6 Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ , phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm

Hằng năm, dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ thường xuyên bùng phát, gây hoang mang cho các bậc phụ huynh. Vậy ba mẹ cần làm gì để giúp con phòng tránh bệnh tay chân miệng? Hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu các thông tin, cách phòng bệnh tay chân miệng trong bài viết sau đây […]

Đã cập nhật 24 tháng 7 năm 2021

Bởi TopOnMedia

6 Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ , phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm

Hằng năm, dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ thường xuyên bùng phát, gây hoang mang cho các bậc phụ huynh. Vậy ba mẹ cần làm gì để giúp con phòng tránh bệnh tay chân miệng? Hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu các thông tin, cách phòng bệnh tay chân miệng trong bài viết sau đây nhé.

6 Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ , phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là do các virus gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Tuy nhiên, một số loại virus khác trong nhóm này cũng có thể gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm, xấu nhất là dẫn đến tử vong.

Nếu thực hiện cách phòng bệnh tay chân miệng không đúng, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao khi:

–  Trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ nước mũi, nước bọt của người bệnh xung quanh, nhất là khi chơi cùng với các trẻ đã bị nhiễm bệnh.

– Trẻ cầm vào đồ chơi, vật dụng, nền nhà,…có dính virus gây tay chân miệng, sau đó vô tình cho tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa được vệ sinh tay sạch sẽ.

–  Ba mẹ hoặc người chăm sóc trẻ không rửa tay thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây sang trẻ nhỏ. 

–  Hệ miễn dịch của các bé còn yếu, nên khả năng chống lại với tác nhân gây bệnh rất kém.

Về cơ bản, nếu tiến hành các cách phòng bệnh tay chân miệng tốt thì sẽ không nguy hại và bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần. Ngược lại, nếu trẻ không được chăm sóc tốt thì rất có khả năng gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, bại liệt, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Biểu hiện bệnh tay chân miệng

Ở giai đoạn đầu, trẻ sẽ có những biểu hiện bị cảm cúm, quan sát kĩ sẽ thấy trẻ thường mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ (dao động từ 38 – 39°C). Đặc điểm dễ phát hiện rõ nhất đó là sẽ xuất hiện các nốt mụn nước trên da trẻ. Các mụn nước này sẽ nổi xung quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn,…

trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sẽ rất khó để xác định bệnh khi chỉ thấy bóng nước bên trong họng vì trẻ còn quá nhỏ để thể hiện được bằng ngôn ngữ. Vì vậy, ba mẹ cần quan sát tinh tế, nếu thấy trẻ bị sốt và có dấu hiệu ngừng ăn uống hoặc thì bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa trị và tham khảo cách phòng bệnh tay chân miệng sớm nhất.

Ngoài các dấu hiệu sốt, nổi ban đỏ, bỏ ăn hoặc không muốn ăn, thì còn thêm một vài dấu hiệu như:

– Cơ bắp đau nhức, đau đầu, cứng cổ.

– Cảm giác bồn chồn.

– Trẻ ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn bình thường. Trong lúc ngủ có thể hay giật mình.

–  Với trẻ nhỏ thường có biểu hiện chảy nước dãi liên tục vì đau họng.

–  Trẻ chỉ thích thức ăn dạng lỏng và thức uống lạnh.

Phụ huynh cần nắm các thông tin về bệnh tay chân miệng trẻ em như sau

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo. Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng quanh năm, đặc biệt vào khoảng thời gian từ tháng 3 – 5, và tháng 9 – 10.

Cũng giống như bệnh sởi ở trẻ em, bệnh tay chân miệng ở người lớn, dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước. Thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh tay chân miệng trẻ em có thể diễn biến nặng, gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Cũng giống như bệnh sởi ở trẻ embệnh tay chân miệng trẻ em cần được quan tâm phát hiện sớm để kịp thời điều trị.

Phương pháp phòng tránh bệnh

Để chủ động phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

  1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em). Đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ, cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi cho bé chưa được khử trùng, diệt vi khuẩn.
  3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ dùng cá nhân của trẻ.
  4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  5. Sử dụng nhà vệ sinh đúng cách, đặc biệt cách ly bệnh nhân bằng nhà tiêu riêng (nhà vệ sinh riêng hoặc bô tiểu riêng).
  6. Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Phương pháp phòng tránh cho cả gia đình

Ba mẹ đều cần thường xuyên lau dọn nhà cửa, khử trùng trong nhà. Đặc biệt là các khu vực sinh hoạt chung của gia đình. Bởi vì cả người lớn và trẻ nhỏ đều hoàn toàn có khả năng mắc bệnh dịch tay chân miệng. Nhất là khu vực sàn nhà, bạn cần lựa chọn loại sản phẩm có khả năng làm sạch hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn, phù hợp cho bé hạn chế mắc bệnh tay chân miệng trẻ em.

Cleanipedia khuyên bạn nên sử những sản phẩm được nhiều gia đình tin dùng và đã qua kiểm định bởi viện da liễu trung ương như nước lau sàn Sunlight hương hoa thiên nhiên. Thành phần tự nhiên không chứa chất tạo màu cùng nồng độ pH thấp (=7) của sản phẩm, đảm bảo dịu nhẹ tuyệt đối cho làn da nhạy cảm của bé. Đặc biệt là trong thời gian chăm sóc điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Với phương pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng trẻ em tại nhà kể trên, Cleanipedia hy vọng rằng các bậc phụ huynh có thể bảo vệ an toàn cho trẻ em và gia đình mình an toàn trước bệnh dịch nhé. Chúc các bạn thành công.

Tags: