Trong lĩnh vực sản xuất, nhân viên quản lý sản xuất giữ vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh. Vậy chính xác nhiệm vụ của là gì? những kỹ năng cần có để trở thành người quản lý cũng như thu nhập của vị trí này cao hay thấp?… đây sẽ là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi quyết định ứng tuyển. Để có cái nhìn tổng quan về ngành nghề này mời bạn xem chi tiết bài viết sau.
Quản lý sản xuất là gì?
Quản lý sản xuất là người chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng và số lượng hàng hóa ra phải đảm bảo luôn đúng theo kế hoạch. Đây là một trong những vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò của một người quản lý chính là tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, kiểm tra, giám sát và đôn đốc quá trình sản xuất. Ngoài ra ở những công ty quy mô nhỏ, nhân viên quản lý sản xuất có thể kiêm nhiệm cả việc thu mua nguyên vật liệu, xuất nhập hàng hay giao hàng…
Mô tả công việc của một quản lý sản xuất
Tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh của mỗi đơn vị mà công việc của người quản lý sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung họ sẽ phải đảm trách những nhiệm vụ sau:
Lập kế hoạch và quản trị
Đây là công việc cơ bản của một nhà quản lý sản xuất. Họ sẽ cùng với bộ phận kinh doanh phân tích đơn hàng để nắm rõ về thời gian giao hàng, số lượng, đơn giá, chất lượng sản phẩm… Từ những kết quả phân tích trên, quản lý sản xuất sẽ lên kế hoạch và lịch trình sản xuất phù hợp với từng đơn hàng. Điều quan trọng là phải đảm bảo giao hàng đúng điều khoản đã thỏa thuận với khách hàng.
Ngoài ra, người quản lý cũng chịu trách nhiệm về nhu cầu nguyên vật liệu, thiết bị và nhân sự cho mỗi đơn hàng. Họ sẽ điều phối công việc cụ thể cho từng cá nhân, bộ phận có liên quan. Đồng thời, nhân viên quản lý sẽ phải xem xét khối lượng công việc tồn đọng nhằm lập kế hoạch cho những đơn hàng mới.
Kiểm tra và giám sát
Người giữ vị trí quản lý sản xuất có trách nhiệm giám sát, đôn đốc quá trình làm việc của nhân viên ở các bộ phận liên quan. Bạn phải theo dõi chặt chẽ quy trình để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra trơn tru, đúng tiến độ. Mặt khác, bạn cũng phải xác định các thiết bị máy móc cần thiết cho việc sản xuất, chỉ đạo quá trình sản xuất, sắp xếp tăng ca và điều chỉnh kế hoạch khi cần.
Bên cạnh đó, quản lý sản xuất phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời sản phẩm bị lỗi, tìm ra nguyên nhân và lên kế hoạch khắc phục nhanh nhất. Người quản lý còn phải đảm an toàn lao động, trang bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị bảo hộ cần thiết cho người lao động. Họ sẽ phải đề ra mục tiêu cho chất lượng sản phẩm và tiến hành đánh, giám sát liên tục từ đó xây dựng, bổ sung và sửa đổi những quy chế, những hướng dẫn sản xuất.
Tham khảo thêm:
QC Là Gì? Nghề QC Như Thế Nào? Các Phương Pháp QC?
7 Kỹ Năng Mềm Được Nhà Tuyển Dụng Đánh Giá Cao
Quản lý máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất
Để đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp, quản lý cần lên kế hoạch tổ chức bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất. Bạn cần lập kế hoạch chi tiết mua thêm máy móc thiết bị nếu cần thiết để đưa lên cấp trên phê duyệt. Bạn cũng sẽ đảm trách nhiệm vụ bàn giao các phương tiện kỹ thuật cùng những hướng dẫn sử dụng máy móc cho nhân viên thuộc bộ phận kỹ thuật.
Tuyển dụng và đào tạo
Quản lý sản xuất sẽ phối hợp cùng bộ phận nhân sự để tuyển dụng thêm nhân viên cho hoạt động sản xuất. Họ sẽ tham gia vào quá trình phỏng vấn, đánh giá để tìm được ứng viên đáp ứng tốt công việc.
Người quản lý sẽ phải sắp xếp công việc, chức vụ cụ thể cho từng nhân viên dưới quyền quản lý của mình. Đồng thời phải tổ chức các lớp học bồi dưỡng chuyên môn cũng như các buổi kiểm tra tay nghề cho nhân viên sản xuất. Từ đó có các đề xuất, xét duyệt khen thưởng phù hợp nhằm động viên và thúc đẩy hiệu suất làm việc.
Xem thêm: Hồ sơ xin việc gồm những gì? Cập nhật đầy đủ, chuẩn nhất 2022
Những kỹ năng cần có của quản lý sản xuất
Người quản lý sản xuất sẽ phải trang bị một số những kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm để phục vụ cho nhu cầu công việc, cụ thể:
Hoạch định và tổ chức
Người quản lý sản xuất giỏi cần nắm vững các yêu cầu, chỉ tiêu, đặc trưng của sản phẩm để có kế hoạch phù hợp. Họ phải có khả năng lập kế hoạch và tổ chức sản xuất hợp lý nhất, có tính khoa học, tính chính xác và tính khả thi nhằm đạt được hiệu suất cao trong công việc.
Xem thêm: Cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc tránh “mất lòng” công ty
Am hiểu các công đoạn sản xuất
Quá trình sản xuất thường có sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau. Do đó quản lý sản xuất phải có kiến thức chuyên môn, am hiểu rõ mỗi công đoạn sản xuất để xây dựng và áp dụng định mức lao động phù hợp. Điều này sẽ giúp đội ngũ sản xuất làm việc hiệu quả nhất.
Kỹ năng quản lý
Đây là kỹ năng cơ bản cần có của bất kỳ người quản lý sản xuất nào. Không chỉ quản lý công việc mà bạn còn phải có khả năng quản trị nhân lực. Một nhà quản lý thông minh đòi hỏi phải có kỹ năng chuyên môn quan trọng là tìm hiểu về khuôn khổ, quy trình, tìm ra phương pháp hiệu quả từ đó phát triển các chiến lược quản lý khác nhau. Đồng thời phải có khả năng xử lý, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh để không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Kỹ năng giao tiếp
Đây là một kỹ mềm cần thiết cho vị trí quản lý sản xuất. Vì khi có khả năng giao tiếp tốt, thì bạn sẽ dễ dàng truyền đạt thông tin hiệu quả đến đội ngũ sản xuất cũng như ban lãnh đạo. Hơn nữa, giao tiếp tốt còn giúp bạn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, hữu ích cho công việc.
Tầm quan trọng của quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Sản xuất luôn là khâu then chốt trong hoạt động kinh doanh của đơn vị vì thế quản lý sản xuất là bộ phận rất quan trọng. Quản lý giỏi sẽ giúp doanh nghiệp chủ động, giảm thiểu tối đa các rủi ro cũng như cắt giảm được nhiều chi phí không cần thiết. Cụ thể như sau:
- Giúp công ty hoàn thành mục tiêu đề ra: quản lý sản xuất đề ra kế hoạch và giám sát thực hiện quá trình sản xuất để doanh nghiệp đạt được chỉ tiêu bán hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, nếu sản xuất đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng chắc chắn mang về lợi nhuận cho công ty.
- Nâng tầm uy tín kinh doanh: như đã trình bày phần trên, vị trí này phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Nếu hàng hóa sản xuất ra có chất lượng tốt thì người tiêu dùng hài lòng và sẽ quay trở lại. Từ đó củng cố và nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp, có được vị thế trước đối thủ cạnh tranh và đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới.
- Giảm chi phí sản xuất: có thể nói chi phí sản xuất chiếm phần lớn trong tổng chi phí của toàn doanh nghiệp. Chính vì vậy, người quản lý sản xuất sẽ theo dõi và sử dụng nguồn lực nhân công, nguyên vật liệu… một cách thận trọng, tránh sự lãng phí. Họ cũng sẽ xem xét các sản phẩm lỗi thời, kịp thời ngừng sản xuất, giảm bớt chi phí không đáng có.
Quản lý sản xuất lương bao nhiêu?
Theo khảo sát của VietnamSalary.vn, mức lương trung bình của vị trí quản lý sản xuất là 13.900.000đ/tháng. Khoảng lương phổ biến dao động từ 11.100.000đ – 16.600.000đ/tháng. Mức lương sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, chuyên môn, năng lực của bạn cũng như quy mô của công ty… Bạn có thể tham khảo thêm:
- Dưới 1 năm kinh nghiệm: lương khoảng 10.200.000 đ/tháng.
- Từ 1-4 năm kinh nghiệm: trung bình là 13.000.000đ/tháng.
- Với những quản lý có nhiều kinh nghiệm từ 5-9 năm thì mức lương trung bình tương ứng là 17.300.000đ/tháng.
Bạn hoàn toàn có thể vượt mốc đã đề cập bên trên nếu như có trình độ chuyên môn chuyên sâu, kỹ năng nghiệp vụ giỏi. Ngoài ra bạn còn có thể nhận thưởng theo năng suất sản xuất, theo doanh số đơn hàng tùy vào quy định của mỗi công ty.
Tìm việc làm quản lý sản xuất ở đâu?
Hiện nay có khá nhiều kênh tuyển dụng việc làm nhưng để tìm được một trang uy tín, chất lượng là điều không đơn giản. Nếu bạn còn đang băn khoăn tìm nhà tuyển dụng ở đâu thì hãy truy cập ngay CareerBuilder, website việc làm uy tín và chuyên nghiệp quy mô toàn cầu. Tại đây luôn cập nhật việc làm mới nhất với đầy đủ thông tin, giúp kết nối ứng viên với đơn vị tuyển dụng nhanh chóng và đơn giản nhất. Nền tảng này còn cung cấp công cụ CVHay giúp bạn có được bộ hồ sơ tìm việc thật chuyên nghiệp và chỉn chu nhất. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm kiếm lộ trình phát triển nghề nghiệp dựa vào Careermap.vn để định hướng con đường phát triển sự nghiệp trong tương lai. Hãy để CareerBuilder đồng hành cùng bạn trong chặng đường tìm kiếm việc làm phù hợp nhất.
Với những chia sẻ trên đây về mô tả công việc, kỹ năng và việc làm quản lý sản xuất, hy vọng bạn đã có những tin hữu ích về công việc này. Chúc bạn sớm tìm được công việc phù hợp. Đừng quên thường xuyên theo dõi CareerBuilder.vn để cập nhật những bài viết tiếp theo nhé.