Mua hàng hiệu xách tay, lợi bất cập hại!

Cụm từ “mua hàng hiệu xách tay” ra đời khi mà những cái tên thương hiệu xa xỉ xuất hiện khắp báo đài và các chương trình thời trang quốc tế. Thời điểm mà các cửa hàng thời trang quốc tế chính hãng còn khá hiếm hoi ở Việt Nam, đại bộ phận người tiêu […]

Đã cập nhật 15 tháng 8 năm 2015

Bởi TopOnMedia

Mua hàng hiệu xách tay, lợi bất cập hại!

Cụm từ “mua hàng hiệu xách tay” ra đời khi mà những cái tên thương hiệu xa xỉ xuất hiện khắp báo đài và các chương trình thời trang quốc tế. Thời điểm mà các cửa hàng thời trang quốc tế chính hãng còn khá hiếm hoi ở Việt Nam, đại bộ phận người tiêu dùng trung lưu không có nhu cầu xa xỉ để du lịch shopping” ở nước ngoài. Khi đó, việc nhờ vả người thân và bạn bè quen biết, hay thậm chí là những người xa lạ “mua hộ” và mang từ nước ngoài về trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, cho dù là hình thức nào, giải pháp mua hàng hiệu xách tay đồng nghĩa với việc đánh đổi một vài “đặc quyền” và thường là lợi bất cập hại như:

1. Người thân sống ở nước ngoài “xách tay” về

Đây là cách thông thường và hầu như không mất thêm chi phí nào khác. Tuy nhiên, người thân sống ở nước ngoài thường khá lâu mới có dịp về nước và mọi thứ cần phải chuẩn bị, sắp xếp chu tất từ nhiều tháng trời. Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn nhờ mua dù là một chiếc túi xách, một đôi giày hay chiếc đầm cái áo, khi “xách” về và trao đến tận tay bạn thì có thể đã lỗi mốt mất rồi.

2. Nhờ bạn bè mua giúp trong những chuyến du lịch, công tác 

Tận dụng các mối quan hệ xã hội và bạn bè thân thiết, nhờ họ mua giúp các món thời trang hàng hiệu xách tay yêu thích khi có dịp đi du lịch và công tác nước ngoài, đặc biệt rất phổ biến trong giới văn phòng công sở. Giải pháp này cho phép các tín đồ hàng hiệu không phải nhiều tháng chờ đợi mỏi mòn. Tuy nhiên, điều này đôi khi không chắc chắn bởi lịch trình thời gian khi đi du lịch và công tác có nhiều lúc không thuận lợi. Ngoài ra, đối với chính sách mới mà mỗi khách du lịch chỉ được mua một món hàng của một số thương hiệu lừng danh, người mà bạn “nhờ vả” phải chấp nhận nhường “chiếc vé” duy nhất đấy cho bạn. Và nghiễm nhiên là ít có ai lại muốn bỏ lỡ cơ hội để mua sắm hàng hiệu xách tay “giá hời” ở nước ngoài, cho chính mình hoặc ưu tiên người thân trong gia đình.

3. Nhờ tiếp viên hàng không “mua hộ”

Các tiếp viên hàng không thường xuyên có cơ hội đi đi về về đã biết cách tăng thêm thu nhập cho chính mình, qua việc “mua hộ” các món hàng hiệu xách tay theo đơn đặt hàng. Giải pháp này giúp cho các quý bà quý cô không phải mang tiếng nhờ vả bạn bè mua giúp hàng hiệu xách tay từ nước ngoài về. Tuy nhiên, mua hàng xách tay qua hình thức này ngoài các “đặc quyền” không được sở hữu, người mua phải chấp nhận đặt trước từ 50%  – 80% hay thậm chí là 100% và cộng thêm là một ít % đáp lễ.

Ngoài ra, đối với giới khách hàng mới và “tay mơ”, những cô “bồ câu” thông minh đáo để rất có thể “thay thế” bằng những món hàng Fake loại 1 hoặc 2, hay tệ hơn đó có thể là những sản phẩm mua lại từ các nhóm trộm cắp chuyên nghiệp.

4. Mua trực tiếp tại các shop “hàng hiệu xách tay”

Ngày nay, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hiệu để nâng tầm đẳng cấp của các tín đồ thời trang trong nước, các shop thời trang “hàng hiệu xách tay” đã lần lượt “mọc” lên như nấm trên khắp các tỉnh thành. Phần lớn các kiện hàng được “thu gom” vào các đợt đại hạ giá và có nghĩa là những chiếc áo váy hàng hiệu có vẻ hấp dẫn và những tưởng là “hàng limited”, hẳn đã “già sụ” cả một mùa, hay thậm chí vốn nằm trong bộ sưu tập Thu Đông hay Xuân Hè của năm trước.

Bên cạnh đó, sự “trà trộn” tự do của các món hàng được nhái giả một cách tỉ mỉ từ các chợ đầu mối Quảng Châu, Thượng Hải của Trung Quốc đã đem đến rất nhiều “nhiễu” loạn cho người tiêu dùng. Việc shopping tại các shop thời trang “hàng hiệu xách tay” thực sự đôi khi phải trả giá bởi lòng tin ngờ nghệch và thái độ thờ ơ với việc buôn lậu trốn thuế.