Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất 9/2021?

Trong hai tháng gần nhất, lãi suất gửi ngân hàng bị ảnh hưởng rất nhiều do dịch bệnh và giãn cách xã hội. Vậy bước qua tháng 9 lãi suất có sự thay đổi như thế nào. Mục lục 1 Lãi suất ngân hàng nào cao nhất? 2 Tín dụng chậm lại rõ rệt Lãi […]

Đã cập nhật 21 tháng 9 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất 9/2021?

Trong hai tháng gần nhất, lãi suất gửi ngân hàng bị ảnh hưởng rất nhiều do dịch bệnh và giãn cách xã hội. Vậy bước qua tháng 9 lãi suất có sự thay đổi như thế nào.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?

Về mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất trong tháng 9/2021, đó là ngân hàng ACB, mặc dù ACB đã hạ 0,1 điểm phần trăm từ 7,4%/năm xuống còn 7,3%/năm. Tuy nhiên, đây là mức lãi suất được ngân hàng ACB áp dụng cho khoản tiết kiệm từ 30 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng.

Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank với mức lãi suất tiết kiêm là 7,1%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Khách hàng muốn được áp dụng mức lãi suất này phải gửi tối thiểu 999 tỷ đồng.

MSB là ngân hàng có lãi suất cao thứ ba trong tháng 9/2021, với lãi suất duy trì không đổi ở mức 7%/năm. Áp dụng cho khách hàng gửi số tiền từ 200 tỷ đồng trở lên tại 2 kỳ hạn là 12 tháng và 13 tháng.

Một số ngân hàng khác cũng đang có lãi suất gửi tiết kiệm cao như: LienVietPostBank với 6,99%/năm; MBBank với 6,9%/năm; VietABank với 6,9%/năm; HDBank với 6,85%/năm… Tuy nhiên, để đạt được mức lãi suất như trên các ngân hàng này đều có những tiêu chuẩn riêng.

Ở phía cuối vẫn là nhóm big 4 ngân hàng thương mại nhà nước. Trong đó, duy nhất có VietinBank duy trì lãi suất cao nhất là 5,6%/năm. Ngân hàng BIDV và Agribank đều điều chỉnh giảm lãi suất, nên 2 ngân hàng này sẽ xếp hạng cùng Vietcombank khi áp dụng lãi suất cao nhất cùng ở mức 5,5%/năm.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?

Tín dụng chậm lại rõ rệt

Theo các chuyên gia, trong tháng 9 và tháng 10 tới, khi lệnh giãn cách xã hội vẫn được triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố lớn tín dụng vẫn sẽ duy trì trạng thái nhích tăng. Điều này dẫn tới thanh khoản hệ thống tiếp tục dồi dào.

Cũng theo số liệu cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2020 đến hết quý 1/2021, nhờ người dân thay đổi thói quen, chuyên dần từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán điện tử, tiền gửi của cá nhân vào hệ thống ngân hàng thường xuyên bứt tốc với khoảng 10% mỗi quý.

Sang đến quý 2/2021, số tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân đã lên tới 107 triệu tài khoản, tăng thêm hơn 3 triệu tài khoản so với cuối quý 1/2021. Thế nhưng, số dư tiền gửi thanh toán mới dừng tại 754,7 nghìn tỷ đồng, tức tăng 1,9% so với quý liền trước. Điều này cho thấy dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.

Trong khi, tiền gửi thanh toán của cá nhân được xem là các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Đây là nguồn vốn rẻ cho các ngân hàng thương mại, lãi suất không đáng kể, chỉ quanh 0,1%/năm.

Như vậy, với loạt diễn biến như thanh khoản dồi dào, tăng trưởng tín dụng chưa thể bứt tốc, nguồn vốn giá rẻ chảy về bất ngờ chậm lại, nhiều ngân hàng buộc phải hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm để cân đối mức giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp đã áp dụng từ tháng 7 và tháng 8 trước đó.

Tags: