Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất đang có xu hướng thuê hoặc cho thuê nhà xưởng kinh doanh. Vì thế, việc hiểu rõ các nguyên tắc, quy định hạch toán, chi phí thuê nhà xưởng là những vấn đề được các chủ doanh nghiệp quan tâm. Cùng Thetips tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên tắc hạch toán
Theo Điều 57, Mục 3.5 Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định việc hạch toán các khoản thu nhập chưa thực hiện cho thuê được tính như sau:
“Hạch toán doanh thu chưa thực hiện về cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê hoạt động TSCĐ, BĐS đầu tư đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động TSCĐ, BĐS đầu tư (trừ trường hợp được ghi nhận doanh thu một lần đối với toàn bộ số tiền nhận trước)”.
Thực tế, trong hợp đồng cho thuê xưởng, nhà ở, bên cho thuê thường yêu cầu người thuê trả trước tiền thuê theo kỳ hạn, chẳng hạn như trả tiền vào đầu tháng, trả trước 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 1 năm… tùy vào hợp đồng. Vì vậy, khi nhận được khoản chi phí trả trước của bên thuê thì kế toán phải ghi nhận số tiền đó như một khoản thu chưa được thực hiện.
Trong các trường hợp khác, chủ nhà có thể đồng ý cho người thuê trả tiền thuê vào cuối tháng (sau khi kết thúc dịch vụ) và xuất hóa đơn để người thuê thanh toán khoản tiền tương ứng. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy không xảy ra thường xuyên và rất ít người cho thuê đồng ý với hình thức trả sau như trên. Trong trường hợp này, kế toán sẽ hạch toán trực tiếp vào thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ (TK 511) và không dùng TK 3387.
Ví dụ: Công ty TNHH XYZ nhận trước 3 tháng tiền thuê nhà xưởng từ Công ty ABC. Tổng số tiền nhận trước là 49.500.000 VNĐ (đã bao gồm VAT).
- Chi phí thuê trả trước bao gồm VAT là 4.500.000 VNĐ và thuế chưa có VAT là 45.000.000 VNĐ
- Số liệu doanh thu hàng tháng của hoạt động cho thuê nhà xưởng của XYZ cụ thể như sau:
- Tổng chi phí đã thu: 45.000.000 VNĐ
- Số kỳ thu trước: 3 kỳ
- Doanh thu mỗi tháng: 45.000.000/3=15.000.000 VNĐ
Tiền đặt cọc
Hợp đồng thuê xưởng và nhà ở thường sẽ kèm theo khoản đặt cọc 1 hoặc vài tháng chi phí thuê. Kế toán phải theo dõi tài khoản nhận tiền cọc của khách hàng để đảm bảo hợp đồng thuê, cụ thể như sau:
- TK 344: Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, đây là TK dành cho công ty sử dụng chế độ kế toán doanh nghiệp.
- TK 3386: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC, TK 3386 là TK dành cho các công ty sử dụng chế độ kế toán doanh nghiệp.
Kế toán của bên cho thuê sẽ không xuất hóa đơn khi nhận tiền cọc đảm bảo hợp đồng vì bản chất tiền cọc là chi phí để đảm bảo hợp đồng được thực hiện mà không phải là khoản thu nhập của bên cho thuê. Tiền cọc thường được hoàn lại khi hợp đồng thuê kết thúc và người thuê không vi phạm bất kỳ nghĩa vụ nào của mình theo hợp đồng thuê.
Trên đây là những chia sẻ của Thetips về các nguyên tắc hạch toán, tiền đặt cọc khi thuê xưởng, nhà ở. Hy vọng chưa thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn đọc.