Bạn có thường xuyên mua sắm hàng hiệu ở nước ngoài?

Chính sách “mở cửa” của thị trường Việt Nam trong nhiều năm gần đây tạo điều kiện cho các thương hiệu quốc tế tụ hội về ngày càng đông đảo. Qua hình thức nhượng quyền thương hiệu, các cửa hàng Louis Vuitton, Dior, Gucci,…đã lần lượt hạ cánh tại các trung tâm thành phố lớn của […]

Đã cập nhật 8 tháng 8 năm 2015

Bởi TopOnMedia

Bạn có thường xuyên mua sắm hàng hiệu ở nước ngoài?

Chính sách “mở cửa” của thị trường Việt Nam trong nhiều năm gần đây tạo điều kiện cho các thương hiệu quốc tế tụ hội về ngày càng đông đảo. Qua hình thức nhượng quyền thương hiệu, các cửa hàng Louis Vuitton, Dior, Gucci,…đã lần lượt hạ cánh tại các trung tâm thành phố lớn của cả nước.

Mặc dù các nhà phân phối và bán lẻ rất tích cực áp dụng các chiến dịch marketing, tuy nhiên khách hàng Việt Nam vẫn chỉ ưa chuộng mua sắm hàng hiệu ở nước ngoài: tại trụ sở chính hay các thành phố bậc nhất trong khu vực. Vấn đề là, hàng hiệu tại Việt Nam vướng phải sự chênh lệch về giá khá lớn so với các quốc gia khác trên thế giới bởi chi phí vận hành, thuế nhập khẩu và quan trọng nhất, là sự lẫn lộn thật giả.

Chính vì thuế nhập khẩu của Việt Nam khá cao, khách hàng phải trả giá rất đắt đỏ để mua sắm những thương hiệu quốc tế có mặt trong nước, nhiều hơn từ 1,5 đến 2,5 lần, thậm chí 3,5 lần so với sản phẩm cùng loại ở nước ngoài. Thêm nữa, sau hàng loạt các vụ “bung bét” về khai gian trốn thuế giữa hàng Authentichàng Fake các cấp, người tiêu dùng càng trở nên bất an về giá trị thực sự của các món hàng “quốc tế” và đẳng cấp của mình.

Do đó, giải pháp “du lịch mua sắm” trở thành mốt thời thượng. Rất nhiều các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng đã lựa chọn mua sắm hàng hiệu ở nước ngoài vì sự yên tâm về giá cả, chất lượng dịch vụ và tư vấn, chính sách ưu đãi và hoàn thuế khá tốt cùng như các mẫu mã phong phú.

Tuy nhiên, trong khi các xu hướng thời trang cập nhật liên tục thì những rào cản về Visa, cũng như thời gian khi đi công tác và du lịch giới hạn. Hơn nữa, vài năm trở lại đây, một số cửa hiệu thời trang danh tiếng đã ra quy định mới, áp dụng riêng với khách hàng Châu Á. Trong đó, mỗi khách du lịch tương ứng với mỗi Visa chỉ được mua một món đồ tại một cửa hàng. Những điều này khiến cho các tín đồ thích mua sắm hàng hiệu ở nước ngoài, chưa thế nào thỏa mãn cơn khát “thời trang xa xỉ” ngày càng sôi sục của mình.

Sự ra đời của hình thức thương mại điện tử tại Việt Nam đã giúp cân bằng các vấn đề và lấp đầy khiếm khuyết. Thay vì tiêu tốn nguồn ngoại tệ và thời gian “bay” sang các nước lân cận chỉ để mua sắm. Hiện nay, sau một ngày làm việc căng thẳng, các tín đồ thời trang chỉ cần ngồi nhà lướt web để shopping trực tuyến. Hình thức này mang lại một không gian mua sắm hàng cao cấp một cách riêng tư và thư giãn. Không chỉ thoải mái lựa chọn và tìm hiểu các thông tin chi tiết về sản phẩm, chất liệu mà còn dễ dàng so sánh và cân nhắc giá cả. Quan trọng nhất, bằng cách tự mình tìm hiểu qua hình thức trực tuyến, khách hàng có thể khám phá giá trị đích thực của món hàng xa xỉmà mình muốn mua. Đó là những ý nghĩa mang tính di sản đằng sau mỗi cái tên cao cấp mà không phải bất cứ nhân viên bán hàng nào cũng có thể giải thích được. 

 

Hiện nay, giải pháp mua sắm hàng hiệu trực tuyến ngày càng được ưa chuộng và phổ biến đối với các diễn viên, người mẫu. Trong quỹ thời trang eo hẹp của mình, những “người đẹp bận rộn” vốn không thể dành nhiều thời trang lượn lờ shopping, kể cả trong các chuyến lưu diễn và làm việc ở nước ngoài. Mua sắm hàng hiệu quốc tế qua các website chính hãng hay tại các trang thương mại điện tử cung cấp hàng hiệu uy tín, cũng được lựa chọn bởi giới doanh nhân và người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam. Hình thức này không những tiết kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi mọi lúc mọi nơi mà còn giúp cho các tín đồ thời trang “săn” được các món hàng độc nhất vô nhị vốn được sản xuất giới hạn, trước cả khi các bộ sưu tập được trưng bày tại các cửa hàng trên khắp thế giới.

Vậy, còn bạn thì sao? Bạn có còn thường xuyên mua sắm hàng hiệu ở nước ngoài hay đã biết cách tận hưởng shopping online tại nhà?