Bạn đang là sinh viên và luôn gặp khó khăn về vấn đề tài chính? Bạn không hề cô đơn đâu. Đa số sinh viên đều gặp phải vấn đề này. Nhất là các bạn sinh viên xa quê có biết bao nhiêu thứ phải lo toan ở nơi đất lạ. Chính vì thế, để giúp bạn không bị rơi vào tình trạng “mì gói trường kỳ”, dưới đây là những cách tiết kiệm cực kỳ hiệu quả mà Timo tổng hợp được.
Đừng mua sách mới và sách photo
Sách học Cao Đẳng Đại Học không giống như sách giáo khoa phổ thông được in với số lượng khổng lồ, giá thành của những loại sách này rất cao. Chính vì thế, nhiều sinh viên chọn sách photo thay vì mua sách gốc. Tuy nhiên, các giảng viên thường không khuyến khích bạn mua sách photo bởi lẽ kiến thức trong sách photo có đôi khi không còn phù hợp và sai lệch so với các tái bản mới. Chính vì thế, thay vì mua sách mới hoặc sách photo, bạn hãy chọn cách mua sách cũ từ những cửa hàng sách cũ hoặc từ những tiền bối đi trước. Bạn cũng có thể mượn sách ở thư viện trường nhưng nhớ là cần giữ gìn thật cẩn thận. Nếu bạn thấy quyển sách đó hay, cung cấp thông tin bổ ích cho bạn sau này thì hẵng mua mới nhé.
Hạn chế ăn ngoài hết sức có thể
Thường sinh viên bạn sẽ vừa đi học vừa đi làm cũng cả ngày, ăn ngoài là việc không tránh khỏi và bạn thường hay chọn mì gói là món vừa nhanh lại vừa tiện. Nhưng không, đừng biến nó trở thành thói quen. Sức khỏe ở tuổi trẻ là điều mà bạn không giữ sau này chắc chắn sẽ hối hận. Chính vì thế, cố gắng dậy sớm và nấu ăn cho mình. Lên kế hoạch mua đồ ăn dự trữ cho 1 tuần vì khi bạn mua một lúc nguyên liệu sẽ rẻ hơn. Mang theo đồ ăn phụ vì thường tới khoảng 3 – 4 giờ chiều căn tin trường thường đông nghẹt và bạn không muốn vô đó lại tốn tiền ăn mì gói nữa đâu.
Chọn chỗ ở thật kỹ càng
Cuộc sống Đại Học cực nhất có lẽ là việc chọn chỗ ở. Các trường Đại Học thường tập trung ở các thành phố lớn, nơi mức sống cao và nhà ở đắt đỏ. Vì thế, bạn cần phải kiếm nơi ở trọ thật kỹ càng sao cho gần trường với giá thuê nhà vừa phải nhất. Ở ghép là lựa chọn rất phổ biến hiện nay bởi bạn có thể chia tiền nhà cho nhiều người khác nữa. Một điểm bạn có thể lưu ý là gần đường lớn luôn có ngõ hẻm nhỏ trong đó rất nhiều nhà cho thuê với giá thành rẻ. Thông thường, đường càng rộng thì giá thuê nhà càng cao và ngược lại.
Tập trung trong giờ học, phải thi đậu môn
Việc này thì ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm được. Khi học đại học, bạn sẽ có rất nhiều lí do có lí để bạn không tập trung trong giờ học và cuối cùng dẫn đến thi rớt. Nếu bạn học tín chỉ thì rớt môn có nghĩa là học lại, học lại có nghĩa là đóng học phí môn một lần nữa. Và bạn đã mất thêm một khoản tiền không nhỏ. Ngược lại, nếu cố gắng ưu tiên cho việc học nhiều hơn việc khác, được qua môn vèo vèo, bạn sẽ có cơ hội đạt học bổng học kỳ của trường. Như vậy sẽ đỡ đần được phần nào.
Trước khi mua sắm phải có kế hoạch
Khi mới đặt chân lên thành phố lớn sẽ có nhiều điều “cám dỗ” bạn. Tuy nhiên, đừng thả ga trải nghiệm những điều thú vị đó. Hãy cố gắng kìm nén cho những năm học sắp tới. Bạn cần lên kế hoạch mua món đồ mình “cần” chứ không phải là món đồ bạn “muốn”. Bên cạnh đó, chỉ nên mua sắm vào dịp khuyến mãi hoặc đi siêu thị và mua những món hàng có ưu đãi. Đặc biệt, các cửa hàng bán đồ dùng, thiết bị thiết yếu cho việc học như cửa hàng bán laptop, văn phòng phẩm, nhà sách,… vẫn thường có ưu đãi dành cho sinh viên, hãy tận dụng những ưu đãi này.
Đăng ký tài khoản ngân hàng địa phương
Các ngân hàng vẫn thường có ưu đãi dành cho sinh viên rất hấp dẫn. Điển hình như ngân hàng số Timo chỉ cần trên 18 tuổi là bạn đã sở hữu được thẻ Timo Debit nội địa. Với chiếc thẻ này, bạn có thể giao dịch chuyển tiền online, miễn phí rút tiền ATM bất kì nào, quản lý chi tiêu hoàn toàn miễn phí và cực kỳ nhanh chóng. Ngoài ra, những ngân hàng còn dành cho bạn khuyến mãi giảm giá dịch vụ ăn uống, mua sắm,…
Với những cách tiết kiệm tiền cho sinh viên được gợi ý trên đây, bạn sẽ có được một khoản kha khá mỗi tháng. Quan trọng là bạn cần phải nghiêm túc ý thức tiết kiệm mọi lúc. Timo tin chắc rằng những ngày tháng Đại Học của bạn sẽ trở nên dễ dàng và êm ả hơn.