PR bản thân thế nào trước nhà tuyển dụng?

Bạn đang ở tại một ngày hội việc làm nhộn nhịp. Hít một hơi thật sâu, bạn thẳng bước đến nhà tuyển dụng hàng đầu trên danh sách của bạn. Đây chính là doanh nghiệp bạn mong muốn được làm việc, và người mà bạn sắp tiếp xúc chính là thử thách đầu tiên bạn […]

Đã cập nhật 16 tháng 9 năm 2022

Bởi The Tips

<strong>PR bản thân thế nào trước nhà tuyển dụng?</strong>

Bạn đang ở tại một ngày hội việc làm nhộn nhịp. Hít một hơi thật sâu, bạn thẳng bước đến nhà tuyển dụng hàng đầu trên danh sách của bạn. Đây chính là doanh nghiệp bạn mong muốn được làm việc, và người mà bạn sắp tiếp xúc chính là thử thách đầu tiên bạn phải vượt qua. Bạn nhìn vào mắt người đại diện, mỉm cười thân thiện và bắt tay họ thật chặt. Đến lúc này, mặc dù không ai báo hiệu “3, 2, 1, bắt đầu!” nhưng bạn cũng nhận ra rằng đây chính là thời điểm quyết định trên con đường tìm việc của mình. Trong vòng 60 giây sắp tới, bạn sẽ cần phải nói những gì để nhà tuyển dụng này nhận ra bạn chính là ứng viên tiềm năng của họ?

Bao gồm đầy đủ thông tin

Nhiều chuyên gia tư vấn hướng nghiệp thường khuyên các sinh viên nên soạn trước một bài tự giới thiệu ngắn để “tiếp thị” chính mình khi đối diện với nhà tuyển dụng. Theo các chuyên gia, một bài giới thiệu nên bao gồm các thông tin sau:

  • Tên
  • Lớp (năm nhất, năm cuối…)
  • Chuyên ngành
  • Các cơ hội đang tìm kiếm
  • Kinh nghiệm liên quan (công việc làm thêm, thực tập, công tác từ thiện…)
  • Những kỹ năng và ưu điểm nổi bật
  • Hiểu biết về công ty

Bạn nên soạn từng bài giới thiệu dựa trên thông tin bạn tìm hiểu được về từng công ty để có thể nêu ra những kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với nhu cầu tuyển dụng. Như thế bạn có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. 

Đặt những câu hỏi thông minh

Bạn nên kết thúc phần giới thiệu bằng một câu hỏi có chủ đích để thu hút nhà tuyển dụng vào cuộc đối thoại với mình. Những câu hỏi nên đặt ra có thể là: “Xin vui lòng cho tôi biết thêm thông tin về dòng sản phẩm mới công ty đang phát triển?” hoặc “Anh/chị có thể cho tôi biết thêm về chương trình Quản trị viên tập sự của công ty?”.

Các nhà tư vấn cũng khuyên bạn tránh hỏi những điều sau đây:

– Công ty hoạt động trong ngành nào?

– Công ty có tuyển nhân sự không?

– Hoặc khi được hỏi bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nào, không nên đáp rằng “Vị trí nào với tôi cũng đều tốt cả.”

Thực hành, thực hành và thực hành

Sau khi đã soạn được bài giới thiệu hoàn chỉnh, bạn nên luyện tập thường xuyên. Việc “tuỳ cơ ứng biến” không phải là một kế hoạch sáng suốt, đặt biệt là khi đang đứng trước nhà tuyển dụng tương lai.

Luyện tập kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tự tin hơn với bài giới thiệu của mình. Nên nhớ rằng những câu từ bạn nói ra chỉ là một phần nhỏ, tác phong và thái độ tự tin đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của bước giới thiệu này.

Một số vị trí và địa điểm làm việc các bạn nên cân nhắc: internship, recruiter, việc làm Cần Thơ, việc làm Gia Lai, việc làm Phú Quốc, việc làm tại Huế, việc làm Quy Nhơn, tuyển lái xe tải gấp, tìm việc làm tại Đà Nẵng, việc làm Quảng Bình, việc làm Biên Hòa, việc làm Ninh Bình, tuyển nhân viên phục vụ, tuyển nhân viên văn phòng, tuyển dụng part time, thu ngân, công việc nhập liệu tại nhà,tgdd tuyển dụngunilever tuyển dụngphương trang tuyển dụngfuta express tuyển dụngstarbucks tuyển dụngkidsplaza tuyển dụnglg display tuyển dụngtechcombank tuyển dụngvinamilk tuyển dụnggiaohangtietkiem tuyển dụngpvcombank tuyển dụngth true milk tuyển dụngnestle tuyển dụngchubb life tuyển dụngintel tuyển dụngfe credit tuyển dụnghd saison tuyển dụnganbinhbank tuyển dụngninjavan tuyển dụngninja van tuyển dụnglalamove tuyển dụng,……..      

Tags: