Sử dụng hóa đơn điện tử trong việc thanh toán tiền điện như thế nào?

Tiền điện nói riêng và một số các hóa đơn khác như là tiền nước, tiền điện thoại được xem là những hóa đơn hằng tháng mà bạn cần phải thanh toán. Vì đây là những hóa đơn của những dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống. Do đó nếu bạn thanh toán tiền điện […]

Đã cập nhật 29 tháng 6 năm 2017

Bởi TopOnMedia

Sử dụng hóa đơn điện tử trong việc thanh toán tiền điện như thế nào?

Tiền điện nói riêng và một số các hóa đơn khác như là tiền nước, tiền điện thoại được xem là những hóa đơn hằng tháng mà bạn cần phải thanh toán. Vì đây là những hóa đơn của những dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống. Do đó nếu bạn thanh toán tiền điện trễ thì chắc chắn cũng sẽ gặp không ít rắc rối đấy.

Nhà điện sẽ gửi thông báo nhắc nhở về tình hình đóng tiền điện trễ

Thông báo là động thái tương đối nhẹ nhàng của bên của bên cung cấp điện. Cụ thể là theo khoản 6 điều 23 luật Điện lực thì bên mua điện không chịu thanh toán tiền điện được thông báo 3 lần rồi mới ngừng cung cấp dịch vụ điện. Do đó nếu chủ hộ chậm đóng tiền điện thì phải có giấy thông báo nhắc nhở thanh toán tới trước. Vì có thể trong quá trình giao hóa đơn điện tận nhà, chủ hộ gia đình có thể không nhận được giấy báo kịp thời hoặc là vô tình để thất lạc giấy báo tiền điện. Vì vậy, việc giấy báo nhắc nhở thanh toán được gửi đến nhà bạn là để nhắc nhở cho các khách hàng biết được về tình trạng thanh toán tiền điện hiện tại của mình mà đóng kịp thời.

thanh toán tiền điện

Đừng thanh toán trễ sẽ bị cắt điện (Nguồn : Internet)

Nhà điện ngưng cung cấp dịch vụ điện

Nói một cách quen thuộc hơn đó chính là “cắt điện”. Nhưng đây là lần cắt điện có thông báo từ chính công ty cung cấp điện. Theo luật Điện lực thì sau 15 ngày kể từ ngày thông báo thanh toán tiền điện trễ lần đầu tiên nếu khách hàng vẫn không thanh toán tiền điện thì sẽ bị cắt điện. Và bên cung cấp điện không chịu bất cứ một trách nhiệm nào cho việc tổn thất hư hại do việc cắt điện này gây ra.

Khách hàng phải chịu thêm chi phí để có điện trở lại

Không những bị cắt điện mà nếu bạn muốn có điện trở lại thì cần chịu thêm chi phí cấp điện lại. Cụ thể, với cấp điện áp từ 0,4kV trở xuống thì mức phí cho một lần cấp điện trở lại là 39.000 đồng. Còn đối với cấp điện áp từ 0,4 kV trở lên thì phí cấp điện trở lại là 123.000 đồng. Đối với cấp điện áp từ 35 kV trở lên là 181.000 đồng. Nếu bạn thanh toán đầy đủ các khoản nợ đồng thời đóng luôn phí cấp điện trở lại thì điện sẽ có lại trong vòng 24h tới.

Làm gì để không bị thanh toán tiền điện trễ?

Thực tế việc thanh toán hóa đơn tiền điện trễ là điều không hay chút nào. Nhưng đối với một số người bận rộn đi công tác mà vô tình nhận được hóa đơn điện trong thời điểm không có ai ở nhà thì sẽ rất khó khăn. Cách tốt nhất đó chính là hãy trang bị cho mình một tài khoản ngân hàng có thể giao dịch trực tuyến hoặc cổng thanh toán có tích hợp tính năng thanh toán tiền điện online.
Điển hình như với ứng dụng ngân hàng số Timo, chỉ cần nhập số tài khoản vào, chọn mục thanh toán tiền điện và nhập Mã khách hàng là bạn đã có thể dễ dàng thanh toán tiền điện trực tuyến mà không cần phải tốn quá nhiều công sức. Bên cạnh đó, ứng dụng Timo còn tích hợp thêm đóng cước internet, thanh toán tiền nước online… rất tiện lợi và nhanh chóng. Hãy đăng kí làm thành viên của Timo ngay hôm nay để trải nghiệm và tận hưởng hàng trăm ưu đãi bạn nhé!