quốc gia có số lượng các dự án đầu tư vào ngành gỗ lớn nhất. Số lượng các doanh nghiệp FDI từ 4 quốc gia này chiếm 63% tổng số của toàn ngành gỗ. Gỗ nội thất nhập khẩu VN đang bị hàng Trung Quốc áp đảo, chiếm đến 63%. Hàn Quốc chiếm 11%, tiếp theo mới đến nội thất Ý. 

Với nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ bình quân hơn 21 USD/người/năm, thị trường nội thất VN đang rất hấp dẫn thương hiệu quốc tế. Nhiều thương hiệu đến từ Đan Mạch, Đức, Thụy Điển… đều đang có kế hoạch thâm nhập thị trường VN. Ngay như IKEA, thương hiệu nội thất lớn của châu Âu, cũng thành lập chi nhánh tại VN. 

3/ Hướng đi mới cho doanh nghiệp nội thất nội địa

Doanh nghiệp nội thất nên đổi mới công nghệ

Với tất cả các doanh nghiệp, việc đổi mới công nghệ, tập trung vào khâu thiết kế, thương mại là mục tiêu hàng đầu. Nhờ vậy, DN sẽ tạo ra sản phẩm độc đáo, có giá trị cao để tận dụng cơ hội chiếm lĩnh thị trường khó tính như Mỹ. 

Điều chỉnh giá thành, mẫu mã phù hợp

Bên cạnh đó, DN nội địa muốn chủ động trước thị trường, trước hết phải thay đổi giá sản phẩm, cải tiến mẫu mã để phù hợp với thị trường. Về hợp tác có thể đi theo dạng các nhóm đầu tư với nhau.

Tập trung vào khâu quảng cáo, PR sản phẩm 

Đây là khâu quan trọng đối với các đơn vị nào bán lẻ. Để tạo ra được hướng đi táo bạo hơn, chiến lược quảng cáo đến người tiêu dùng phải mạnh hơn. Đồng thời ND nên xây dựng nhiều chính sách ưu đãi hơn. Ngoài ra, việc mở rộng thêm hệ thống kinh doanh, phát triển thêm thị trường nội địa cũng là phương pháp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

Thị trường nội thất: Hợp tác với các đối tác ngoại

Để mở rộng cơ hội, các doanh nghiệp nội thất Việt Nam cần nhanh chóng bắt tay với các nhà phân phối chuyên nghiệp để có được thị phần. Việc hợp tác với doanh nghiệp ngoại sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao chất lượng sản phẩm. Và đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.

Mặc dù thị trường nội thất Việt được ví như miếng bánh lớn, nhưng phải chia cho nhiều người. Do đó, các chủ doanh nghiệp của các nhà máy sản xuất nội thất phải chủ động trong mọi tình huống. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách hàng và cân đối nền kinh tế. 

Tags: