Đối thủ cạnh tranh là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến mỗi doanh nghiệp theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực. Nếu bạn biết cách vận dụng phương pháp phân tích đối thủ hợp lý thì sẽ tìm ra chiến lược phát triển cho riêng mình. Khi phân tích đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được Customer experience là gì và ngày càng nâng cấp bản thân. The Tips sẽ gợi ý những bước phân tích đối thủ ngay sau đây
Vì sao cần phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ tốt sẽ giúp doanh nghiệp của bạn hiểu rõ hơn về đối thủ và cả về doanh nghiệp của chính mình. Bạn sẽ nhìn ra được những điểm mà đối thủ làm tốt để doanh nghiệp của mình học hỏi theo Tương tự đó sẽ nhận ra được điểm hạn chế của họ để có thể làm tốt hơn, đưa ra các thay đổi trong chiến lược để phù hợp hơn với doanh nghiệp và khách hàng của mình. Hơn nữa, việc phân tích đối thủ còn giúp bạn nắm bắt được những cơ hội kinh doanh của thị trường và cả trong ngành.
Những bước để phân tích đối thủ trong kinh doanh
Dựa vào nhiều nghiên cứu thực tiễn, The tips gợi ý cho bạn các bước để phân tích đối thủ một cách hiệu quả nhất:
- Bước 1: Lập danh sách những đối thủ trong phân khúc hoạt động của mình
- Bước 2: Đánh giá toàn diện những đối thủ trực tiếp cạnh tranh
- Bước 3: Phân loại cụ thể các đối thủ theo phân khúc trực tiếp, gián tiếp và tiềm ẩn
- Bước 4: Thu thập thông tin đối thủ: sản phẩm, dịch vụ, phân khúc, truyền thông, khách hàng…
- Bước 5: Lập bảng phân tích đối thủ để dễ dàng phân tích
- Bước 6: Vận dụng những mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh: SWOT, CPM,…
- Bước 7: Thực hiện lập báo cáo phân tích đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp có được những chiến lược tiếp thị và kinh doanh hiệu quả
Những lưu ý khi tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh
Ngoài các bước trên, bạn phải lưu ý những điều sau đây để quá trình phân tích đạt được hiệu quả cao nhất nhé:
- Phân tích đối thủ phải thực hiện trong thời gian lâu dài: việc thu thập dữ liệu, thông tin là quy trình diễn ra liên tục chứ không phải làm một lần và không bao giờ lặp lại.
- Lưu ý đến thời gian, thời điểm thực hiện phân tích trong nhiều giai đoạn để có được kết quả khách quan.
- Cần có định hướng từ lúc bắt đầu để có được chiến lược rõ ràng, chi tiết và tiết kiệm được thời gian.
- Phân tích và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu chứ không dựa vào cảm quan, nhận định cá nhân.
- Đầu tư để nắm được thông tin cần thiết: nếu bạn dám đầu tư để nhận lại thông tin chất lượng thì có thể đơn giản hoá quá trình thu thập dữ liệu xung quanh việc phân tích cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh đóng vai trò rất lớn cho mọi doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực. Đừng bỏ qua những bí quyết phía trên nếu bạn đang muốn phát triển doanh nghiệp của mình nhé.