Kem chống nắng hóa học & những lưu ý cần biết trước khi dùng

Có 3 loại kem chống nắng phổ biến là  kem chống nắng vật lý, hai là kem chống nắng hóa học, ba lại kem chống nắng vật lý-hóa học. Vậy làm sao để tìm được kem chống nắng dành cho da dầu? Câu trả lời là kem chống nắng hóa học! Mục lục 1 Kem chống nắng […]

Đã cập nhật 26 tháng 3 năm 2018

Bởi TopOnMedia

Kem chống nắng hóa học & những lưu ý cần biết trước khi dùng


Có 3 loại kem chống nắng phổ biến là  kem chống nắng vật lý, hai là kem chống nắng hóa học, ba lại kem chống nắng vật lý-hóa học. Vậy làm sao để tìm được kem chống nắng dành cho da dầu? Câu trả lời là kem chống nắng hóa học!

Kem chống nắng hóa học là gì?

Kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học giúp hấp thụ và thẩm thấu các tia UV, tự xử lý và phân hủy từ bên trong, sau đó phóng thích các tia UV ra ngoài trước khi chúng gây tổn hại đến da. Kem chống nắng hóa học thường không màu, không mùi, dạng lỏng với chất nhẹ để giúp lỗ chân lông thông thoáng. Khả năng bảo vệ da của kem chống hóa hóa học được đánh giá cao hơn hẳn khi dùng kem chống nắng vật lý.

Thế nhưng, điều này còn phụ thuộc vào sự hoạt động, cách bạn sử dụng kem chống nắng, thành phần và tính ổn định của mỗi sản phẩm từ các thương hiệu khác nhau. Các thành phần nàng thường thấy trong kem chống nắng hóa học là Octylcrylene, Avobenzone, Octinoxate, Octisalate, Oxybenzone, Homosalate, Helioplex, 4-MBC, Mexoryl SX and XL, Tinosorb S and M, Uvinul T 150, Uvinul A Plus…

3 Lưu ý trước khi dùng kem chống nắng hóa học dành cho da dầu

#1 Về tính ổn định

Nhìn chung, kem chống nắng hóa học có tính ổn định. Tuy nhiên, chất Avobenzone thường có trong kem chống nắng hóa học với khả năng chống tia UVA hiệu quả nhất (đã được FDA công nhận) lại là chất không ổn định khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.Lý do là vì thành phần này có thể giảm chức năng bảo vệ da khi da ở ngoài nắng trong thời gian ngắn.

Thế nhưng, hãy khoan vội lo lắng nếu kem chống nắng hóa học của bạn có chứa Avobenzone. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm nếu bảng thành phần của sản phẩm có đi kèm các chất sau đây: Octocrylene, Oxybenzone, Enzacamene hoặc 4-Methylbenzylidene camphor, Parsol SLX, Tinosorb S, Tinosorb M, Mexoryl SX, Butyloctyl Salicylate (HallBrite BHB), Diethylhexyl 2,6-Naphthalate (Corapan TQ) (DEHN), Diethylhexyl Syringylidene Malonate (Oxynex ST)…

#2 Kem chống nắng hóa học không phù hợp cho mọi loại da

Kem chống nắng hóa học thích hợp cho việc chăm sóc da nhờn mụn bóng dầu nhưng vẫn không loại trừ một số thành phần có trong sản phẩm sẽ gây kích ứng cho vùng da nhạy cảm kết hợp với dầu.

Như đã đề cập ở trên, nhiều thành phần có khả năng gây khó chịu cho da. Vì vậy, cho dù là lựa chọn ưu tiên dành cho da dầu nhưng không có nghĩa chúng phù hợp với mọi vấn đề mà da dầu đang gặp phải như da dầu mụn, da nhạy cảm thiên nhờn, da hỗn hợp thiên dầu… Thế nên, nếu gặp phải tình trạng này bạn nên ngưng sử dụng sản phẩm lập tức.

#3 Một số vấn đề thường gặp khi sử dụng kem chống nắng hóa học khác

Nhìn chung, là một sản phẩm an toàn cho da và thậm chí là có thể được dùng như một lớp kem lót trang điểm, thế nhưng kem chống nắng hóa học cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn:

  • Một số thành phần có trong kem có thể khiến mặt bị cay hoặc chảy nước mắt nếu tiếp xúc vào mắt.
  • Các hoạt chất chống nắng hóa học có khả năng che phủ tốt nhưng mức độ quang phủ bảo vệ tại các vùng sẽ khác nhau.
  • Một số chất gây ra tác dụng phụ như kích thích gốc tự do hoạt động, gây lão hóa… nên bạn hãy n sử dụng kèm sản phẩm chống lão hóa da khác.

Tuy được xem là sản phẩm tối ưu nhất cho làn da dầu nhưng nếu làn da bị dị ứng với kem chống nắng hóa học thì bạn có thể tìm hiểu thêm về kem chống nắng vật lý. Hãy tìm hiểu thêm các sản phẩm khác để lựa chọn loại phù hợp với mình nhất nhé!