Khi bạn luôn lo lắng cho tài chính của mình ở tương lai thì cũng là lúc bạn nên có động thái tiết kiệm tiền. Đó là một trong những lý do để tiết kiệm tiền ngoài những lý do bạn thường dễ dàng tìm thấy như: muốn mua một món đồ nào đó, muốn đầu tư kinh doanh, muốn mua nhà cửa xe cộ…
Vì sao tiết kiệm phải có mục tiêu?
Có rất nhiều người thấy rằng việc tiết kiệm rất khó khăn đối với họ. Có lẽ họ đã quên đi những lần họ quyết tâm để dành để mua đôi giày yêu thích, để dành mua điện thoại iPhone đời mới nhất,… Chuyện gì xảy ra nếu như khi họ đã có số tiền để mua món đồ mong muốn nhưng họ không mua? Lúc đó, số tiền đó vẫn còn y nguyên và trở thành số tiền tiết kiệm đáng kể. Đó là do lựa chọn của mỗi người.
Điều này có nghĩa là khi có mục tiêu, bạn sẽ có động lực để tiết kiệm hơn. Việc bạn tiết kiệm trở nên thật có ý nghĩa và xứng đáng để bạn tự nguyện chi tiêu hợp lý hơn cho một tương lai tốt đẹp. Chính vì thế, nếu bạn thấy rằng bạn có thể tiết kiệm được, tức là bạn nên nghĩ ra mục tiêu tiết kiệm ngay.
Không phải mục tiêu tiết kiệm nào cũng mang lại hiệu quả
Ai cũng có mục tiêu khi thực hiện tiết kiệm tiền. Nhưng mục tiêu nào mới là đúng đắn, mới có khả năng thành hiện thực? Điều đó cần phải căn cứ vào việc bạn đặt mục tiêu như thế nào? Cơ sở nào để bạn đặt mục tiêu tiết kiệm tiền của mình.
- Đừng xa rời thực tế: Mục tiêu càng lớn thì động lực càng cao. Nhưng nếu lớn đến mức xa rời thực tế thì bạn sẽ cảm thấy “chùn” bước. Ví như hiện tại thu nhập của bạn 5 triệu đồng/tháng, bạn đặt mục tiêu mua ô tô 500 triệu đồng trong 10 năm tới. Mục tiêu này sẽ làm “gãy cánh” ngay từ năm thứ 4 thứ 5 nếu bạn cứ mãi dặm chân với số lương đó. Vì vậy, nên đặt ra những câu hỏi sau khi chọn mục tiêu tiết kiệm: Khi bạn đang có mức thu nhập trung bình thì bạn có nên đặt những mục tiêu lớn hay không? Như mua nhà cao cấp, hay xe hơi cao cấp. Nếu đã đặt được mục tiêu thì liệu bạn có khả năng thực hiện hay không? Và thời gian thực hiện sẽ kéo dài bao lâu tương ứng với thu nhập của bạn?
- Mục tiêu quá dễ đạt được không mang lại hiệu quả: Những món tiết kiệm nhỏ như tiết kiệm mua đồng hồ, mua giày,… dễ dạt được trong 2 3 tháng tiết kiệm sẽ không mang đến cho bạn sự nỗ lực.
- Chọn mục tiêu phù hợp: Sẽ có mục tiêu lớn mục tiêu nhỏ, mục tiêu ngắn và mục tiêu dài. Bạn hãy ghi ra hết những mục tiêu mà bạn hướng đến. Rồi lựa chọn ra những mục tiêu mà bạn đánh giá cấp bách và có khả năng thực hiện nhất. Đừng ôm đồm hết tất cả mục tiêu. Chia mục tiêu ra để thực hiện. Vì khoảng thu nhập của bạn thì có giới hạn để bạn thực hiện tiết kiệm tài thời điểm nhất định mà thôi.
Đặt mục tiêu tiết kiệm tự động mỗi tháng với Timo Goal Save
Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết chọn mục tiêu nào để tiết kiệm tiền của mình thì hãy tham khảo chức năng tiết kiệm Goal Save Timo. Tại chức năng này, Timo gợi ý cho bạn những mục tiêu lớn lao của đời người như đám cưới, ngân sách cho em bé, mua xe ô tô, mua nữ trang,… Những gợi ý này ít nhiều sẽ giúp bạn hình dung ra được việc bạn đang chọn lựa nên làm gì, làm cho ai, và làm như thế nào một cách hiệu quả nhất.
Khi đã có mục tiêu rồi, Timo sẽ giúp bạn chủ động tiết kiệm bằng cách trích từ tài khoản thanh toán của bạn mỗi tháng cho tới lúc đạt được mục tiêu thì thôi. Bạn có thể tạo nhiều mục tiêu để tiết kiệm một lúc cực kỳ nhanh chóng.
Nếu bạn đã là thành viên của Timo rồi thì không thể bỏ qua tính năng này đâu. Còn nếu chưa, hãy đăng ký ngay và trải nghiệm những tiện ích bất ngờ từ ứng dụng ngân hàng số Timo bạn nhé!