SEO là gì – Top 30 Yếu tố On-page SEO quan trọng

Mục lục 1 SEO là gì? 2 Analytics và Indexing 2.1 1. Google Analytics 2.2 2. Google Search Console 2.3 3. Uptime Robot 2.4 4. Accessibility 2.5 5. Robots.txt 2.6 6. Robots Meta Tag 2.7 7. Domain Canonical 2.8 8. XML Sitemaps 3 On-page SEO 3.1 1. Meta Title 3.2 2. Meta Description 3.3 3. […]

Đã cập nhật 14 tháng 6 năm 2019

Bởi TopOnMedia

SEO là gì – Top 30 Yếu tố On-page SEO quan trọng

SEO là gì?

SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếng Anh: Search Engine Optimization, viết tắt: SEO một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm phổ biến nhất là các phần mềm SEO tốt nhất hiện nay như: Google, Bing, Yahoo. SEO là xu hướng quảng bá doanh nghiệp thông qua công cụ tìm kiếm với chi phí tối ưu nhất. SEO, kênh tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng trên internet thông dụng, hiệu quả, bền vững. Do đó, quý doanh nghiệp cần quan tâm và cẩn thận trong việc lựa chọn dịch vụ SEO website uy tín, mang đến hiệu quả lâu dài.

On-page SEOOff-page SEO là công việc tối ưu các yếu tố trên website của bạn để giúp cải thiện thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm, liệu đó có phải là xu hướng SEO?

Nếu bạn là chủ website hay vừa “chân ướt, chân ráo” tìm hiểu về SEO thì bài viết này sẽ giúp bạn nắm được những yếu tố On-page SEO quan trọng để giúp cho website của bạn tăng thứ hạng cũng như duy trì trên Google.

Các tiêu chí dưới đây được TopOnSeek liệt kê theo tiêu chí quan trọng nhưng dễ thực hiện đối với những bạn không rành về kỹ thuật (technical).

Những yếu tố này sẽ bao những yếu tố On-page SEO, các công cụ giúp phân tích và theo dõi hoạt động của website và những yếu tố về Technical SEO.

Analytics và Indexing

Đây là các yếu tố On-page SEO liên quan việc Google phân tích và lập chỉ mục cho website của bạn như thế nào. Các yếu tố này sẽ giúp bạn: theo dõi hoạt động, website, xây dựng cấu trúc website cũng như là theo dõi xem website đã được Google index chưa.

1. Google Analytics

Google Analytics là gì?

Google Analytics là công cụ miễn phí của Google giúp thu thập dữ liệu về hành vi của người dùng, các chỉ số On-page SEO quan trọng về sức khỏe của trang: Tỷ lệ thoát (Bounce rate), Thời gian trên trang (Time on site), Số trang trong một phiên (Page/ Session),… từ đó giúp cho các SEO-ers có thể phân tích và đưa ra chiến lược nội dung để cải thiện cũng như là phát triển website.
google analytics - SEO 2019
SEO 2019 – Bạn vẫn luôn cần Google Analytics để tracking đo đếm hiệu quả

Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về Google Analytics qua bài viết: Google Analytics là gì? Hướng dẫn 6 Bước cài đặt đơn giản

2. Google Search Console

Google Search Console là dịch vụ quản lý website hoàn toàn miễn phí từ Google. Công cụ này giúp bạn duy trì, theo dõi và xử lý các vấn đề cả On-page SEO và Off-page SEO từ đó giúp website của bạn trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm. 

Một số ưu điểm có thể kể đến của công cụ này là:

  • Theo dõi tình trạng thu thập dữ liệu
  • Khai báo nội dung mới cập nhật với Google
  • Theo dõi lượng truy cập vào website, tỷ lệ click (Click through rate), tỷ lệ xuất hiện (Impression)
  • Xử lý vấn đề truy cập từ các thiết bị di động (AMP, Mobile,…)
  • Theo dõi link nội bộ, backlink trỏ về website
google search console

Bạn có thể tìm hiểu về công cụ này qua bài viết: Google Search Console là gì – 7 Tính năng cần biết cho người làm SEO

3. Uptime Robot

Uptime robot là một công cụ miễn phí giúp theo dõi sự ổn định của website. Sự ổn định ở đây có nghĩa là website của bạn luôn “Online”. Điều này giúp người dùng và Google có thể tìm thấy những nội dung trên trang của bạn vào BẤT KỲ LÚC NÀO.

uptime robot

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Uptime Robot – Công cụ theo dõi độ ổn định của website

4. Accessibility

Accessibility là mức độ khả dụng cho phép Google nói riêng và các công cụ tìm kiếm khác nói chung thu thập dữ liệu từ website của bạn. Nói đơn giản hơn, đây là yếu tố giúp xác định xem liệu những nội dung chất lượng trong website của bạn có được Google tìm thấy (index) hay không. Số lượng dữ liệu index càng lớn website sẽ có càng có nhiều từ khóa có thể được xếp hạng.

accessibility guide

Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân website của bạn chưa được Google index, hãy tham khảo bài viết: Accessibility – Làm gì khi Google không index website?

5. Robots.txt

Robots.txt là một dạng text đặc biệt giúp chủ website quyết định những nội dung nào Google’s bot có thể index, nội dung nào chưa hoàn thiện, không cần thiết trong việc xếp hạng (thông tin về điều khoản, chức năng tìm kiếm trên website,…) hoặc không được phép lấy (thông tin quản trị, thông tin khách hàng,…)

robots.txt

Để tìm hiểu thêm về Robots.txt, bạn có thể tham khảo bài viết: Robots.txt – Sức mạnh SEO có thể bị lãng quên

6. Robots Meta Tag

Nếu Robots.txt chỉ cung cấp những nội dung nào được phép lấy, nội dung nào không thì Robots Meta tag là đoạn mã được gắn vào website nhằm hướng dẫn Google’s bot một cách rõ ràng hơn về việc xử lý các thông tin này.

Ví dụ: Bạn cho phép Google lấy thông tin về chính sách bảo mật nhưng không cho phép thông tin này hiện lên thông tin tìm kiếm.

Tìm hiểu thêm về Robots Meta Tag qua bài viết: Robots Meta Tag – Khái niệm index, noindex, follow, dofollow

7. Domain Canonical

Thẻ Canonical giúp Google hiểu được đâu là nội dung gốc, quan trọng, đâu là nội dung phục vụ cho trải nghiệm người dùng

Ví dụ một chuyên mục được chia thành 3 trang có URL như sau:

  • domain.com/san-pham/
  • domain.com/san-pham/page/2/
  • domain.com/sanpham/page/3/

Thẻ Canonical sẽ giúp Google hiểu nội dung gốc là domain.com/san-pham/ và 2 domain còn lại phục vụ cho trải nghiệm người dùng được dễ dàng hơn.

Để biết được website của bạn đã được tối ưu thẻ Canonical chưa, bạn có thể dùng công cụ SEO Quake để kiểm tra:

thẻ canonical

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về thẻ Canonical cũng như cách thiết lập cho website của mình qua bài viết: Domain Canonical – Sai lầm thường gặp của người làm SEO

8. XML Sitemaps

Sitemap.xml là sơ đồ website giúp Google dễ dàng tìm được những nội dung quan trọng được cập nhật thường xuyên trên website. Ngoài ra, sitemap sẽ giúp Google tăng số lượng nội dung được thu thập mỗi ngày. Điều này giúp website của bạn luôn trong tình trạng được cập nhật khi có thay đổi.

sitemap xml

On-page SEO

1. Meta Title

Meta title hay thẻ tiêu đề là yếu tố On-page SEO quan trọng. Đây phần hiển thị của trang trên kết quả tìm kiếm. Ngoài việc phải chứa từ khóa để Google xếp hạng dựa trên tìm kiếm của người dùng, thẻ tiêu đề cần phải đủ hấp dẫn, phù hợp với mục đích tìm kiếm và có độ dài thích (tối đa 70 ký tự)

meta title

Bạn có thể tìm hiểu thêm cách viết Meta title chuẩn SEO qua bài viết: Meta title – Phương pháp KLMA viết tiêu đề chuẩn SEO

2. Meta Description

Thẻ mô tả (meta description) là đoạn mô tả nằm phía dưới Meta title, giúp người đọc hiểu rõ ràng hơn nội dung bài viết, dịch vụ mà website cung cấp. Thẻ mô tả cần chứa từ khóa, độ dài từ 160 – 300 ký tự, chứa từ ngữ kêu gọi hành động (Call to action): Xem ngay, xem thêm, click ngay,…

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Meta Description qua bài viết: Meta Description – Bạn đã biết cách viết thẻ mô tả chuẩn SEO

3. Thẻ tiêu đề – Heading

Ngoài Meta Title và Meta Description thì Heading cũng là yếu tố On-page SEO quan trọng. Heading là những đề mục chính của một bài viết hay một trang trên website. Các đề mục này được dùng làm cơ sở để đánh giá mức độ chuyên sâu của nội dung. Thẻ heading của một trang bao gồm Heading 1, Heading 2, Heading 3,… Với mức độ quan trọng giảm dần. Bạn có thể kiểm tra bài viết của mình đã có Heading chưa bằng công cụ SEO Quake.

Heading

Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về thẻ Heading cũng như cách xây dựng cấu trúc nội dung chuẩn SEO qua bài viết: Thẻ Heading – Cách xây dựng cấu trúc nội dung chuẩn SEO

4. Hình ảnh – Image

Những con bot Google chỉ là những đoạn mã nên nó sẽ không thể hiểu được nội dung dạng hình ảnh hoặc video, chính vì thế khi đưa hình ảnh hoặc video lên cần kèm theo đoạn mô tả (thẻ Alt – Alternative) để giúp Google hiểu về nội dung đó. Ngoài ra việc này còn giúp hình ảnh có cơ hội xếp hạng trên Google’s image. Bạn có thể kiểm tra xem có bao nhiêu hình ảnh trong bài viết của mình đã có Alt chưa cũng bằng công cụ SEO Quake.

thẻ alt

5. Nội dung bài viết – Content

Bên cạnh các yếu tố On-page SEO cấu trúc quan trọng của website (menu, category, sub-cate,…) thì nội dung (content) của các bài viết, bài đăng,… cũng có tác động không nhỏ đến kết quả đánh giá của Google và cả người dùng. Nội dung bài viết chứa nhiều thông tin hữu ích sẽ được Google đánh giá cao và giúp cho website tăng hạng.

Để cho Google tránh bị nhầm lẫn giữa các bài viết khác nhau nhưng cùng một chủ đề, mỗi URL của bài viết cần có thẻ Canonical khác nhau để phân biệt nội dung của bài viết,

Ngoài ra, mỗi bài viết cũng cần phải có đầy đủ các heading và heading phải chứa từ khóa quan trọng của bài viết.

Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn cách xây dựng nội dung chuẩn SEO qua bài viết: Content – Cách xây dựng nội dung SEO bền vững

6. Cấu trúc dữ liệu – Data Structure

Cấu trúc dữ liệu là thông tin cung cấp cho Google cái nhìn đầu tiên về website, cho biết trang thuộc dạng sản phẩm (Product), tổ chức (Organization), bài viết (Article), doanh nghiệp (Business) hay thậm chí là công thức (Recipe).

TOS sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra cấu trúc dữ liệu schema của website qua bài viết: Data Structure – Vai trò cấu trúc dữ liệu trong SEO

Broken link hay còn được gọi là liên kết gãy, liên kết không còn khả dụng ở thời điểm hiện tại. Gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và được coi là một lỗi theo đánh giá của Google. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng broken link sẽ tăng tỉ lệ thoát trang (Bounce Rate – một trong những yếu tố quan trọng trong SEO). Bạn có thể kiểm tra tỉ lệ Bounce Rate trong Google Analytic; cũng như kiểm tra các broken link của website bằng công cụ Broken Link Checker.

broken link checker

Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về Broken link và cách khắc phục qua bài viết: Cách xử lý Broken Link bằng công cụ Redirection

8. Nội dung trùng lặp – Duplicate content

Nội dung trùng lặp (duplicate content) là một trong những lý do website không được Google xếp hạng trên bảng tìm kiếm. Lỗi này xảy ra do việc sao chép các nội dung trên những website khác hoặc sử dụng nhiều nội dung giống nhau trên một trang. Đối với những trang ít nội dung để tránh việc trùng lặp về phần code nên sử dụng thẻ Canonical.

Liên kết nội bộ (Internal link) dùng để điều hướng người dùng và Google’s bot từ nội dung này sang những nội dung khác liên quan; từ đó, Google’s bot sẽ nắm được cấu trúc của trang, cập nhật nội dung mới từ những bài viết cũ và điều hướng Google’s bot. Tuy nhiên quá nhiều liên kết nội bộ trong một trang sẽ khiến website bị đánh giá là spam và Google sẽ bỏ qua các liên kết theo thứ tự từ 200 trở đi (một trang nên có

Internal link

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Internal Link và cách tối ưu nó qua bài viết: Internal Link – Kỹ thuật tối ưu hóa SEO mạnh mẽ

10. Độ thân thiện của trang 404 – 404 Friendly

Trang 404 là giao diện khi người dùng chọn vào một liên kết gãy, liên kết không hoạt động hoặc không tồn tại. Ở giao diện này cần phải được thiết kế với các nút điều hướng, công cụ search để người dùng có thể quay lại tìm kiếm những nội dung liên quan khác. Nếu không sẽ khiến tỷ lệ thoát trang của người dùng rất cao, ảnh hưởng đến xếp hạng của Google.

404 friendly

Technical

Đây là các yếu tố liên quan đến vấn đề kỹ thuật của website. Các yếu tố này sẽ được đo lường độ hiệu quả bằng công cụ Google PageSpeed.

google page speed insights

1. Công cụ điều hướng – 301 Redirects

301 redirects là công cụ điều hướng giúp loại bỏ các liên kết gãy, nội dung trùng lặp thay thế bằng những nội dung quan trọng, nội dung liên quan.

Ngoài ra các yếu tố này còn được thể hiện qua việc các URL có www. hoặc https đều được thống nhất.

Ví dụ: khi bạn nhập http://toponseek.com/ vào ô địa chỉ thig sẽ được điều hướng về https://toponseek.com/

Tương tự: https://www.toponseek.com/https://toponseek.com/

2. Javascripts

Javascripts ảnh hưởng đến tốc độ tải trang, là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ thoát trang và thời gian trên trang (hai yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng từ khóa). Cần đạt được tối thiểu 80/100 các yếu tố trên Google PageSpeed.

javascripts

3. Lỗi được thông báo từ Google Search Console (4xx, 5xx errors, soft 404s…)

Như đã đề cập, Google Search Console sẽ giúp tổng hợp các lỗi về kỹ thuật xuất hiện trên website. Đa phần những lỗi này đều cần được khắc phục sớm nhất có thể vì thời gian để Google xác nhận sẽ khá lâu.

Khi Google’s bot không thể tìm thấy URL đã bị xóa hoặc URL đã được thay đổi nhưng không được chuyển hướng về, lúc này trang thông báo lỗi 404 sẽ hiện ra. Việc có quá nhiều lỗi 404 sẽ khiến website của bạn bị đánh giá là rất tệ trong mắt của Google và khiến website bị giảm thứ hạng từ khóa. Google Search Console sẽ giúp bạn tổng hợp lỗi 404 và những lỗi khác mỗi ngày và bạn cần đảm bảo phải kiểm tra và giải quyết chúng càng sớm càng tốt.

4. Tốc độ tải trang – Speed Analysis

Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc tối ưu website và cũng là yếu tố quan trọng nhất trong việc Google đánh giá và xếp hạng website vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới Tỷ lệ thoát trang và thời gian trên trang.

Cải thiện tốc độ tải trang trên Mobile và cả PC sẽ giúp cho người dùng và Google đánh giá cao chất lượng website của bạn và làm tăng khả năng quay lại của người dùng. Yếu tố này cần đạt tối thiểu 80/100 điểm trên Google PageSpeed.

Để tìm hiểu thêm PageSpeed cũng như cách để tối ưu yếu tố này, bạn có thể đọc qua bài viết: PageSpeed – Yếu tố quan trọng hàng đầu trong SEO

5. Gzip

Gzip là một phương thức nén và làm giảm dung lượng dữ liệu ở server trước khi được gửi đến các trình duyệt và giải nén nó tại đây. Điều này sẽ giúp bạn giảm chi phí băng thông và tăng tốc độ tải trang khi người dùng chỉ phải tải xuống dữ liệu có dung lượng nhỏ hơn. Ngoài ra, nó còn giúp cho tốc độ index Google’s bot được nhanh hơn.

6. Enable Caching

Bộ nhớ đệm là một Công Nghệ giúp làm tăng tốc độ tải trang của website mà không phải hy sinh bất cứ tài nguyên nào. Khi được sử dụng đúng cách, nó không chỉ giúp cải thiện thời gian tải trang mà còn giảm tải cho máy chủ. Bộ nhớ đệm sẽ giúp người dùng lưu trữ các nội dung tĩnh được truy cập thường xuyên. Yếu tố này cần đạt tối thiểu 80/100 điểm trên Google PageSpeed.

enable caching

7. Minify compress Js/Css/HTML

Minify là một thuật ngữ lập trình liên quan đến quá trình gỡ bỏ các ký tự không cần thiết cho mã nguồn chạy. Minifying code tăng tốc độ cho website, load trang, cho kết quả là tăng trải nghiệm người dùng và tối ưu tìm kiếm hơn.

Bạn cần phải tối ưu Minify cho cả 3 dạng ngôn ngữ website là Js, Css và HTML. Các yếu tố này cần đạt tối thiểu 80/100 điểm trong Google PageSpeed

8. Tối ưu hình ảnh – Optimize Image

Ngoài việc tối ưu nội dung cho hình ảnh để xếp hạng trên Google Image, thì việc tối ưu kích thước hình ảnh giúp tốc độ tải trang được nhanh hơn. Yếu tố này cần đạt tối thiểu 80/100 điểm trên Google PageSpeed.

Tối ưu hình ảnh là việc chỉnh sửa ảnh gốc thành ảnh chất lượng cao với đúng định dạng, kích thước và độ phân giải trong khi vẫn giữ được kích cỡ tối thiểu.

9. Page load time for top pages

Đây là yếu tố quan trọng trong bảng xếp hạng website Google Ranking Factor 2019. Yếu tố này cho biết để tải hoàn toàn nội dung một trang cần bao nhiêu thời gian. Chỉ số tiêu chuẩn cho yếu tố này là từ 3 – 5 giây; nếu nằm ngoài con số này (>5 giây) thì tỉ lệ thoát trang sẽ tăng cao.

10. Desktop Speed

Tốc độ tải trang trên máy tính ảnh hưởng đến những người sử dụng máy tính bàn, laptop truy cập vào website. Cải thiện tốc độ tải trang trên máy tính sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng và giảm tỉ lệ thoát. Yếu tố này cần đạt được tối thiểu 90/100 điểm trên Google PageSpeed.

11. Mobile Speed

Tương tự như trên máy tính bàn, tốc độ tải trang trên các thiết bị di động cần được ưu tiên tối ưu, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ về smartphone. Việc tăng tốc độ tại trang trên các thiết bị di động sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng, tăng tỉ lệ chuyển đổi (conversation rate) và giảm tỉ lệ thoát trang. Yếu tố này cần đạt tối thiểu 90/100 điểm trên Google PageSpeed.

12. AMP – Accelerated Mobile Pages

AMP là phiên bản tăng tốc của website cho các thiết bị Mobile được phát triển bởi Google. Những website có phiên bản AMP sẽ có tốc độ tải trang nhanh hơn trên cùng thiết bị di động so với những website không có AMP. Sự bùng nổ của các thiết bị di động khiến Google cho yếu tố này trở thành một trong những tiêu chí đánh giá và xếp hạng website.

Khi bạn tìm kiếm trên Google, nếu trong phần meta description của website có ký hiệu dấu “sấm sét” thì chứng tỏ website đó có phiên bản AMP cho di động.

amp
AMP – yếu tố SEO trong năm 2019 chắc chắn sẽ được Google chú trọng.

Bạn có thể kiểm tra và cài đặt AMP cho website của mình thông qua Google Search Console.

Tổng kết

Qua bài viết này, TOS hy vọng đã mang lại cái nhìn toàn diện nhất về 30 yếu tố On-page SEO giúp tối ưu trải nghiệm người dùng qua việc tối ưu nội dung hữu ích, tốc độ website, sự bảo mật,… qua đó làm tăng trải nghiệm người dùng, khiến cho website được Google đánh giá cao, tăng thứ hạng và duy trì một cách bền vững.

Chúng tôi sẽ luôn cập nhật những kiến thức cơ bản về SEO miễn phí trên website và tuyển dụng thực tập mỗi tuần. Đừng quên truy cập để nhận được những thông tin mới nhất nhé.