Những loại áo khoác mùa đông thường dày và khó giặt hơn các loại quần áo khác. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách giặt áo phao bằng máy giặt sao cho hiệu quả và đâu là những điều cần đặc biệt lưu ý khi giặt áo phao. Cùng xem nhé!
Cẩm Nang Giúp Bạn Biết Cách Giặt Áo Phao Dễ Dàng Hơn
- Chuẩn bị giặt áo – hãy kiểm tra các khuy áo và khoá kéo để tránh hư hỏng trong quá trình giặt.
- Nên giặt với nhiệt độ thấp, hoặc với nước lạnh để tránh làm hỏng lông vũ và lớp vải bên ngoài. Những người có kinh nghiệm giặt áo phao khuyên là chỉ nên giặt tối đa hai lần một năm.
- Nên sấy khô áo phao trong máy sấy ở nhiệt độ thấp. Vì nếu để khô tự nhiên sẽ tốn nhiều thời gian do đó dễ tạo thuận lợi cho nấm mốc phát triển và tích tụ.
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Giặt Áo Phao
Mặc dù thời tiết ở Việt Nam quanh năm tương đối ấm, nhưng vào mùa đông nhiệt độ có thể xuống rất thấp, đặc biệt ở miền Bắc. Vì thế, những chiếc áo phao thường là lựa chọn tuyệt vời cho mùa đông ở miền Bắc – nó vừa mềm, nhẹ mà lại rất ấm.
Tuy nhiên, một vấn đề khá phổ biến với người dùng loại áo này là không phải ai cũng biết cách giặt áo phao đúng và phù hợp với chất liệu của nó. Vấn đề khó khăn với giặt đồ lông vũ có thể là vì, bạn không muốn lớp lông bên trong bị vón cục lại. Lớp ngoài của áo thường được làm từ nilon hoặc dạng vải sợi hoá học và cần được chăm sóc đặc biệt để tránh bị cháy. Vậy cách giặt áo phao đúng cách là như thế nào?
1. Giặt áo phao với loại nước giặt phù hợp
Điều đầu tiên cần ghi nhớ khi giặt áo bông là một số loại bột giặt có thể làm hỏng áo. Các sản phẩm giặt tẩy chứa hàm lượng chất tẩy mạnh có thể làm hỏng lớp lông vũ và một số chất có thể làm mất lớp chống nước bên ngoài áo.
Vì thế, nếu bạn đang sử dụng loại bột giặt có chứa chất tẩy mạnh hoặc thuốc tẩy thì bạn nên vệ sinh máy bằng cách cho máy chạy một chu trình không có quần áo bên trong với nhiệt độ cao để tẩy sạch hết các chất bẩn còn bám lại. Sau đó, bạn hẵng giặt áo với loại nước giặt dạng nhẹ như OMO Comfort chẳng hạn.
2. Kiểm tra kỹ khuy và dây kéo áo trước khi giặt
Trước khi giặt áo phao, bạn cần lưu ý kiểm tra kĩ các phần trên áo. Việc này bao gồm kiểm tra lại các khuy và kéo lại khoá áo. Những bộ phận này hay là nguyên nhân gây ra vấn đề trong quá trình giặt thậm chí có thể làm hỏng vải. Nếu có thể, bạn nên lộn trái áo trước khi giặt để làm giảm áp lực của nước lên lớp vải mặt ngoài áo.
3. Nên giặt áo phao với nước lạnh
Khi giặt áo phao, bạn nên giặt với nước lạnh thay vì nước ấm hay nước nóng. Bởi chúng có hai lí do sau: một là, nhiệt độ cao sẽ khiến lông vũ co lại – tương tự như vải len ở nhiệt độ cao; hai là, do lớp vải ngoài của áo thường được làm từ vải sợi hoá học, nhiệt độ sẽ gây ra giãn nở và làm chảy vải, chóng hỏng áo.
Nhiều người khi giặt dạng áo này thường để máy giặt chạy chu trình vắt hai hoặc ba lần để vắt được kiệt nước trước khi phơi. Do tính chất lông vũ có thể làm nước chứa rất nhiều trong áo và cũng để chắc chắn rằng không còn nước xà phòng trong áo.
4. Phơi áo phao đúng cách
Điều cuối cùng bạn cần nhớ khi giặt áo phao là phơi áo đúng cách. Có thể bạn nghĩ rằng do cần tránh không để áo tiếp xúc với nhiệt độ cao nên để áo khô tự nhiên cách là tốt nhất – tuy nhiên thực tế lại không phải vậy.
Do áo khoác mùa đông rất dày và chứa lông vũ, sẽ mất nhiều thời gian nếu để khô tự nhiên và vì thế dễ tạo cơ hội khiến nấm mốc tích tụ và phát triển. Thêm vào đó, nếu phơi áo lúc còn ướt có thể khiến lông vũ dính bết lại với nhau.
Vì thế nếu có thể, bạn nên làm khô áo bằng máy sấy quần áo ở nhiệt độ thấp – có thể tốn vài giờ nhưng là việc nên làm. Thỉnh thoảng bạn nhớ điều chỉnh lại lớp lông vũ cho đều trong lúc sấy nhé! (một số người khuyên rằng nên đặt hai quả bóng tennis vào máy giặt để điều chỉnh lại lớp lông vũ này)
Hướng dẫn cách giặt áo phao bằng tay
Với thiết kế đặc trưng của loại áo này nên bạn không thể giặt theo các thông thường như giặt áo sơ mi hay giặt áo thun,… Bạn có thể tham khảo cách giặt áo phao bằng tay như sau:
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chậu nước ấm lớn và hoà tan một lượng bột giặt vừa đủ. Chú ý không nên sử dụng các loại dung dịch có tính khử mạnh vì dễ làm hư hại áo. Nếu không dùng bột giặt hay nước giặt trung tính thì bạn có thể thay thế bằng dầu gội đầu trong trường hợp cấp bách.
- Cho áo vào ngâm khoảng 20 – 30 phút tuỳ độ bẩn của áo.
- Tiếp theo sử dụng bàn chải lông mềm để nhúng dung dịch bột giặt và chải đều trên lớp áo, chú ý chà kỹ những nơi có vết bẩn cứng đầu.
- Sau khi đã chà xong, bạn dùng tay vò nhẹ áo để giúp vết bẩn được tẩy sạch hơn.
- Xả lại với nước sạch nhiều lần cho đến khi không còn bọt. Khi vắt áo chú ý nhẹ tay, không vắt quá mạnh sẽ khiến áo dễ bị hỏng form, hoặc những áo có thêm lông vũ sẽ bị rơi rụng.
- Cuối cùng, bạn mang áo phơi đem phơi nơi thoáng mát, tốt nhất lựa những bóng râm thoáng gió, tránh phơi áo phao dưới ánh nắng trực tiếp vì ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sẽ làm hư bề mặt áo và lớp lông vũ. Tốt nhất bạn nên phơi áo khoảng 2 ngày, mỗi ngày 1 mặt để áo được khổ đều hơn.
Cách giặt áo phao bằng máy giặt cửa ngang
Bạn có thể giặt áo phao bằng máy giặt cửa trên hoặc máy giặt cửa trước đều được. Nhưng nếu bạn giặt máy giặt cửa trước thì càng tốt. Vì kết cấu lồng giặt xoay ngang sẽ không làm quần áo bị xoắn vào nhau và không gây biến dạng áo phao. Sau đây là các bước giặt bạn có thể tham khảo để thực hiện theo.
- Trước tiên, bạn cần chuẩn bị sẵn nước ấm đổ đầy ¼ máy giặt và hoà tan một lượng bột giặt vừa đủ.
- Cho áo phao vào trong máy giặt đặt theo chiều ngang, hoặc nếu áo quá lớn bạn cũng có thể gấp lại.
- Cho một chiếc khăn lớn phủ lên bề mặt áo phao. Công dụng của việc đặt khăn này đó chính là làm tăng khả năng cọ xát khi lồng giặt quay, giúp loại bỏ những vết bẩn cứng đầu nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Sau đó, bạn hãy khởi động để máy giặt tự hành và quay khoảng 5 phút. Tiếp theo mở nắp máy rồi lấy chiếc khăn lớn lúc nãy ra để vặt sạch nước rồi cho vào như cũ và quay tiếp. Bạn tuyệt đối không nên để chế độ vắt khi giặt áo khoác phao vì sẽ làm hỏng áo.
- Cuối cùng lấy áo ra và phơi khô, Tốt nhất bạn nên dùng máy sấy quần áo chuyên dụng để sấy khô, lúc nào áo vừa được làm khô nhanh mà còn giữ form dáng đẹp như mới. Khi sử dụng máy sấy bạn có thể áp dụng theo mẹo cho vào vài quả bóng tennis sạch vào máy sấy để khả năng sấy khô hiệu quả hơn.
Mẹo sấy khô áo phao không bị dồn bông, vón cục
Như bạn đã biết, nếu bạn sử chế độ vắt của máy giặt sẽ khiến chiếc áo bị hư hỏng và rách ngay lập tức. Như vậy, để giúp chiếc áo phao nhanh khô và không bị vón bông thì hãy áp dụng mẹo sấy khô bằng máy giặt như sau:
- Chuẩn bị: bạn nhét đôi giày vào vớ sạch và 2 đến 3 quả bóng tennis
- Bạn cho cả đôi giày đã được bọc vớ , 3 quả bóng tennis và áo phao vào máy giặt.
- Cài đặt chế độ sấy khô 30 phút trong máy giặt.
- Xuyên suốt quá trình sấy khô các quả bóng tennis và giày sẽ va đập vào áo phao giúp các cục bông tan ra không bị dồn bông lại. Sau 15 phút, bạn mở ra kiểm tra xem áo có bị vón bông không? Kế đến bạn hãy giũ nhẹ, làm phẳng áo vào cho vào máy sấy tiếp 15 phút còn lại.
Kết thúc chu trình sấy khô, bạn sẽ có ngay chiếc áo phao khô rái và không bị vón cục một chút nào hết!
Mùa đông đến gần, bạn có thể tham khảo các cách giặt áo phao sau để giúp giúp cho chiếc áo của mình luôn sạch sẽ và thơm ngát.
Xem thêm: donre, binhthanh.hochiminh.gov.vn