Có 3 loại kem chống nắng phổ biến là kem chống nắng vật lý, hai là kem chống nắng hoá học, ba lại kem chống nắng vật lý-hóa học. Vậy làm sao để tìm được kem chống nắng dành cho da dầu? Câu trả lời là kem chống nắng hóa học!
Kem chống nắng hóa học là gì?
Kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học giúp hấp thụ và thẩm thấu các tia UV, tự xử lý và phân hủy từ bên trong, sau đó phóng thích các tia UV ra ngoài trước khi chúng gây tổn hại đến da. Dòng sản phẩm này thường không màu, không mùi, dạng lỏng với chất nhẹ để giúp lỗ chân lông thông thoáng. Khả năng bảo vệ da của kem chống hóa hóa học được đánh giá cao hơn hẳn khi dùng kem chống nắng vật lý.
Thế nhưng, điều này còn phụ thuộc vào sự hoạt động, cách bạn sử dụng kem chống nắng, thành phần và tính ổn định của mỗi sản phẩm từ các thương hiệu khác nhau. Các thành phần nàng thường thấy trong kem chống nắng hóa học là Octylcrylene, Avobenzone, Octinoxate, Octisalate, Oxybenzone, Homosalate, Helioplex, 4-MBC, Mexoryl SX and XL, Tinosorb S and M, Uvinul T 150, Uvinul A Plus…
Chỉ số SPF và PA là gì?
Chỉ số SPF và PA phản ánh công dụng chống lại tia cực tím, như sau:
- SPF (viết tắt: Sun Protection Factor) là chỉ số chống tia UVB. Chỉ số SPF càng cao thì thời gian bảo vệ da dưới nắng càng lâu. 1 SPF có thể được quy đổi thành 5, 8, 10, 15 hoặc 20 phút dựa theo từng hãng kem chống nắng quy định. Chỉ số SPF càng cao thì thời gian bảo vệ da của sản phẩm càng lâu.
- PA (viết tắt: Protection Grade of UVA) là chỉ số chống tia UVA. PA có 3 mức độ lần lượt là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với khả năng, mức độ: chống tia UVA yếu ( trong 4 giờ), vừa (8 giờ) và mạnh (12 giờ).
Do đó, để bảo vệ làn da tối ưu, bạn nên chọn kem chống nắng có 2 chỉ số SPF và PA thật phù hợp. Đa số các loại kem chống nắng đều có thể chống lại tia UVB, nhưng không phải tất cả đều chống lại tia UVA. Do đó, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, để nắm được đặc tính của sản phẩm.
Cách phân biệt kem chống nắng hóa học
Một trong những mẹo giúp bạn phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học đó là nhờ vào tên gọi. Kem chống nắng hóa học được gọi là Suncreen và vật lý là Sunblock. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, các loại kem chống nắng còn có các tên gọi khác nhau như: Sunmilk, Sunscream, Sunmatte, Suncare, Sungel,….. Vậy làm cách nào để phân biệt được nhỉ?
Câu trả lời chính là dựa vào thành phần của từng loại. Có thể kể đến như kem chống nắng hóa học chứa thành phần chính: Octisalate, octinoxate, benzophenone, Oxybenzone, hoặc methyl anthranilate…
Kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học, loại nào tốt hơn?
Không thể đánh giá hoàn toàn là kem chống nắng vật lý hay hóa học là tốt hay xấu. Tất cả đều phụ thuộc vào làn da của bạn. Khi chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học, bạn hãy chú ý đến kết cấu, đặc điểm sản phẩm. Cụ thể:
Kem chống nắng vật lý
- Hoạt động ngay khi vừa apply lên da
- Tỷ lệ kích ứng thấp
- Có thể để lại trên da vệt trắng, đặc biệt với làn da sẫm màu
Nếu bạn có làn da nhạy cảm, thì kem chống nắng vật lý với các thành phần an toàn sẽ rất phù hợp dành cho bạn. Ngoài ra, kem chống nắng vật lý cũng phù hợp với các bạn gái có làn da thường, hoặc da khô.
Kem chống nắng hóa học
- Cần thời gian hấp thụ vào da.
- Thường có texture mỏng hơn dạng kem chống nắng vật lý
- Được ưa chuộng nhờ khả năng tiệp với màu da
- Không loang lổ khi bạn tiết mồ hôi hay dầu nhờn.
- Có thể gây kích ứng với làn da quá mẫn cảm.
Nhờ texture mỏng nhẹ, thấm nhanh vào da, kem chống nắng hóa học phù hợp với những bạn có làn da dầu.
4 Lưu ý trước khi dùng kem chống nắng hóa học dành cho da dầu
1. Về tính ổn định
Nhìn chung, kem chống nắng hóa học có tính ổn định. Tuy nhiên, chất Avobenzone thường có trong sản phẩm với khả năng chống tia UVA hiệu quả nhất (đã được FDA công nhận) lại là chất không ổn định khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.Lý do là vì thành phần này có thể giảm chức năng bảo vệ da khi da ở ngoài nắng trong thời gian ngắn.
Thế nhưng, hãy khoan vội lo lắng nếu kem chống nắng hóa học của bạn có chứa Avobenzone. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm nếu bảng thành phần của sản phẩm có đi kèm các chất sau đây: Octocrylene, Oxybenzone, Enzacamene hoặc 4-Methylbenzylidene camphor, Parsol SLX, Tinosorb S, Tinosorb M, Mexoryl SX, Butyloctyl Salicylate (HallBrite BHB), Diethylhexyl 2,6-Naphthalate (Corapan TQ) (DEHN), Diethylhexyl Syringylidene Malonate (Oxynex ST)…
2. Kem chống nắng hóa học không phù hợp cho mọi loại da
Kem chống nắng hóa học thích hợp cho việc chăm sóc da nhờn mụn bóng dầu nhưng vẫn không loại trừ một số thành phần có trong sản phẩm sẽ gây kích ứng cho vùng da nhạy cảm kết hợp với dầu.
Như đã đề cập ở trên, nhiều thành phần có khả năng gây khó chịu cho da. Vì vậy, cho dù là lựa chọn ưu tiên dành cho da dầu nhưng không có nghĩa chúng phù hợp với mọi vấn đề mà da dầu đang gặp phải như da dầu mụn, da nhạy cảm thiên nhờn, da hỗn hợp thiên dầu… Thế nên, nếu gặp phải tình trạng này bạn nên ngưng sử dụng sản phẩm lập tức.
3. Ưu, nhược điểm của kem chống nắng hóa học
Ưu điểm:
- Các sản phẩm thường có kết cấu rất mỏng nhẹ, dễ thẩm thấu và hầu như không gây nhờn rít cũng như để lại vệt trắng trên da sau khi bôi. Nhờ vậy, bạn có thể thoải mái dùng hằng ngày.
- Kem tiệp vào da rất nhanh, không gây bóng dầu nên cũng có thể sử dụng như lớp lót trang điểm hằng ngày.
- Kem chống nắng hóa học được sản xuất với nhiều chỉ số SPF khác nhau cho bạn lựa chọn. Ngoài ra, nhiều sản phẩm còn có khả năng chống nước liên tục lên đến 80 phút, phù hợp với những bạn bơi lội hoặc hoạt động thường xuyên dưới trời nắng.
- Đa số các loại kem chống nắng hóa học đều được bổ sung dưỡng chất và các thành phần hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như peptide và enzyme.
Nhược điểm:
- Có thể gây kích ứng đối với các làn da nhạy cảm.
- Bạn phải bôi trước khi ra nắng khoảng 20-30 phút mới phát huy được hiệu quả chống nắng.
- Bôi nhắc lại mỗi 2 tiếng một lần nên khá mất thời gian
- Da nhạy cảm hoặc da dầu dùng loại kem chống này sẽ dễ bị nổi mụn hơn.
- Có thể gây khó chịu cho mắt hoặc chảy nước mắt
4. Một số vấn đề thường gặp khi sử dụng
Nhìn chung, là một sản phẩm an toàn cho da và thậm chí là có thể được dùng như một lớp kem lót trang điểm, thế nhưng dòng sản phẩm này cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn:
- Một số thành phần có trong kem có thể khiến mặt bị cay hoặc chảy nước mắt nếu tiếp xúc vào mắt.
- Các hoạt chất chống nắng hóa học có khả năng che phủ tốt nhưng mức độ quang phủ bảo vệ tại các vùng sẽ khác nhau.
- Một số chất gây ra tác dụng phụ như kích thích gốc tự do hoạt động, gây lão hóa… nên bạn hãy n sử dụng kèm sản phẩm chống lão hóa da khác.
Các bước dùng kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng chính là bước cuối cùng trong quy trình skincare ban ngày. Sau khi thoa kem dưỡng ẩm, bạn hãy đợi 15 phút. Sau đó, hãy tiếp tục apply kem chống nắng.
Liều lượng thoa kem chống nắng chỉ khoảng 1 đồng xu là đủ tán đều cho cả khuôn mặt. Nếu thoa không đủ, thì hiệu quả chống nắng sẽ không thể tối ưu.
Do tính kém bền vững dưới ánh nắng, bạn nên thoa lại kem chống nắng hóa học mỗi lần sau 2 tiếng.
3 loại kem chống nắng hóa học tốt nhất hiện nay
1. Missha Waterproof Sun Milk SPF 50+/PA+++
Missha là thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng tại Hàn Quốc với các dòng sản phẩm vô cùng phong phú và đa dạng. Bạn có thể tìm thấy mọi sản phẩm chăm sóc da cần thiết từ hãng với chất lượng vượt trội cùng mức giá rất phải chăng. Riêng kem chống nắng của hãng đã có rất nhiều lựa chọn. Đặc biệt, dòng Sun Milk đã có đến 5 dòng khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng loại da.
Missha Waterproof Sun Milk SPF 50+/PA+++ mang đến lựa chọn tuyệt vời nhờ khả năng chống nắng toàn diện và chống nước đỉnh cao. Ngoài chỉ số chống nắng cao, sản phẩm còn chứa các tinh chất thiên nhiên như nha đam giúp dưỡng ẩm; chiết xuất hoa Helicopter làm dịu da và lá bạch đàn giúp kiểm soát bã nhờn. Ngoài ra, sản phẩm còn được trang bị Công Nghệ Double Layer giúp kem lâu trôi hơn khi tiếp xúc với nước và mồ hôi.
Ưu điểm:
- Khả năng chống nắng, chống nước tuyệt vời.
- Giúp kiềm dầu lên đến 3-4 tiếng cho da dầu và da hỗn hợp.
- Thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, an toàn cho da nhạy cảm.
- Khả năng thẩm thấu nhanh, không gây nhờn rít, không bết dính.
Nhược điểm:
- Là kem chống nắng hóa học nên có thể không phù hợp với da quá nhạy cảm.
Giá tham khảo: 225.000-280.000 VNĐ/ 70ml
2. La Roche-Posay Anthelios Invisible Fluid SPF 50+
Là thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng của Pháp, các sản phẩm của La Roche – Posay luôn được các chuyên khoa da liễu khuyên dùng cho da nhạy cảm. Tất cả các sản phẩm của hãng đều có thành phần dịu nhẹ, lành tính, phù hợp với cả làn da non nớt của trẻ em. Trong đó, kem chống nắng được xem là dòng sản phẩm tiêu biểu của hãng, được nghiên cứu phù hợp với nhiều loại da khác nhau.
La Roche-Posay Anthelios Invisible Fluid SPF 50+ là sản phẩm kết hợp giữa công nghệ và thành phần lành tính, mang đến lựa chọn tuyệt vời cho làn da nhạy cảm. Trong đó, màng lọc độc quyền XL-Protect không chỉ bảo vệ da khỏi các tia UV mà còn loại trừ các nguy cơ từ môi trường. Sản phẩm chứa các hạt Polymers thông minh giúp chống thấm nước và dễ thẩm thấu vào da hơn. Bên cạnh đó, thành phần Glycerin tăng khả năng dưỡng ẩm, giúp da luôn căng mịn.
Ưu điểm:
- Thiết kế bắt mắt, tiện lợi và hợp vệ sinh.
- Thể tích vừa phải, rất tiện để mang theo khi ra ngoài.
- Sử dụng công nghệ độc quyền giúp sản phẩm dễ thẩm thấu và hoàn toàn không gây nhờn rít cho da.
- Chứa các thành phần lành tính, an toàn cho da.
Nhược điểm:
- Sản phẩm có chứa cồn.
Giá tham khảo: 430.000 VNĐ/50ml
3. Biore UV Aqua Rich Watery Gel SPF50+ PA++++
Biore là một thương hiệu mỹ phẩm thuộc tập đoàn Kao nổi tiếng của Nhật. Các sản phẩm của hãng tập trung vào mức giá rẻ với chất lượng vượt trội nên được khách hàng rất tín nhiệm. Hiện Biore đã có mặt tại 32 quốc gia trên toàn thế giới với các lựa chọn đa dạng cho khách hàng.
Biore UV Aqua Rich Watery Gel SPF50+ PA++++ là sản phẩm ra mắt từ năm 2018. Nhờ chỉ số chống nắng cực cao, bạn hoàn toàn có thể yên tâm làn da mình đang được bảo vệ toàn diện nhất. Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung chiết xuất sữa ong chúa cùng Hyaluronic Acid, giúp da luôn mềm mịn, căng mướt.
Ưu điểm:
- Sản phẩm có giá rất phải chăng.
- Chất kem mỏng nhẹ, dễ thẩm thấu, không gây nhờn rít. Đặc biệt bạn có thể sử dụng như một lớp kem lót trang điểm.
- Chống thấm nước, chống mồ hôi tốt.
- Sản phẩm không chứa dầu, rất phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.
- Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi khi mang theo.
Nhược điểm:
- Không có khả năng kiềm dầu nên chỉ phù hợp với da khô hoặc hỗn hợp thiên khô.
Giá tham khảo: 200.000 VNĐ/90ml
Tuy được xem là sản phẩm tối ưu nhất cho làn da dầu nhưng nếu làn da bị dị ứng với kem chống nắng hóa học thì bạn có thể tìm hiểu thêm về kem chống nắng vật lý. Hãy tìm hiểu thêm các sản phẩm khác để lựa chọn loại phù hợp với mình nhất nhé!
Nguồn tham khảo: TOP 6 Kem Chống nắng hóa học & Những lưu ý trước khi dùng | Đẹp365