The Graph (GRT) là gì? Có nên đầu tư GRT thời điểm này?

Dù chỉ mới được niêm yết vào giữa tháng 1 năm nay nhưng The Graph (GRT coin) đã tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Giá đồng coin này đã tăng 49% chỉ trong ngày đầu tiên lên sàn. Với những Công Nghệ mới lạ, The Graph (GRT) được nhiều người ví như Google ‘vạn năng’ […]

Đã cập nhật 9 tháng 2 năm 2022

Bởi TopOnMedia

The Graph (GRT) là gì? Có nên đầu tư GRT thời điểm này?
  1. Dù chỉ mới được niêm yết vào giữa tháng 1 năm nay nhưng The Graph (GRT coin) đã tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Giá đồng coin này đã tăng 49% chỉ trong ngày đầu tiên lên sàn. Với những Công Nghệ mới lạ, The Graph (GRT) được nhiều người ví như Google ‘vạn năng’ của nền tảng blockchain. Trong bối cảnh không có phần mềm lập chỉ mục và truy vấn phi tập trung cho blockchain, The Graph đã ra đời để giải quyết vấn đề cực kỳ nan giải này. Nhiệm vụ của giao thức GRT là tối ưu hóa các hoạt động của những ứng dụng phi tập trung (Dapp).

    Vậy, cụ thể The Graph (GRT) là gì mà đã tạo ra được một bước ngoặt đột phá như thế? Các nhà đầu tư (NĐT) có nên tham gia vào The Graph vào thời điểm hiện tại không? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này nhé.

    Dự án The Graph

    Khái niệm

    Khái niệm The Graph là gì
    Khái niệm The Graph là gì

    The Graph là một giao thức blockchain hỗ trợ hoạt động cho nhiều ứng dụng trong cả DeFi và hệ sinh thái Web3. The Graph có hai nhiệm vụ chính sau:

    • Tạo ra mạng lưới lập chỉ mục: Người sử dụng tạo ra và phát hành các API mở (hay còn được gọi Subgraph).
    • Hỗ trợ người dùng truy vấn dữ liệu phi tập trung: Việc truy vấn hoạt động thông qua GraphQL để truy xuất dữ liệu trên nền tảng blockchain.

    Tầm quan trọng của The Graph

    Tầm quan trọng của The Graph và GRT coin
    Tầm quan trọng của The Graph

    Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của The Graph, chúng ta cần làm rõ việc tại sao cần lập chỉ mục trong mạng lưới Dapp? Hãy nghĩ về cách Google lập chỉ mục cho các dữ liệu Web của họ. 

    Hàng triệu Website và hàng tỷ truy vấn mỗi ngày được thực hiện trên Google. Làm thế nào để người dùng có thể tìm kiếm được thông tin mà họ tìm kiếm từ những dữ liệu đó? Lập chỉ mục giải quyết được vấn đề này.

    Blockchain là những dữ liệu chưa được xử lý. Các dữ liệu từ blockchain đều tồn tại dưới dạng thô và nó không thể sử dụng cho các Dapp. Do đó, nó cần được phân vùng để tiện cho việc sử dụng của người dùng.

    Trong quá khứ, các developer phải tạo ra chương trình lập chỉ mục riêng. Ngoài ra, họ còn phải vận hành Dapp thông qua máy chủ và database trên cơ sở hạ tầng tập trung.

    Xem thêm: Oracle trong DeFi là gì và tại sao nó lại quan trọng?

    Tuy nhiên, phương pháp này còn nhiều hạn chế nhất định:

    • Thứ nhất, các ứng dụng phi tập trung nhưng việc truy vấn dữ liệu lại được lập trình trên cơ sở hạ tầng tập trung. Điều này tạo nên điểm yếu của hệ thống khi nó phải phụ thuộc nhiều vào máy chủ và dễ bị hack.
    • Thứ hai, việc tự triển khai lập chỉ mục rất tiêu tốn nhiều nhân lực và chi phí vận hành.

    Vì thế, The Graph đã ra đời như một giải pháp hoàn thiện và vẹn toàn được đưa ra để xử lý những vấn đề nan giải này.

    The Graph tối ưu tính năng phi tập trung

    The Graph Network được thiết kế để có thể tối ưu tính năng phi tập trung của dự án. Hệ thống này cho phép dữ liệu được sắp xếp “ngăn nắp” và giúp các Dapp hoạt động hiệu quả.

    Đối với các nền tảng blockchain khác, người dùng chỉ cần triển khai một subgraph trong mạng lưới The Graph để lập chỉ mục dữ liệu blockchain cho Dapp của họ.

    Đội ngũ

    Các nhà sáng lập của The Graph
    Các nhà sáng lập của The Graph

    Nhà sáng lập của The Graph bao gồm Yaniv Tal (trưởng dự án), Brandon Ramirez (trưởng nhóm nghiên cứu) và Jannis Pohlmann (trưởng nhóm công nghệ). Đây đều là những nhà sáng lập giàu kinh nghiệm và họ đã cùng nhau làm việc trong nhiều năm.

    Họ đã tạo dựng dự án The Graph từ nguồn cảm hứng đối với API, nhằm thiết lập các API bất biến. Đồng thời, họ cũng đã mở ra một con đường cho chương trình truy cập dữ liệu sử dụng ngôn ngữ truy vấn GraphQL.

    Các vai trò trong giao thức The Graph

    • Indexer: có nhiệm vụ khai thác node trong The Graph Network và staking GRT. Indexer sẽ lập chỉ mục và xử lý truy vấn. Từ đó, họ có thể kiếm được lợi nhuận từ phí truy vấn và tiền thưởng.
    • Curator: báo hiệu API phù hợp để được truy vấn bởi Indexer của The Graph. Mặt khác, Curator sẽ staking The Graph vào một Bonding Curve để thông báo cho một subgraph nhất định và thu phí từ hoạt động này. Lợi nhuận tỷ lệ thuận với tốc độ thông báo subgraph và dựa trên số lượng GRT được họ sử dụng để staking.
    • Delegator: hỗ trợ bảo mật mạng nhưng không có quá nhiều kiến thức về kỹ thuật. Delegator đã lựa chọn và ủy quyền GRT cho Indexer. Thông qua Indexer, họ sẽ thu được một phần phí truy vấn và phần thưởng nhờ lập chỉ mục.
    • Consumer: truy vấn các subgraph và trả chi phí truy vấn cho Indexer, Curator và Delegator. Consumer có thể là một developer hoặc một ứng dụng sử dụng dịch vụ truy vấn của GRT. Phí truy vấn sẽ được chuyển cho người sử dụng ứng dụng hoặc cộng gộp vào chi phí sản phẩm. Việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua các cổng thanh toán hoặc ví được thiết kế bởi hợp đồng mã nguồn mở trong mạng lưới The Graph.

    Quy trình hoạt động của The Graph

    Cách thức hoạt động của The Graph và GRT coin
    Cách thức hoạt động của The Graph

    The Graph dùng các subgraph chứa data thông minh, sự kiện blockchain và quy trình ánh xạ dữ liệu sự kiện để lập chỉ mục, trước khi chúng được lưu giữ trong database của nền tảng blockchain. Đó là sự kết hợp giữa 3 thành phần: Blockchain, The Graph và Dapp (người dùng). 

    Quy trình vận hành của GRT:

    Đầu tiên, Dapp sẽ thêm dữ liệu vào chuỗi khối Ethereum thông qua sự trợ giúp của Smart Contract. Dữ liệu này sẽ chứa bản ghi của tất cả sự kiện và giao dịch diễn ra cho đến thời điểm cuối cùng được ghi nhận.

    Sau đó, Graph Node sẽ quét toàn bộ database của blockchain để thu thập và lọc ra những dữ liệu có liên quan đến truy vấn mà người dùng thực hiện. Graph Node xác định thông tin trả lời tìm kiếm từ các subgraph để khiến cho việc lập chỉ mục dễ dàng hơn.

    Giao thức GraphQL liên kết data và ứng dụng

    GraphQL là sợi dây liên kết giữa ứng dụng trên thiết bị của người dùng và data của blockchain. Thông qua liên kết này, người dùng có thể gửi truy vấn đến nền tảng. Sau khi hoàn thành quá trình truy vấn, người dùng có thể xem kết quả tìm kiếm từ ứng dụng của mình.

    Một Dapp có thể sử dụng nhiều subgraph khi dùng The Graph để tìm kiếm data. Các Indexer khác nhau lập ra các subgraph khác nhau và chu trình sẽ lặp lại như trên cho mỗi subgraph này. Đây cũng chính là cách chu trình tìm kiếm dữ liệu và lập chỉ mục hoạt động trên nền tảng blockchain.

    The Graph hỗ trợ lập chỉ mục cho Ethereum

    Tính đến thời điểm hiện tại, dự án The Graph đã hỗ trợ lập lưu trữ chỉ mục dữ liệu cho Ethereum, IPFS (Interplanetary File System),… Trong đó, IPFS có thể được xem như là là mạng lưới chuyển tải Data phi tập trung, hỗ trợ trong việc sắp xếp và lưu trữ Data một cách hiệu quả. Đã có hơn 2.300 subgraph được tạo lập trong dự án này. Một số ứng dụng đang sử dụng The Graph bao gồm AAVE, Balancer, Aragon, DAOstack, Synthetix, Uniswap,…

    Phương thức hoạt động của The Graph

    The Graph giải quyết vấn đề gì?

    The Graph và GRT coin giải quyết vấn đề gì
    The Graph giải quyết vấn đề gì

    Tính minh bạch của công nghệ blockchain luôn nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Nhưng, cho dù Blockchain có nhiều dữ liệu hữu ích, việc truy vấn để tìm dữ liệu khá khó khăn. Đã có rất nhiều công cụ phân tích nhằm lấy các thông tin hữu ích từ dữ liệu blockchain, nhưng các ứng dụng này thường hoạt động theo cách tập trung và mất nhiều thời gian để phát triển. Đây cũng chính là nguyên nhân The Graph ra đời.

    Giải pháp của The Graph là gì?

    The Graph đã xây dựng một giao thức cho phép người dùng truy cập để xây dựng các API (Subgraph). The Graph sẽ lấy dữ liệu từ network blockchain và tổ chức lại theo cấu trúc riêng của nó.

    Việc truy xuất dữ liệu được áp dụng theo phương thức GraphQL được rất nhiều ông lớn sử dụng như Shopify, Facebook, Pinterest.

    Ngoài ra, GRT còn hướng đến việc xây dựng nền tảng gồm nhiều Node. Trong đó, người dùng có thể đăng ký để xây dựng The Graph Node. Điều này giúp rút ngắn thời gian truy xuất dữ liệu và đem đến sự tiện lợi cho cộng đồng.

    Xem thêm: Coin là gì? Nhận dạng Coin tiềm năng để đầu tư

    Các thông tin về GRT coin của The Graph

    GRT coin là gì?

    Khái niệm GRT coin là gì
    Khái niệm GRT coin là gì?

    GRT chính là Coin trong hệ sinh thái của The Graph. Mục đích sử dụng của GRT coin là:

    • Query fees: Có vai trò như phí truy vấn do người tiêu dùng trả cho Indexers, Delegators và Curators.
    • Inflation reward: Là phần thưởng lạm phát được sử dụng để được chia sẻ cho Delegators, Curators và Indexers dựa trên số GRT coin mà họ stake được.
    • Protocol Sink & Burns: Một phần phí truy vấn (Query fees) được đốt cháy. Dự kiến chi phí này sẽ bắt đầu ở mức ~1% tổng phí truy vấn giao thức và có thể thay đổi tỉ lệ trong tương lai sắp tới

    Thông tin cơ bản

    • Ký hiệu: GRT.
    • Tổng cung ban đầu: 10.000.000.000 GRT.
    • Loại token: ERC 20.
    • Chuẩn token (token standard): Native token.
    • Blockchain: ethereum và chưa có blockchain riêng.
    • Nguồn cung đang lưu hành: 1.245.666.967 GRT.

    Hiện tại GRT coin đang được giao dịch trên các sàn: Binance, Huobi Global, OKEx, CoinBene, và BiONE. GRT có các cặp giao dịch giao dịch phổ biến như GRT/USDT, GRT/BTC, GRT/USD, WBTC/GRT, GRT/EUR, GRT/ETH, WETH/GRT,… Khối lượng giao dịch nhiều nhất tập trung vào sàn Binance. Tổng khối lượng giao dịch token GRT trên sàn này là trên 30% cho đến thời điểm hiện tại.

    Tổng khối lượng giao dịch GRT coin trên sàn Binance
    Tổng khối lượng giao dịch GRT coin trên sàn Binance

    Phân bổ token

    tỷ lệ phân bổ GRT coin
    Tỷ lệ phân bổ GRT coin

    Tỷ lệ phân bổ GRT coin là:

    • Cộng đồng: 35%.
    • Đội ngũ và cố vấn ban đầu: 23%.
    • Backer ban đầu: 17%.
    • Backer: 17%.
    • Edge & Node: 8%.

    Tỷ lệ phân bổ token cho cộng đồng:

    • Nền tảng Graph (Graph Foundation): 58%.
    • Trợ cấp chương trình quản lý: 9%.
    • Phần thưởng của Testnet Indexer: 9%.
    • Các chương trình giáo dục (Educational Program): 6%.
    • Tiền thưởng tìm lỗi (Bug Bounty): 1%.
    • Bán GRT công khai: 12%.
    • Bán GRT chiến lược: 6%.

    Public sale

    • Token Ticker: GRT (ERC20 Token)
    • Ngày: Thứ 5 ngày 22-10-2020 vào lúc 23h
    • Nơi bán: eth Blockchain, thegraph.com
    • Giá: $0.03/preGRT
    • Thanh toán bằng: ETH
    • Đóng đăng ký từ: 15-10-2020
    • Tổng cung: 10,000,000,000 GRT
    • Tổng cung lúc đầu: ~1,245,666,867 GRT
    • Tổng Token bán: 400,000,000 preGRT (Converting to 400,000,000 GRT)
    • Cá nhân: $1,000-$5,000 chỉ được mua trong khoản này.
    • Khóa: Khóa tới khi khởi chạy
    • Quốc gia cho phép mua: Tất cả các quốc gia đều có thể tham gia mua ngoại trừ người dùng tại hoa Kỳ và một số khu vực có pháp lý nghiêm ngặt.

    Ví lưu trữ

    GRT coin được tạo ra trên nền tảng Ethereum ERC 2.0 nên các nhà đầu tư có thể lưu trữ trên các ví hỗ trợ ERC 2.0 như: Trustwallet, MetaMask, Ledger Nano X, Jaxx, Myetherwallet,… Nếu trader lướt sóng thì có thể lưu trữ ở ví của những sàn giao dịch trên.

    Phương thức sở hữu GRT coin

    • Staking trên blockchain hoặc trên The Graph Network.
    • Đóng vai trò Indexer, Curator, hoặc Delegator trong hệ sinh thái The Graph.
    • Tham gia vào GRT coin Sale.
    • Săn lỗi của giao thức để nhận tiền thưởng với Bug Bounty.
    • Một số chương trình hỗ trợ phần thưởng là GRT, chẳng hạn như cuộc thi hackathon,…

    Tương lai của The Graph (GRT)

    The Graph giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng các ứng dụng phi tập trung (Dapp) thông qua việc truy xuất dữ liệu trên Blockchain ETH. Những người tham gia vào thị trường đều có niềm tin rằng The Graph sẽ ngày càng phát triển song song với hệ sinh thái ETH.

    Có nên đầu tư vào GRT thời điểm này?

    Biến động giá

    Dựa theo số liệu của Coinmarketcap, tỷ giá GRT coin đang dao động ở khoảng 0,550 USD tính đến thời điểm hiện tại. Khối lượng giao dịch trung bình trên 330.470.083 USD.

    Biến động giá của GRT coin

    Vào ngày 19 tháng 1 năm 2021, khối lượng giao dịch GRT đã chạm mức 754.861.940 USD với tổng giá trị vốn hóa thị trường đã là 711.508.739 USD. Đây là những con số vô cùng khả quan kể từ thời điểm token này ra mắt.

    Ưu điểm vượt trội của GRT coin và The Graph

    The Graph là một chương trình được tạo ra nhằm mục đích truy cập dữ liệu trực tiếp từ blockchain. Trải nghiệm của người dùng sẽ thuận tiện hơn bao giờ hết với việc tạo lập các subgraph. Việc truy cập dữ liệu đã không còn phụ thuộc quá nhiều vào các server độc quyền. Trong tương lai không xa, các subgraph sẽ thiết lập nên mạng lưới subgraph toàn cầu và đăng tải mọi data công khai.

    GRT coin được phát hành để đảm bảo an ninh của hệ thống The Graph Network. Bên cạnh đó, nó còn duy trì sự đầy đủ và chính xác của data được tìm kiếm. GRT là token gốc và được phân chia theo trách nhiệm và nghĩa vụ của những người đóng góp. Nó chính là phần thưởng mà Indexer, Curator và Delegator đang nhắm đến.

    Ngoài ra, Rebate Pool cũng là một hình thức để thúc đẩy việc sử dụng The Graph Network và GRT coin. Có thể hiểu đơn giản đây là một phương thức để thưởng thêm bên cạnh những lợi nhuận mà người đóng góp thu được từ việc cung cấp dịch vụ truy vấn.

    Một phần phí mà Indexer nhận được từ việc tạo subgraph sẽ được đóng góp vào Rebate Pool. Sau đó, nó trở thành phần thưởng giảm giá thông qua tính năng sản xuất hàm Cobbs-Douglas. Cuối cùng, Indexer sẽ được hoàn trả toàn bộ phí đã đóng góp. Đây được coi là cách phân bổ tối ưu trong mạng lưới.

    Những quan ngại xung quanh GRT

    GRT coin đã trải qua hiện tượng Dump&Pump trên thị trường tiền ảo ngay khi mới ra mắt The Graph Network vào cuối năm 2020. Dump&Pump được hiểu là một hành vi bất hợp pháp trong lĩnh vực tiền điện tử, khi ‘cá mập’ mua và giữ lượng lớn token. Họ thao túng thị trường tiền điện tử và đẩy giá token này lên cao, thu hút các nhà đầu tư mới. Sau đó, họ sẽ bán token đi và thoát khỏi thị trường với lợi nhuận khổng lồ.

    Xem thêm: Nguyên lý hoạt động Pump/Dump trên thị trường Crypto

    Việc các sàn lớn như Coinbase, OKEx, Kucoin, Kraken hay Binance đều cho phép giao dịch GRT coin. Điều này đã khiến cho nó trở thành ‘miếng mồi ngon’ của những con ‘cá mập’. Sự chú ý tập trung vào đồng token mới và các nhà đầu tư trở nên hào hứng hơn bao giờ hết.

    Vào thời điểm này, GRT coin nhanh chóng dẫn đầu trong trào lưu tiền ảo. Token này đã đạt được những cột mốc rất ấn tượng. Vào ngày 21 tháng 12 năm 2020, sau 4 ngày ra mắt The Graph Network, tổng giá trị vốn hóa thị trường của GRT coin đã đạt mức 852.099.391 USD. Tỷ giá GRT đạt 0,684 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ lên tới 3.062.202.611 USD.

    Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng đây chỉ là hiện tượng Dump&Pump. Khi một tài sản lọt vào top 3 trong số các xu hướng mới nổi, token thường giảm 12% trong 9 ngày sau đó. Đúng như dự đoán, chỉ 6 ngày sau GRT coin đã tụt dốc không phanh với tổng giá trị vốn hóa thị trường giảm đi một nửa và tỷ giá xuống còn 0,341 USD. Đến thời điểm hiện tại, token GRT đã lấy lại được giá trị vốn có và tiềm năng phát triển rất khả quan.

    Triển vọng phát triển của The Graph (GRT) trong tương lai

    The Graph Network được nhiều sàn giao dịch uy tín và các ứng dụng phổ biến tin cậy sử dụng. Hiện tại, dự án đã triển khai trên 3.000 subgraph, hàng nghìn nhà phát triển và xử lý mỗi ngày tới hơn 300 triệu truy vấn. Đây chính là một dự án mang tính bước ngoặt cho thị trường crypto.

    Việc tạo cầu nối thông tin giữa các ứng dụng và dữ liệu blockchain là vô cùng thiết yếu. Và The Graph chính là giải pháp cho vấn đề nan giải này. Bằng cách triển khai các hợp đồng thông minh phụ thuộc vào dữ liệu người dùng, The Graph được coi là một công cụ dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí và nhanh chóng.

    Nền tảng này là một dự án đầy hứa hẹn để trao quyền cho mọi người trong cộng đồng. Đặc biệt là những nhà phát triển đang mở rộng tính năng cho blockchain. Trên con đường phát triển này, GRT coin chính là phương tiện đảm bảo cho dự án tăng trưởng bền vững cũng như góp phần đa dạng hóa altcoin trên thị trường tiền điện tử.

    Một số câu hỏi thường gặp về GRT coin

    GRT coin có các cặp giao dịch nào?

    Hiện tại có các cặp token như GRT/ USDT, GRT/ BTC, GRT/ ETH, GRT/ EUR,…

    GRT coin được dùng để làm gì?

    Bạn có thể sử dụng GRT để staking, phân cấp giao thức, loại bỏ các điểm đơn lẻ và thúc đẩy các hoạt động trong giao thức.

    GRT coin được giao dịch ở những sàn nào?

    Tính đến thời điểm hiện tại, bạn có thể giao dịch GRT coin trên Uniswap, Okex, Huobi và Coinbase.

    The Graph được đầu tư bởi những tổ chức nào?

    The Graph nhận được sự đầu tư của các tổ chức lớn như Multicoin, Coinbase Venture, DCG,…

    Có bao nhiêu GRT coin được lưu hành?

    Tổng nguồn cung GRT khi ra mắt sẽ là 10 tỷ token. Nguồn cung lưu hành ban đầu là gần bằng 1.245.666.867 GRT. Việc phát hành token mới dưới dạng phần thưởng lập chỉ mục sẽ bắt đầu ở mức 3% hàng năm và chịu sự quản lý của Hội đồng The Graph trong tương lai.

    Mạng The Graph được bảo mật thế nào?

    The Graph đã xây dựng một lớp dữ liệu mở trên đầu các nền tảng Blockchains. Người lập chỉ mục có thể tạo ra các nút lưu trữ Ethereum của riêng họ để chạy nút Graph. Ngoài ra, họ còn được sử dụng một số nút như Infura hoặc Alchemy.

    Bên cạnh đó, bất kỳ công ty phân tích nào cũng có thể xây dựng một ứng dụng để truy vấn dữ liệu subgraphs được The Graph lập chỉ mục. Subgraphs là các API mở có khả năng lấy dữ liệu từ blockchain một cách liền mạch và hiệu quả nhất.

    Xem thêm: Token là gì? So sánh giữa Token và Coin trong tiền mã hóa

    Kết luận

    The Graph là phương pháp tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm cho mọi người bằng cách sắp xếp các dữ liệu và sử dụng nguồn tiền điện tử đáng tin cậy. Token GRT và dự án The Graph đã chứng minh khả năng của mình trong thời gian vừa qua. Tuy rằng vẫn còn có nhiều quan ngại xung quanh dự án, nhưng điều này không thể cản trở tiềm năng phát triển của của GRT trong tương lai sắp tới.

    Nguồn tham khảo: https://remitano.com/forum/vn/post/8895-the-graph-grt-la-gi

Tags: