-
Chuột hamster là một trong các loại thú cưng được yêu thích và chọn nuôi tại nhiều gia đình. Chuột hamster có nhiều giống loài khác nhau. Để biết được cụ thể các loại hamster cũng như cách nuôi chuột hamster đơn giản cho người mới bắt đầu, hãy cùng Leflair đọc ngay bài viết bên dưới.
Nguồn gốc và thói quen của chuột Hamster
Trước khi bắt đầu học cách nuôi chuột Hamster, bạn cũng nên tìm hiểu đôi chút về nguồn gốc cũng như thói quen của loài chuột đáng yêu này:
Nguồn gốc
Hiện nay, chuột Hamster có đến khoảng 26 loài. Trong đó, loài nổi tiếng nhất là Hamster Syria. Giống loài này được tìm thấy lần đầu tiên bởi George Robert Waterhouse – một nhà động vật học người Anh vào năm 1839. Tại thời điểm ấy, nhà động vật học đã đặt tên cho chúng là Mesocricetus auratus. Năm 1930, các nhà động vật học một lần nữa tìm thấy giống chuột Hamster này trên sa mạc tại Syria. Sau đó, chúng được mang đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu và nhân giống thành công.
- Năm 1938, chuột Hamster lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ.
- Năm 1946, chuột Hamster trở thành thú cưng phổ biến tại Mỹ.
- Năm 1970, một loài chuột Hamster khác là Phodopus campbelli được giới thiệu lần đầu tiên tại một hội chợ ở Anh.
Xem thêm: Cách Tắm Cho Mèo Sợ Nước Đơn Giản Tại Nhà
Thói quen
Chuột Hamster thích sinh sống ở những nơi khô ráo, theo bầy đàn. Tuy nhiên, một số loài lại muốn một mình, tính lãnh thổ cao và tách biệt với những con khác. Đa phần khi nuôi chung những con đực với nhau sẽ xảy ra tranh chấp, cắn xé lẫn nhau và dẫn đến thương vong. Vì vậy, lời khuyên nho nhỏ dành cho bạn đó chính là không nên nuôi các con đực chung với nhau. Ngoài ra, chuột Hamster còn có thói quen thức đêm, ngủ ngày và đặc biệt rất hay “cáu bẩn” nếu bị đánh thức. Trong môi trường tự nhiên, chuột Hamster sẽ có tập tính tích trữ lương thực và sống dưới hang.
Các loại Hamster hiện nay trên thị trường
Chuột Hamster có 4 loại trên thị trường. Bạn cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại dưới đây trước khi học cách nuôi chuột Hamster:
Hamster Bear
Đây là loại chuột Hamster có kích thước to nhất. Khi trưởng thành, bé sẽ nặng trung bình khoảng 150 – 200g và có chiều dài đến 15cm. Bé sở hữu thân hình mũm mĩm, đáng yêu nên được rất nhiều người tìm kiếm. Nhưng tính tình của bé khá mạnh bạo nên nếu muốn nuôi bé này thì bạn chỉ được có thể nuôi duy nhất một bé. Hơn nữa, mùi cơ thể của bé hơi nặng. Vì vậy, việc vệ sinh lồng thường xuyên cũng nên được chú ý.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Hương Thảo Trong Nhà Chi Tiết Nhất
Hamster Robo
Hamster Robo là một bé chuột nhút nhát. Một khi bị hù giật mình, bé sẽ lăn đùng ra giả vờ chết. Kích thước của bé được xem là nhỏ nhất trong tất cả các loài Hamster. Khi trưởng thành, bé chỉ nặng 50g và dài 4 – 5cm. Cũng nhờ kích thước nhỏ nhắn mà bé sở hữu khả năng chạy nhanh và luồn lách siêu hạng. Vậy nên, khi vuốt ve bé, bạn nên hết sức cẩn thận. Vì khi tuột mất sẽ rất khó bắt kịp. Bé Hamster Robo có tập tính sống theo bầy rất tốt, nên bạn có thể cân nhắc nuôi thêm nhiều bé khác chung lồng.
Xem thêm: Cách Trồng Rau Trong Thùng Xốp Đơn Giản Tại Nhà Để Rau Luôn Được Tươi Xanh
Hamster Winter White
Winter White là loại chuột Hamster có thân hình thon gọn, dài khoảng 8 – 10 cm. Cân nặng trung bình khi trưởng thành của bé là 90 – 120g. Ưu điểm thú vị nhất là bộ lông thay đổi màu sắc theo mùa. Tính cách của bé rất hiền lành, bạn có thể thoải mái vuốt ve mà không sợ bé “chuồn” mất. Tuy nhiên, bé hơi nặng mùi, nên bạn cần cân nhắc.
Hamster Cambell
Cambell có ngoại hình tượng tự Winter White nhưng thân hình mập mạp, tròn trịa và mũi nhọn hơn. Lúc mới nuôi, bé lạ người nên sẽ hay gây ra một vài vết cắn cho bạn. Nhưng khi thân hơn, bạn sẽ được tha hồ vuốt ve, cưng nựng mà không bị bé phản kháng. Một điểm lưu ý là không nên nuôi chung bé với những bé Hamster khác vì tính tình của bé khá “nóng nảy”.
Các vật dụng chuẩn bị trước khi nuôi chuột Hamster
Để có thể áp dụng cách nuôi chuột hamster đạt hiệu quả cao, bạn cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết cho chú chuột nhỏ của mình như sau:
Lồng chuyên dụng cho chuột hamster
Đầu tiên, các bé chuột hamster cần một chiếc lồng chuyên dụng để có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như ăn, uống, tắm rửa,…Trên thị trường hiện nay đang bày bán 3 loại lồng khác nhau, đó là lồng sắt, lồng mica và lồng nhựa. Tùy vào sở thích cũng như tài chính của mình mà bạn có thể lựa chọn loại lồng phù hợp.
- Lồng sắt: thích hợp dùng trong mùa hè, đặc biệt là những khu vực có khí hậu khô, nóng quanh năm. Lồng được thiết kế nhỏ gọn, thoáng mát, tuy nhiên, rất khó để vệ sinh các bộ phận của lồng. Giá thành cho mỗi chiếc lồng sắt thường rơi vào khoảng từ 150.000 – 500.000 VNĐ.
- Lồng mica: có nhiều thiết kế độc đáo và mới lạ cho các bé chuột hamster. Giá thành tương đối rẻ, có thể dễ dàng vệ sinh định kỳ các bộ phần có trong lồng. Lồng mica còn giúp giữ ấm cho các bé chuột vào mùa đông. Do vậy, đây sẽ là sản phẩm thích hợp khi trời chuyển gió hoặc ở các khu vực có nhiệt độ thấp. Cần lưu ý sử dụng nắp đậy lồng không quá kín vì có thể khiến các bé cảm thấy khó chịu và stress.
- Lồng nhựa: có thể dễ dàng mang đi mọi nơi. Tuy nhiên, bạn không nên để các bé trong loại lồng này quá lâu vì hầu hết các kiểu lồng nhựa đều được thiết kế khá kín và bí bách.
Bình đựng nước cho chuột
Đây là một trong những món đồ quan trọng thường được nhắc đến trong các cách nuôi chuột hamster. Có hai dạng bình nước cho bạn lựa chọn: bình nước bi lăn và bình nước chân không. Tùy theo sở thích và kiểu thiết kế của lồng chuyên dụng mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm thích hợp.
Bạn nên thay nước cho các bé chuột khoảng 2 – 3 ngày 1 lần. Sau khoảng 6 tháng sử dụng, bạn cũng nên thay bình nước mới để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội để “tấn công” các bé.
Bát đựng thức ăn
Bạn có thể sử dụng các loại bát hoặc dĩa đựng thức ăn có kích thước nhỏ, không dễ bị hất đổ là được. Một lời khuyên được mọi người áp dụng khi thực hiện các cách nuôi chuột hamster đó là lựa chọn loại dĩa có thành thấp. Bởi nếu thành dĩa quá cao, các bé có thể chui vào và mắc kẹt trong đó.
Những loại bát đựng thức ăn có sẵn trong nhà mà bạn có thể sử dụng như đĩa đựng nước tương, gạt tàn, hộp trong lò vi sóng, bát nhỏ,…
Khay vệ sinh và chậu tắm
Khay vệ sinh và chậu tắm nên được làm bằng sứ. Bạn nên phủ một ít loại cát vệ sinh dành cho mèo lên khay vệ sinh của các bé chuột. Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý dọn dẹp khay vệ sinh và thay cát mỗi ngày để đảm bảo sự sạch sẽ cho không gian sống của các bé.
Vòng chạy được thiết kế dành riêng cho chuột hamster
Hamster thường có thói quen chạy 20km mỗi ngày. Nếu không được vận động đầy đủ, các bé sẽ có khả năng cao mắc bệnh béo phì. Ngoài ra, hamster cũng sẽ dễ cảm thấy khó chịu và có hành vi cắn phá lồng. Vì vậy, khi hướng dẫn cách nuôi chuột hamster, các chuyên gia thường khuyên bạn nên đầu tư cho các bé những loại vòng chạy chất lượng để hamster có thể thoải mái đùa nghịch và vui chơi.
Sản phẩm giúp chuột hamster mài răng
Việc lắp đặt các thiết bị giúp chuột hamster mài răng rất quan trọng. Bởi răng của loại động vật này không ngừng tăng trưởng. Nếu không được mài, chúng sẽ mọc dài và khiến cho các bé chuột cảm thấy không thoải mái. Bạn có thể sử dụng đá mài răng hoặc gậy mài răng cho các chú chuột hamster của mình.
Hướng dẫn cách nuôi chuột Hamster cho người mới tại nhà chi tiết nhất
Những người mới làm quen với chuột hamster thường loay hoay tìm kiếm cách nuôi chuột hamster “chuẩn chỉnh”, giúp các bé chuột phát triển một cách khỏe mạnh. Dưới đây là chi tiết các bước chăm sóc hamster ngay tại nhà mà bạn nên tham khảo:
- Hamster là giống chuột ngủ ngày và chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Do vậy, bạn nên để lồng chuyên dụng ở nơi chắn gió và ánh sáng trực tiếp để các bé có thể cảm thấy dễ chịu khi ngủ.
- Thường xuyên cho chuột hamster ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng ở 2 bữa chính trong ngày. Bạn có thể sử dụng loại thức ăn trộn của các thương hiệu như Rabster hoặc Vitasmart. Ngoài ra, bạn cũng nên cho các bé sử dụng thức ăn dặm như trái cây, hạt hướng dương, yến mạch, sâu gạo rang bơ,…để bổ sung thêm các loại khoáng chất và vitamin cần thiết khác.
- Vệ sinh lồng định kỳ hàng tuần. Luôn giữ cho không gian trong lồng được sạch sẽ và thoáng mát.
- Thường xuyên giao tiếp với các bé chuột một cách nhẹ nhàng để trau dồi tình cảm giữa bạn và các bé.
Một số điều lưu ý khi nuôi chuột Hamster
Bên cạnh hiểu rõ cách nuôi chuột hamster, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau trong suốt quá trình chăm sóc và nuôi dạy các bé:
- Không bồng các bé chuột khi đói bởi hamster thường rơi vào trạng thái mất kiểm soát và gây hại đến bạn nếu không được cho ăn đúng giờ.
- Khi trên cơ thể của bạn có mùi lạ như nước hoa, sữa tắm,… thì đừng vội bế các bé chuột bởi hamster dễ bị thu hút bởi những mùi hương này và thường có xu hướng ngửi rồi gặm các bộ phận tỏa ra hương thơm như vậy.
- Khi các bé chuột của bạn đang lo lắng thì bạn không nên bồng và chơi với các bé. Trong lúc này, thần kinh của hamster bị kích thích và các bé sẽ dễ có những hành động làm hại đến bạn.
Chuột hamster là loại động vật có vẻ ngoài dễ thương và thường được ưa chuộng nuôi trong nhà. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết được cách nuôi chuột hamster chuẩn để có thể áp dụng và chăm sóc cho các bé chuột luôn trong tình trạng khỏe mạnh, nhanh nhẹn và hoạt bát. Ngoài ra, nếu có nhu cầu biết thêm nhiều thông tin về các Tips nuôi và dạy dỗ các loại thú cưng khác, hãy truy cập ngay blog Leflair.com để cập nhật các kinh nghiệm hay.
Hướng dẫn cách nuôi chuột Hamster đơn giản dành cho người mới bắt đầu
Chuột hamster là một trong các loại thú cưng được yêu thích và chọn nuôi tại nhiều gia đình. Chuột hamster có nhiều giống loài khác nhau. Để biết được cụ thể các loại hamster cũng như cách nuôi chuột hamster đơn giản cho người mới bắt đầu, hãy cùng Leflair đọc ngay bài viết […]
Đã cập nhật 27 tháng 4 năm 2022
Bởi TopOnMedia