Các phương pháp điều Trị Mụn thông thường như axit salicylic, niacinamide hoặc benzoyl peroxide được chứng minh là những giải pháp trị mụn hiệu quả nhất. Tuy nhiên phương pháp này lại khá tốn kém và có thể có tác dụng phụ như khô, đỏ và kích ứng da. Vì vậy nhiều người đã tìm đến cách trị mụn bọc tự nhiên tại nhà là phương pháp điều trị thay thế tiết kiệm hơn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn bọc?
Mụn bọc bắt đầu khi các lỗ chân lông trên da của bạn bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào da chết. Lỗ chân lông được kết nối với tuyến bã nhờn và làm bít tắc gây ra sự phát triển của một loại vi khuẩn như Propionibacterium acnes, hoặc P. acnes. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm da gây đau đớn và trở thành mụn bọc
Các yếu tố góp phần vào sự phát triển của mụn bọc, bao gồm:
- Do di truyền
- Chế độ ăn không lành mạnh
- Stress
- Thay đổi hormone
- Da bị nhiễm trùng
5 cách chữa mụn bọc tự nhiên cấp tốc tại nhà
Sử dụng tinh dầu tràm trà
Đây loại tinh dầu được chiết xuất từ lá của cây tràm trà nổi tiếng với khả năng chống vi khuẩn và giảm viêm da. Nhờ vậy mà có thể giúp chữa trị cấp tốc tình trạng mụn bọc sưng đỏ.
Một nghiên cứu cho thấy, so với benzoyl peroxide, những người tham gia sử dụng dầu tràm trà trị mụn ít bị khô da và kích ứng hơn. Vì vậy, tinh dầu cây trà có thể là một chất thay thế hiệu quả để điều trị mụn.
Cách sử dụng tinh dầu tràm trà để trị mụn bọc:
- Trộn 1 phần tinh dầu cây trà với 9 phần nước.
- Nhúng tăm bông vào hỗn hợp và thoa lên các vùng da bị mụn.
- Bôi kem dưỡng ẩm nếu muốn.
- Sử dụng 1-2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Đắp trà xanh lên da
Trà xanh là chất chất chống oxy hóa cực tốt cho da. Ngoài ra còn giúp giảm sưng mụn bọc hiệu quả. Điều này có thể là do polyphenol trong trà xanh giúp chống lại vi khuẩn và giảm viêm ( hai nguyên nhân chính gây ra mụn).
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thoa trà xanh trực tiếp lên da có thể giúp trị mụn bọc. Nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa chính trong trà xanh – epigallocatechin-3-gallate (EGCG) – làm giảm sản xuất bã nhờn, chống viêm và ức chế sự phát triển của P. acnes.
Cách thực hiện:
- Ngâm trà xanh trong nước sôi khoảng 3-4 phút.
- Để trà nguội.
- Sử dụng một miếng bông gòn, thoa trà lên da hoặc đổ vào bình xịt lên da.
- Để khô, sau đó rửa sạch với nước và vỗ nhẹ cho da khô.
Làm mặt nạ mật ong và quế trị mụn bọc
Mật ong và quế có khả năng chống lại vi khuẩn và giảm viêm hiệu quả. Sự kết hợp giữa nguyên liệu này có tác dụng kháng khuẩn chống lại P. acnes
Cách làm mặt nạ mật ong và quế:
- Trộn 2 thìa mật ong và 1 thìa quế để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Sau khi rửa mặt sạch, thoa mặt nạ lên mặt và giữ nguyên trong 10–15 phút.
- Rửa sạch mặt nạ và lau khô mặt.
Trị mụn bọc bằng cách bôi giấm táo
Giấm táo được làm bằng cách lên men rượu táo, hoặc nước trái cây chưa lọc từ táo ép. Các axit hữu cơ (axit citric) trong giấm táo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm sự xuất hiện của sẹo.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit succinic, một axit hữu cơ khác, ngăn chặn tình trạng viêm do P. acnes gây ra , có thể ngăn ngừa sẹo. Tuy nhiên những làn da nhạy cảm nên cân nhắc sử dụng giấm táo vì nó có thể gây kích ứng da.
Cách trị mụn bằng giấm táo:
- Trộn 1 phần giấm táo và 3 phần nước (dùng nhiều nước hơn cho da nhạy cảm).
- Sau khi rửa mặt sạch, nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da bằng bông gòn.
- Để yên trong 5–20 giây, rửa sạch bằng nước và lau khô.
- Lặp lại quá trình này 1-2 lần mỗi ngày nếu cần.
Lưu ý: Khi thoa giấm táo lên da có thể gây bỏng và kích ứng. Nếu bạn muốn dùng thử, hãy sử dụng với lượng nhỏ và pha loãng với nước.
Dưỡng ẩm bằng nha đam
Nha đam là một loại cây nhiệt đới có lá tạo ra chất gel trong. Khi thoa lên da, gel lô hội có thể giúp chữa lành vết thương, điều trị bỏng và chống viêm. Nha đam có chứa axit salicylic và lưu huỳnh, cả hai đều được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị mụn bọc.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nha đam, khi kết hợp với các chất khác như kem tretinoin hoặc tinh dầu tràm trà, có thể cải thiện tình trạng mụn
Cách sử dụng hiệu quả tại nhà:
- Dùng thìa cạo sạch gel từ cây lô hội.
- Bôi trực tiếp gel lên da sạch như một loại kem dưỡng ẩm.
- Lặp lại 1-2 lần mỗi ngày hoặc theo ý muốn.