CÁI CHẾT CỦA GIẤC MƠ "NGƯỜI HÀNG XÓM TRIỆU PHÚ"

Từ xưa đến nay, “truyện cổ tích” gần như lúc nào cũng có một quyền năng hấp dẫn nhất định với hầu hết mọi người. Một trong những bài học từ “truyện cổ tích” mà hầu như toàn nuớc Mỹ đều bị thuyết phục là bất cứ ai cũng sẽ giàu có nếu chi tiêu […]

Đã cập nhật 15 tháng 10 năm 2015

Bởi TopOnMedia

CÁI CHẾT CỦA GIẤC MƠ "NGƯỜI HÀNG XÓM TRIỆU PHÚ"

Từ xưa đến nay, “truyện cổ tích” gần như lúc nào cũng có một quyền năng hấp dẫn nhất định với hầu hết mọi người. Một trong những bài học từ “truyện cổ tích” mà hầu như toàn nuớc Mỹ đều bị thuyết phục là bất cứ ai cũng sẽ giàu có nếu chi tiêu tiết kiệm và làm việc chăm chỉ.
Tuy nhiên, khi nhìn lại cuộc sống trong thực tế, có hai sự kiện khiến toàn nuớc Mỹ thêm tin tưởng vào câu chuyện này và có vẻ như không ai còn chỉ xem nó là “truyện cổ tích” nữa. Sự kiện đầu tiên, Thomas J. Standley – tác giả cuốn sách bom tấn “Người hàng xóm triệu phú – The Million Next Door” qua đời vì tai nạn xe hơi, kéo theo các bài viết, bài báo về những tâm đắc mà ông để lại cho đời và một lần nữa, “The Million Next Door” lại làm mưa làm gió và trở thành cuốn sách mà mọi người tìm đọc.
Hình của Thomas Stanley
Tiếp theo là việc Ronald Read, một công nhân thu nhập thấp nhưng giàu sụ, qua đời và để lại tổng tài sản trị giá đến 8 triệu đô la ông tích cóp được trong suốt quãng đời làm việc cực lực và thói quen sống tiết kiệm.
150206-ronald-read-vermont-553a_32b33e3e1ac8d8c19cb3845eddedfe5d
Chỉ riêng việc đó thôi đã khiến Read nổi tiếng, nhưng Read vô tình lại là một trong những người Standley phỏng vấn cho nghiên cứu khi ông xuất bản cuốn “The Million Next Door”. Cả hai việc đó xảy ra liên tiếp khiến cho cả nước Mỹ không thể nào làm ngơ trước câu chuyện cổ tích thời hiện đại này được.
Chúng ta sẽ lần lượt nói về họ nhé!
Cuốn sách Standley đồng xuất bản năm 1996 cùng với William D. Danko đã định nghĩa những người thật sự là “triệu phú” không phải là Gatsby hay Trump như mọi người nghĩ khi nhìn vào vẻ hào nhoáng của họ, mà đa số là những người sở hữu công ty gia đình hay làm những công việc làm ăn rất bình thường chúng ta có thể dễ dàng gặp mỗi ngày, như chủ nông trại, chủ công ty tiêu diệt sâu bọ và mua bán tem hay tiền xu. Thu nhập trung bình của họ là $131,000 và tài sản trung bình của họ là $1.6 triệu.
“Chỉ có một số ít người trong chúng tôi chạy xe kiểu dáng hợp thời thôi, hầu hết chúng tôi chỉ mặc đồ rẻ tiền và chạy xe sản xuất nội địa” – Cuốn sách thay mặt những triệu phú thầm lặng lên tiếng nói.
Nhưng, trái với những người đồng ý với Standley, Helaine Olen đã viết vài dòng tưởng niệm Standley quá cố như sau – “Cuốn sách của Standly xuất bản vào lúc thế giới mà cuốn sách miêu tả đã biến mất”. Theo bà nhận thấy, có rất ít người thuộc thế hệ khởi nghiệp trẻ có xuất thân từ gia đình trung lưu hay có sẵn nguồn tài chính từ gia đình để khởi nghiệp như những triệu phú thầm lặng mà Standley đề cập đến trong cuốn sách.
Tương tự như vậy, Mitt Romney, khi ứng cử cho chức Tổng Thống, ông đã khuyên các sinh viên trẻ rằng: Hãy mạnh dạn làm điều mình muốn bất chấp rủi ro! Hãy đi học rồi sau đó khởi nghiệp cho dù bạn có phải mượn tiền từ bố mẹ. Nhưng vấn đề là nếu cha mẹ họ không có tiền thì sẽ ra sao?
Olen cũng đề cập rằng hình mẫu triệu phú Standley dựng nên đã có một chút lừa dối chúng ta ngay từ đầu. Đồng ý với Olen, nhà kinh tế học Nassim Nicholas Taleb đã đề cập đến điều này trong chính cuốn sách của ông. Ông viết rằng “The Millionaire Next Door” là sản phẩm của cái nhìn phiến diện quá mức, Standley và cả cộng sự của ông Danko đã không màng đến số liệu từ những người khác ngoài những người họ phỏng vấn – những người có tài chính dồi dào. Ông tin rằng số lượng những trường hợp đầu tư thất bại chắc chắn sẽ nhiều hơn hẳn số lượng triệu phú trong cuốn sách của Standley.
Ngoài ra, Taleb còn nhận ra rằng cuốn sách đã phản ánh “một chương không bình thường trong lịch sử” khi mà tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (return on assets) cực kì lớn trong thời gian ngay sau khi chương đó hoàn thành. Ba năm sau khi xuất bản, bong bóng tài chính xảy ra. Chưa đến một thập kỉ sau đó lại xảy ra khủng hoảng năm tài chính và kinh tế năm 2008 đã khiến rất nhiều công ty nhỏ phá sản trước đây khiến cho thông tin trong cuốn sách truyền tải đến không còn phù hợp với môi trường lúc đó nữa.
Điều đó làm chúng ta nghĩ đến Ronald Read, người công nhân có tổng tài sản 8 triệu đô.
Biểu đồ phía trên là hồ sơ cổ phiếu dày đặc của Ronald Read. Hầu hết đều là cổ phiếu khoẻ mạnh từ những công ty vững chắc như GE và Deere mà ông giữ trong suốt nhiều thập kỉ.
Không có gì nghi ngờ, việc Read làm việc và sống tiết kiệm cả đời đê tích cóp được khối tài sản to lớn là một trường hợp ngoại lệ. Trên đài CNBC, có rất nhiều nhà đầu tư “khen ngợi” chiến thuật của ông: Mua thật nhiều cổ phiếu tốt, không đụng đến chúng và sống thật tiết kiệm.
Tuy nhiên, khó có thể chọn bài học nào từ cuộc sống của Read để học theo. Bài học về đầu tư hay về tính tiết kiệm?
Sau sự kiện Read và Standley qua đời, cuộc đời của Read bị người ta mổ xẻ khá nhiều. Ông là người tiết kiệm nhưng không phải người dè xẻn không nỡ tiêu lấy một đồng như người ta nói về ông.
Read kết hôn năm 38 tuổi và đón 2 đứa con nhỏ tuổi của vợ vào ở cùng trong căn nhà trị giá $12,000 ông mua vào những năm 1960. Không những thế, ông trả chi phí cả 2 đứa con của vợ học đến hết khi học xong đại học. Theo lời Phillip Brown, một trong hai đứa trẻ, ông là người cha kế tuyệt vời. Và ông hầu như không bao giờ đi du lịch, ông luôn luôn tiết kiệm. Mặc dù làm việc lao động chân tay nhưng ở tuổi 80, Sức Khoẻ ông vẫn còn rất tốt.Một nhà phân tích trên đài CNBC từng nói rằng trường hợp của Read có thể đạt được nếu đầu tư 300 đô mỗi tháng với lãi suất kép 8% và cứ để nó tiếp tục sinh lãi. Như vậy sau 65 năm, tổng lợi nhuận sẽ là 8 triệu đô. Mới nghe thì điều này hoàn toàn khả thi nhưng hãy ngẫm thử xem điều này có khả thi cho tầng lớp lao động thu nhập thấp hiện nay không? Điều đó không những không khả thi mà còn gần như là không thể thực hiện được số đông công nhân thu nhập thấp.
Và còn điều này nữa, theo như website Philosophical Economics chỉ ra phần đầu tư hàng tháng 300 đô đó đã bỏ qua yếu tố lạm phát. Vào 65 năm trước, $300 là một số tiền khá lớn, tầng lớp lao động thu nhập thấp không thể nào thực hiện được khoảng đầu tư đó nếu chỉ chi tiêu sinh hoạt tiết kiệm.
Với mức sống hiện nay, khoảng đầu tư cần thiết hàng tháng là 524 đô. Đó đúng là thử thách với bất cứ ai có chung hoàn cảnh kinh tế và lao động như Read. Read hẵng đã phải cực kì nghiêm khắc với cuộc sống của bản thân mới lo cho học phí của 2 người con mà vẫn đạt được khối tài sản như vậy.
Tuy nhiên, Teleb cũng cho rằng bí quyết thật sự của Read là nắm bắt thời cơ đúng lúc. Hay nói cách khác là vận may. Vào thời điểm Read quyết định đầu tư, đó là tháng 8 năm 1979, thị trường cổ phiếu rớt giá trầm trọng. Và các khoản đầu tư của Read toàn là đầu tư lớn, và là đầu tư dài hạn nên nó mang về cho ông lợi nhuận khổng lồ. $100 vào lúc đó bây giờ là $2000. Thử nghĩ xem khoản đầu tư khi đó mang về cho ông bao nhiêu lợi nhuận trong suốt thời gian đó?
Tuy nhiên, những việc như vậy chỉ xảy ra một lần trong đời người. Thị trường cổ phiếu rẻ bèo lúc đó là kết quả của tỷ lệ lạm phát thấp và lãi suất cao. Điều đó không còn đúng với tình hình hiện nay nữa vì bây giờ lạm phát tăng cao mà lãi suất lại thấp.
Tính tiết kiệm của Read cũng góp phần không nhỏ cho khoản đầu tư của ông sinh lời thậm chí nhiều hơn ông nghĩ. Ông hầu như không có nhu cầu chi tiêu bất kì khoản tiền lớn nào nên ông không hề đụng đến số cổ phần mình đang nắm giữ, kể cả khi chúng trong tình trạng rớt giá thê thảm. Chính vì ông không bán số cổ phiếu đó nên ông không cần trả thuế cho phần lợi nhuận có được từ chúng. Số tiền đó lẫn khoản đầu tư của ông vẫn còn nguyên vẹn sau khi ông qua đời.
Nói tóm lại, chúng ta nên khâm phục Read vì ông đã sống cuộc sống mà ông muốn và thành công khi tích luỹ được khối tài sản to lớn như vậy. Tuy nhiên, khâm phục lối sống đó là một việc, làm theo lối sống đó lại là việc khác.
Đôi khi, chúng ta còn không tiền dư để tiêu theo ý mình nữa. Read sống đến 80 tuổi vẩn giữ được sưc khoẻ dồi dào nên ông không cần chi cho các khoản như viện phí, thuốc và cácdịch vụ chăm sóc người già yếu nên khối tài sản của ông hầu như chỉ có vào mà không có ra. Nếu Read có sức khoẻ kém và cần dịch vụ chăm sóc y tế dài hạn thì tài sản của ông sẽ chỉ là một phần rất nhỏ của 8 triệu đô. Lúc đó, người ta sẽ không ai biết đến ông cả và chỉ nhớ về ông như một người hàng xóm già dễ thương, một người làm việc rất chăm chỉ và sống tiết kiệm. Vậy thôi!
Đối với hầu hết chúng ta, tiết kiệm và đầu tư là hành động trì hoãn sự thoả mãn bản thân. Tuy nhiên, càng trì hoãn chúng ta càng có nhiều thứ để tiêu tiền nhằm làm hài lòng chính mình. Vậy tai sao lại sống nghiêm khắc như vậy với bản thân để có thể tích cóp thật nhiều tiền? Đâu là mục tiêu của việc trở thành triệu phú nếu chúng ta phải sống cuộc sống khổ hạnh và không hưởng những thành quả từ số tiền mình làm ra?

Tags: