Cách Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Gia Đình

Những điều bạn cần biết để xử lý nước thải sinh hoạt một cách hiệu quả. Bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp những kiến hức hữu ích về vấn đề này! Cùng Cleanipedia tìm hiểu những cách xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhé! Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt rất […]

Đã cập nhật 27 tháng 10 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Cách Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Gia Đình

Những điều bạn cần biết để xử lý nước thải sinh hoạt một cách hiệu quả. Bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp những kiến hức hữu ích về vấn đề này! Cùng Cleanipedia tìm hiểu những cách xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhé!

cách xử lý nước thải sinh hoạt

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng nông thôn cách xa thành phố vì không dễ tiếp cận với hệ thống thoát nước chung của cả nước. Mặc dù vậy, cơ quan Bảo vệ Môi trường của hoa Kỳ ước tính, có khoảng 10 đến 20 phần trăm hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt không hoạt động mỗi năm do nguyên nhân chính là không được chăm sóc đúng cách.Cách tốt nhất giữ cho hệ thống nước thải sinh hoạt hoạt động hiệu quả là chú ý đến các loại rác thải được thoát ra ngoài theo đường ống cống. Các hoá chất mạnh có thể giết chết các vi khuẩn tốt giúp xử lí nước, vì thế bạn chỉ nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh có hàm lượng chất tẩy nhẹ, ví dụ như của Sunlight và OMO chẳng hạn.

Mẹo Xử Lý Nước Thải Trong Gia Đình Cực Vệ Sinh Và Thân Thiện

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đặc biệt hữu ích nhưng đòi hỏi người sử dụng phải bảo trì hệ thống để đảm bảo nó luôn được vận hành một cách trôi chảy. Phần hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn biết cách bảo trì để tăng hiệu quả sử dụng:

1. Thường Xuyên Dọn Rác Thải Rắn

Cách thức hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là phân loại rác thải và sàng lọc rác thải thể rắn và loại bỏ các chất gây hại đến môi trường có trong nước thải, hoặc rác thải không phân hủy. Phần rác thải rắn còn lại trong bộ lọc sẽ theo luồng nước thải sinh hoạt trôi ra cống thoát nước. Cũng giống như việc sử dụng bình lọc nước để xử lý nước máy, các bộ lọc trong hệ thống xử lý nước thải cũng cần được nạo vét cặn bẩn thường xuyên

Lời khuyên từ công ty xử lý nước thải là bạn nên thường xuyên kiểm tra bồn và để ý mức chất thải rắn , và phải tháo bể nếu kiểm tra thấy lượng chất thải rắn cao đến khoảng 50 cm, hoặc chiếm hơn 75% thể tích. Tháo bể nước và bộ lọc là một trong những việc làm quan trọng nhất của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt để đảm bảo cho hệ thống thoát nước nhà bạn được vận hành trơn tru.

2. Xử Lý Nước Thải Hiệu Quả: Sử Dụng Các Sản Phẩm Vệ Sinh Dạng Tẩy Nhẹ

Sau khi đã xem xét cách hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hoạt động với chất thải rắn, bây giờ bạn cần để ý đến chất lượng nguồn nước thải. Một khi các chất thải rắn và hoá chất độc hại có trong nước thải đã được lọc bỏ và chỉ giữ lại các vi khuẩn tốt, bạn có thể đổ nó ra ngoài theo đường ống cống.

Quá trình xử lý nước thải rất cần đến các vi khuẩn có lợi, vì vậy nếu giết hết các vi khuẩn này thì hệ thống xử lý nước thải sẽ không thể hoạt động bình thường.

Vậy điều gì gây nguy hại cho các vi khuẩn tốt này? Câu trả lời là các hóa chất mạnh. Khi xử lý nước thải sinh hoạt, bạn không nên dùng hóa chất. Để chắc chắn không gây hại cho các vi khuẩn tốt, bạn chỉ nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh có chứa hàm lượng chất tẩy rửa dạng nhẹ. Lời khuyên của công ty xử lý nước thải sinh hoạt là không được ném sỏi chứa phân mèo, tã bỉm, giấy vệ sinh, dầu xuống cống thoát nước.

3. Xử Lý Rác Thải Dân Dụng: Cống Thoát Nước

Công nghệ xử lý nước thải là hệ thống tự động rất tiên tiến, nhưng để đảm bảo cống thoát nước luôn hoạt động tốt vẫn thì vẫn luôn cần đến bàn tay của con người. Thông thường mọi người không mấy chú ý đến cống thoát nước, nhưng bảo trì cống thoát nước là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt.

Cống thoát nước là nơi đưa nước thải ra ngoài, vì thế việc giữ đất luôn mềm, xốp và thẩm thấu tốt rất quan trọng. Nếu đất trở nên cứng và mất khả năng thấm hút thì nước không thể nào ngấm được vào đất, thay vào đó sẽ đọng lại trên bề mặt, cuối cùng là chảy ngược lại các đường ống và làm tắc cống.

Thường xuyên bảo trì cống thoát nước là một phần quan trọng để quản lý việc xử lý rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, vì vậy bạn hãy chắc chắn đây là việc phải ưu tiên hàng đầu đấy nhé!

4. Những Điểm Chính Trong Việc Xử Lý Nước Thải

  1. Chú ý đến lượng rác thải chất rắn ở trong bồn. Rất nhiều hệ thống chứa rác thải có đi kèm với thiết bị đo lường, giúp bạn dễ dàng biết khi nào cần phải đổ rác thải ra ngoài.
  2. Không bao giờ được đổ các hoá chất mạnh xuống cống thoát nước vì nó có thể giết chết các vi khuẩn có lợi. Hãy bỏ tã bỉm, giấy vệ sinh, tàn thuốc lá và phân mèo vào trong sọt rác chứ không được ném xuống cống thoát nước.
  3. Duy trì bảo dưỡng hệ thống nước thải sinh hoạt không đơn thuần chỉ là giữ gìn từ bên trong nhà mà đó còn là việc đảm bảo nước thoát ra từ hệ thống ống thoát nước được chảy vào trong đất.

Nguồn: cách xử lý nước thải sinh hoạt Cleanipedia