Vậy những cách đòi nợ gián tiếp mà người ta vẫn hay cân nhắc sử dụng là gì? Có cách đòi nợ nào lịch sự và tế nhị để không gây ảnh hưởng đến mối quan hệ? Mời bạn tham khảo qua đáp án cho những câu hỏi trên trong bài chia sẻ dưới đây từ Timo nhé!
1. TẠI SAO CHỦ NỢ LẠI NGẠI ĐÒI NỢ?
Đầu tiên chúng ta cần phải nói qua đôi chút về vấn đề nghịch lý nhưng thực tế này: Chủ nợ ngại đòi nợ.
Thoáng nghe người đọc sẽ cảm thấy vô lý vì tiền mình đã cho vay thì có lý do nào ngăn mình đòi lại. Chính xác là bạn có thể đòi lại nhưng chỉ khi bạn ở trong hoàn cảnh phải đòi nợ mới thấu rằng để làm việc đó không hề dễ. Hãy lưu ý rằng, sẽ có cả tá lý do to nhỏ khiến bạn không thể cất lời đó!
Một trong số các lý do thầm kín đó phải kể đến chính là việc không muốn làm sứt mẻ mối quan hệ, tình cảm hiện tại. Đặt vấn đề ở các “con nợ”, có thể họ quên thật sự hoặc cố ý quên. Nếu “con nợ” cố tình quên và bạn biết điều đó thì đôi khi bạn sẽ mạnh dạn đòi hơn. Nhưng nếu gặp phải “con nợ” nhạy cảm thì chỉ cần một lời nói, thái độ nhắc nhở không tinh tế sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ về sau.
2. BẠN CÓ ĐANG SỬ DỤNG MỘT TRONG NHỮNG CÁCH ĐÒI NỢ GIÁN TIẾP SAU?
Khi không muốn nhắc nợ trực tiếp để làm ảnh hưởng đến mối quan hệ, đa số mọi người thường sử dụng những cách nhắc nợ gián tiếp như: cập nhật tình trạng hết tiền trên mạng xã hội, nhờ bạn chung hỏi dùm hoặc thể hiện sự quan tâm đến người nợ tiền.
2.1. CẬP NHẬT TRẠNG THÁI “HẾT LÚA” TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Trong thời buổi hiện đại thì mạng xã hội là công cụ hiệu quả để gián tiếp thông báo tình trạng của bạn đến mọi người. Một cách nhắc nợ khéo mà mọi người hay sử dụng là đăng một dòng trạng thái hay một bức ảnh nói về việc mình hết tiền . Mục đích của hành động này là để người mượn tiền có thể thấy được dòng trạng thái này và từ đó tự giác trả tiền cho mình. Tuy nhiên, hình thức “đòi nợ” này không được đánh giá cao vì không có sự đảm bảo rằng người mượn tiền chắc chắn sẽ thấy dòng trạng thái này. Hơn nữa, đối với những người thuộc tuýp vô tư, có thể họ sẽ không hiểu rằng đây là một lời nhắc khéo mà bạn muốn gửi đến họ.
2.2. NHẮC NỢ THÔNG QUA BẠN CHUNG
Khi có một người bạn chung giữa người “đòi nợ” và người mượn tiền, nhiều người cũng có thể đang sử dụng cách nhờ bạn chung hỏi khéo để “đòi nợ”. Nhìn chung, cách nhắc nợ gián tiếp từ người thứ ba sẽ tạo ra tình huống nhắc nợ vô cùng tự nhiên. Thế nhưng, chúng ta vẫn không đảm bảo được trường hợp người được nhờ nhắc hộ cũng rất ngại việc làm này. Cho nên, một là người bạn đó sẽ thực hiện lời nhờ vả, hai là họ sẽ vờ như quên luôn.
2.3. THỂ HIỆN SỰ QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI MƯỢN NỢ
Một cách nhắc nợ thông dụng mà mọi người cũng hay sử dụng là hỏi thăm người đó về tình hình công việc và cuộc sống hiện tại để hiểu hơn về họ. Sau đó, người “đòi nợ” chia sẻ ngược lại với họ về tình hình tài chính của họ để đối phương nhớ ra món nợ cũ. Tuy nhiên, cách đòi nợ này cũng không được xem là hiệu quả, đặc biệt nếu như đối phương thuộc tuýp người vô tư.
Nhìn chung, để việc nhắc nợ diễn ra trong sự nhẹ nhàng thì người cho mượn thường áp dụng những cách gián tiếp trên. Ngoài ra vẫn còn một số cách gián tiếp khác nhưng suy cho cùng các hình thức này đều đạt mức 50/50 may rủi. Bạn gián tiếp nhắc nợ nhưng vẫn ở thế bị động chờ đợi lời hồi đáp từ người kia. Vậy tại sao không nghĩ đến một ứng dụng có đầy đủ tính năng thông minh để giúp bạn làm việc đó? Dù là gián tiếp nhắc nhưng lại chủ động trong việc theo dõi và cập nhật thanh toán từ người mượn một cách nhanh chóng.
NHẮC NỢ CHỈ BẰNG VÀI CÚ LƯỚT VÀ CHẠM
Trong thời buổi Công Nghệ lên ngôi, còn gì bằng việc sử dụng chính ứng dụng tài chính để xử lý các vấn đề tài chính chứ? Việc nhắc nợ qua ứng dụng sẽ giúp chủ nợ đề cập vấn đề một cách rõ ràng mà vẫn thấu tình đạt lý.
Khi muốn “đòi nợ” một ai đó cũng có tài khoản Timo, bạn chỉ cần gửi yêu cầu thanh toán (Payment Request) đến chủ tài khoản nợ với số tiền và nội dung. Ngược lại, đối phương cũng sẽ có thể dễ dàng thanh toán nợ bằng 1 lần chạm. Khi yêu cầu thanh toán chưa được xử lý, yêu cầu này vẫn sẽ nằm trong danh sách “Quản lý nhắc nợ” tại mục “Cần xử lý”.
Qua những cách “đòi nợ” gián tiếp trên, bạn sẽ chọn cho mình phương án nào? Timo hy vọng bạn sẽ thành công trong việc thu hồi số tiền của mình nhé!